VỊ TRÍ - MỤC TIÊU - NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LỊCH SỬ THẾ GIỚI LỚP 10 (CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN)

Một phần của tài liệu Hướng dẫn học sinh tự kiểm tra, đánh giá trong học tập lịch sử thế giới lớp 10 (chương trình chuẩn) ở trường trung học phổ thông (Trang 42 - 47)

Chương II: Một số biện pháp giúp học sinh tiến hành tự kiểm tra, đánh giá trong học tập Lịch sử thế giới lớp 10( chương trình chuẩn) ở

B. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I

I. VỊ TRÍ - MỤC TIÊU - NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LỊCH SỬ THẾ GIỚI LỚP 10 (CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN)

Ở TRƯỜNG THPT

I. VỊ TRÍ - MỤC TIÊU - NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LỊCH SỬ THẾ GIỚI LỚP 10 (CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN).

2. Vị trí

Chương trình Lịch sử ở cấp Trung học phổ thông đã được Hội đồng thông qua, được Bộ giáo dục và Đào tạo cho phép thực hiện từ năm học 1990-1991.

Bộ môn Lịch sử lớp 10 trung học phổ thông được triển khai đại trà từ năm 2006 -2007, bao gồm hai cuốn sách giáo khoa theo chương trình cơ bản và nâng cao. Việc giảng dạy và học tập Lịch sử 10 lần này không chỉ có nhiều điều mới về chương trình, nội dung, phương pháp mà còn khó so với các lớp học khác. Khó là ở chỗ kiến thức Lịch sử lớp 10 và khả năng nhận thức của học sinh có độ lùi quá xa của quá khứ, cách ngày nay hàng nghàn, hàng vạn năm, với ba thời đại đầu tiên của Lịch sử loài người là Lịch sử dân tộc: nguyên thuỷ, cổ đại, trung đại (chương trình nâng cao) và một phần lớn thời cận đại (chương trình cơ bản). Vì vậy vấn đề tổ chức dạy học, kiểm tra – đánh giá của giáo viên, cũng như quá trình tự kiểm tra – đánh giá của học sinh trong việc học kiến thức lịch sử là vấn đề quan trọng.

Kiến thức Lịch sử nói chung, Lịch sử lớp 10 nói riêng, bao gồm hai phần cơ bản, đó là “sử và luận”. Phần “sử” chính là tất cả những sự kiện, tích hợp, đã xảy ra trong xã hội loài người cũng như của dân tộc, được khoa học Lịch sử xác nhận, ghi chép lại trong các cuốn sách giáo khoa. Nó bao gồm nhiều yếu tố tạo thành sự kiện Lịch sử như: thời gian, địa điểm, nhân vật diễn biến, kết quả…- những yếu tố để giúp học sinh biết lịch sử diễn ra như thế nào một cách căn bản. Đương nhiên học Lịch sử không chỉ có biết các sự kiện, mà còn phải hiểu bản chất của các sự kiệ, hiện tượng

lịch sử đó. Nói một cách khác, còn phải biết giải thích, đánh giá, bình luận các sự kiện lịch sử theo quan điểm của sử học Macxit. Trong dạy học Lịch sử, phải tuân thủ một nguyên tắc: không một sự kiện, hiện tượng nào là không được giải thích đánh giá và muốn đánh giá, giải thích đều phải xuất phát từ sự kiện mà chúng ta biết được. Việc kiểm tra – đánh giá bằng phương pháp trắc nghiệm kết hợp với tự luận chính là góp phần để đánh giá đúng quá trình tiếp thu, bình luận những kiến thức nói trên của học sinh.

Thông thường phần trắc nghiệm trong dạy học Lịch sử là để kiểm tra “biêt”

và tự luận để kiểm tra “hiểu” Lịch sử của các em.

Lớp 10: Lịch sử thế giới cổ trung đại, Lịch sử thế giới cận đại thời kỳ I Lớp 11: Lịch sử thế giới cận đại thời kỳ II, Lịch sử thế giới hiện đại (1917 – 1945), Lịch sử Việt Nam từ nguyên thuỷ đến đầu thế kỷ XX.

3. Mục tiêu

Như vậy khi học sinh được học phần Lịch sử thế giới lớp 10, các em đã có những nhận thức khái quát về lịch sử buổi đầu của con người và xã hội loài người: sự xuất hiện, sinh hoạt đời sống, tổ chức xã hội cũng như sự hình thành ra xã hội phong kiến ở Trung Quốc, Ấn Độ, Đông Nam Á, Tây Âu…với những nét chủ yếu về tình hình kinh tế, xã hội, chính trị, và những thành tựu văn hoá rực rỡ của các quốc gia thời phong kiến. Và với một phần của Lịch sử thế giới cận đại với sự xuất hiện của các cuộc Cách mạng tư sản dẫn tới sự hình thành các nhà nước tư sản và cuộc đấu tranh của phong trào công nhân cuối thế thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX giúp cho học sinh lớp 10 có được những hình dung quan trọng về tiến trình phát triển của loài người tử cổ đại, trung đại và cận đại. Từ những hiểu biết đó giúp học sinh có nhận thức khái quát về vị trí của Lịch sử dân tộc là một bộ phận của Lịch sử thế giới. Trên cơ sở đó các em sẽ hiểu sâu sắc hơn những nét đặc thù của Lịch sử dân tộc. Đồng thời, qua đó sẽ giáo dục cho các em lòng yêu

4 4

lao động, vì lao động không những tạo nên con người, nâng cao đời sống của con người mà còn hoàn thiện bản thân con người.

Phần Lịch sử thế giới lớp 10 có vị trí đặc biệt quan trọng, hình thành cho học sinh những khái niệm mới của thời kỳ cận đại, có khả năng phân tích, nhận thức những vấn đề của Lịch sử cận đại như chiến tranh xâm lược của đế quốc, phong trào giải phóng dân tộc, sự hình thành những tầng lớp mới, giai cấp mới, mối quan hệ quốc tế…để cho học sinh học tốt các chương sau. Đồng thời, qua đó sẽ giáo dục cho các em lòng yêu nước, thái độ căm thù bọn xâm lược, lòng biết ơn đối với các anh hùng dân tộc, hình thành ý thức trách nhiệm của các em đối với đất nước.

3. Nội dung cơ bản của Lịch sử thế giới lớp 10(chương trình chuẩn) Nội dung cơ bản của Lịch sử thế giới lớp 10 bao gồm Phần một: Lịch sử thế giới thời nguyên thuỷ, cổ đại và trung đại và Phần ba: Lịch sử thế giới cận đại theo chương trình chuẩn của sách giáo khoa.

Nội dung của Phần một của Lịch sử thế giói lớp 10 như sau:

Thời kì Lịch sử đầu tiên của xã hội loài người bắt đầu khi con người và xã hội xuất hiện đến lúc xã hội phân chia thành giai cấp và nhà nước ra đời.

Đặc trưng của xã hội nguyên thuỷ là sở hữu chung về tư liệu sản xuất, mọi người đều lao động và thừa hưởng thành quả lao động của mình làm ra. Do sản xuất thấp, mọi người chỉ làm đủ để nuôi sống mình, không có của thừa, không có bóc lột, không có giai cấp, không có nhà nước….Công cụ lao động không ngừng phát triển, nó là yếu tố động nhất trong các thành phần của lực lượng sản xuất. Từ đồ đá cũ, trong lao động sản xuất con người đã sáng tạo và chuyển sang chế tác và sử dụng công cụ đá mới, từ công cụ đá dần dần chuyển sang công cụ bằng kim loại - một tiến bộ mới trong sản xuất, gây ra những chuyển biến về xã hội. Do sản xuất tăng, con người có của cải dư thừa và từ đó này sinh chế độ tư hữu, làm cho xã hội phân hoá thành người giàu và người nghèo, dẫn tới sự phân chia xã hội thành giai cấp, sự ra đời của nhà nước và đấu tranh giữa các giai cấp đối kháng. Xã

hội có giai cấp đầu tiên là xã hội chiếm hữu nô lệ, các quốc gia cổ đại không xuất hiện đồng loạt và hoàn toàn giống nhau. Ở đây, học sinh tìm hiểu hai mô hình xã hội cổ đại ở phương Đông và phương Tây. Trước tiên là xã hội cổ đại phương Đông với những nét chính về điều kiện tự nhiên, sự phát triển và đặc điểm kinh tế của các quốc gia cổ đại phương Đông, địa bàn, thời gian hình thành các quốc gia cổ đại, sự phân hoá trong xã hội với ra đời của giai cấp thống trị và giai cấp bị trị, tổ chức của nhà nước chuyên chế với quyên chuyên chế của nhà vua. Học sinh được tiếp cận với những kiến thức về văn hoá cổ đại phương Đông: thiên văn học, chữ viết (chữ tượng hình Ai Cập), toán học (do nhu cầu tring hoạt động buôn bán - số học; lao động sản xuất nông nghiệp (đo đạc ruộng đất) – hình học, kiến trúc; các kiến thức khoa học được ghi trên kim tự tháp…..Bên cạnh đó là nội dung của các quốc gia cổ đại Phương Tây cho học sinh thấy được những nét khái quát về điều kiện tự nhiên và đời sống của cư dân Địa Trung Hải, những biểu hiện và nguyên nhân sự phát triển của nghề thủ công và thương nghiệp ở các quốc gia cổ đại phương Tây. Về chế độ chiếm nô, hiểu được đời sống vật chất và địa vị xã hội của các giai cấp trong xã hội. Qua đó học sinh cũng nắm được thế nào là thị quốc và những biểu hiện của thể chế dân chủ cổ đại; quá trình chuyển biến từ thị quốc thành đế quốc với việc thể chế dân chủ bị bóp chết, thay vào đó là nguyên thủ, một hoàng đế đầy quyền lực, những cuộc đấu tranh của nô lệ chống lại chế độ chiếm nô, những thành tựu văn hoá cổ đại Hy Lạp và Rôma trên các lĩnh vực:

lịch, chữ viết, toán học, văn học nghệ thuật, kiến trúc…Những nội dung cơ bản trờn giỳp cho học sinh hiểu rừ cỏc quốc gia cổ đại phương Tõy ra đời trong điều kiện tự nhiên khác gì so với các quốc gia cổ đại phương Đông.

Tiếp theo học sinh làm quen với những kiến thức về chế độ phong kiến với nội dung các bài: Trung Quốc thời phong kiến, Ấn Độ thời phong kiến và Đông Nam Á thời phong kiến. Chế độ phong kiến được xây dựng trên cơ sở quan hệ sản xuất phong kiến và thượng tầng kiến trúc nhà nước

4 6

phong kiến. Trong xã hội phong kiến, giai cấp quý tộc, địa chủ chiếm hữu đất đai, bóc lột nhân dân bằng hình thức phát canh, thu tô. Chúng nắm toàn bộ chính quyền và thống trị xã hội. Những người nông dân (phương Đông) và nông nô (châu Âu) là lực lượng sản xuất chính trong xã hội phong kiến, nhưng họ bị lệ thuộc vào tầng lớp quý tộc phong kiến, địa chủ, phải nộp tô nặng, ngoài ra còn chịu nhiều thứ thuế khác. Bị bóc lột tàn tệ, nông dân, nông nô vùng dậy chống phong kiến. Và một trong những thành tựu quan trọng của loài người ở thế kỷ XV là tiến hành các cuộc phát kiến địa lý phát hiện ra châu Mĩ và đi vòng quanh thế giới đem lại nguồn của cải lớn về châu Âu, trên cơ sở đó dẫn đến quá trình tích luỹ tư bản ban đầu và quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, qua đó hình thành hai giai cấp mới – tư sản và vô sản – ra đời. Trong các thập niên 50 – 60 của thế kỉ XIX nhiều cuộc cách mạng tư sản liên tục nổ ra dưới những hình thức khác nhau ở châu Âu và Bắc Mĩ đã khẳng định sự toàn thắng của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, chấm dứt cuộc đấu tranh “ai thắng ai” giữa thế lực phong kiến lạc hậu, bảo thủ với giai cấp tư sản đại diện cho lực lượng sản xuất tiến bộ dẫn tới sự ra đời của hàng loạt các nhà nước tư sản: Anh, Pháp, Mĩ….Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX là thời kì phát triển mạnh mẽ của các nước tư bản tiên tiến, đánh dấu bước chuyển từ giai đoạn tự do cạnh tranh sang giai đoạn độc quyền. Cùng với đó là chính sách mở rộng xâm lược thuộc địa để có thêm thị trường và vơ vét nguyên liệu đưa về chính quốc. Sự tranh chấp thuộc địa đã làm cho mâu thuẫn giữa các nước đế quốc trở nên sâu sắc.

Giai cấp công nhân ra đời và lớn mạnh cùng với sự hình thành và phát triển của chủ nghĩa tư bản. Do đối lập về quyền lợi, mâu thuẫn giữa tư bản với công nhân nảy sinh và dẫn đến những cuộc đấu tranh giai cấp đầu thời cận đại. Sự ra đời của Tuyên ngôn Đảng cộng sản đã khẳng định công lao to lớn của C.Mác và Ắng-ghen đối với phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Chủ nghĩa xã hội khoa học do hai ông sáng lập là đỉnh cao của tư duy lí luận của nhân loại, là di sản văn hoá quý giá của loài người. Trong

trào lưu phát triển của phong trào công nhân quốc tế vào thế kỉ XIX, sự ra đời của của Quốc tế thứ nhất và sự thành lập Công xã Pari là những mốc quan trọng, đánh dấu bước trưởng thành của giai cấp công nhân. Đầu thế kỉ XIX, kế tục sự nghiệp của C.Mác và Ăng-ghen, V.I.Lênin đã tiến hành cuộc đấu tranh không khoan nhượng chống các trào lưu tư tưởng cơ hội chủ nghĩa, làm cho chủ nghĩa Mác ngày càng ảnh hưởng sâu rộng trong các phong trào công nhân Nga và phong trào công nhân quốc tế. Và sự thắng lợi của cuộc cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 đã mở ra một kỉ nguyên mới của lịch sử thế giới cận đại của loài người.

II. MỘT SỐ BIỆN PHÁP HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ KIỂM

Một phần của tài liệu Hướng dẫn học sinh tự kiểm tra, đánh giá trong học tập lịch sử thế giới lớp 10 (chương trình chuẩn) ở trường trung học phổ thông (Trang 42 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(102 trang)
w