Quan niệm về kiểm tra – đánh giá và tự kiểm tra, đánh giá Khái niệm

Một phần của tài liệu Hướng dẫn học sinh tự kiểm tra, đánh giá trong học tập lịch sử thế giới lớp 10 (chương trình chuẩn) ở trường trung học phổ thông (Trang 28 - 34)

Chương II: Một số biện pháp giúp học sinh tiến hành tự kiểm tra, đánh giá trong học tập Lịch sử thế giới lớp 10( chương trình chuẩn) ở

B. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I

I. TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ KIỂM TRA - ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP TRONG DẠY

1. Quan niệm về kiểm tra – đánh giá và tự kiểm tra, đánh giá Khái niệm

Trong quá trình dạy học, kiểm tra – đánh giá kết quả học tập của học sinh có ý nghĩa rất quan trọng nhưng trong thực tế nó vẫn chưa được nhận thức đúng đắn và tiến hành có hiệu quả, vì vậy cần thiết phải có nhận thức đúng và tuân thủ nghiêm túc các nguyên tắc của công việc này.

Kiểm tra – đánh giá là một khâu không thể thiếu được của quá trình dạy học, là biện pháp quan trọng để nâng cao chất lượng dạy học. Kiểm tra – đánh giá nó không phải chỉ là công việc của giáo viên mà của cả học sinh.

Giáo viên kiểm tra – đánh giá kết quả học tập của học sinh. Học sinh tự kiểm tra – đánh giá kết quả học tập của mình và kiểm tra – đánh giá lẫn nhau.

Kiểm tra là công việc trong đó diễn ra trong đó diễn ra quá trình tác động của người kiểm tra làm cho học sinh tự bộc lộ rừ khả năng của mỡnh về tình hình lĩnh hội kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo. Qua đó, giáo viên thu được thông tin ngược về trình độ học sinh, những thông tin cần thiết để đánh giá.

Đánh giá là quá trình xác định mức độ về thực hiện mục tiêu của chương trình dạy học. Hay đánh giá là một quá trình thu thập và sử lý thông tin về trình độ, khả năng thực hiện mục tiêu của học sinh, điều kiện và nguyên nhân của tình hình đó nhằm tạ cơ sở cho những quyết định sư phạm của giáo viên và nhà trường để giúp cho học sinh học tập được tốt hơn. Xét cho cùng kiểm tra – đánh giá kết quả học tập là nhằm giúp học sinh nắm vững nội dung và kiểm soát mức độ nội dung học tập (mức độ lĩnh hội kiến thức, rèn luyện kỹ năng và bồi dưỡng đạo đức, tư tưởng chính trị). Qua đó giúp giáo viên hiểu được kết quả giảng dạy của mình.

Đánh giá biểu hiện dưới hình thức biểu hiện thái độ, cảm xúc , nhận xét và cho điểm của giáo viên. Đánh giá với tư cách là thái độ, cảm xúc của giáo viên đối với bài làm của học sinh có thể diễn đạt trong lời nói, điệu bộ nêt mặt và tỏ ý đồng tình, tán thành, khen ngợi, chê trách. Thái độ đánh giá có ý nghĩa to lớn đối với sự hình thành ở học sinh thái độ tự đánh giá. Đánh giá là biểu thị một thái độ, đòi hỏi một sự phù hợp theo chuẩn nhẩ định.

3 0

Hiện nay người ta thường sử dụng ba hình thức đánh giá khác nhau:

- Đánh giá thường xuyên: Thông qua việc quan sát sự tiến bộ của học sinh trong khi giảng bài, kiểm tra mức độ tiến bộ qua mỗi tiết học hoặc mỗi đơn vị học tập, từ đó dự đoán nhu cầu của học sinh cho tiết học tiếp theo.

- Đánh giá chuẩn mực: Giúp giáo viên định được điểm mở đầu cho việc giảng dạy. Có thể xem thành tích học tập hoặc có thể cho một bài kiểm tra về lĩnh vực của mình muốn kiểm tra hoặc là kiểm tra về một vấn đề có tính chẩ tổng hợp bao gồm kiến thức, kỹ năng và các phẩm chất.

- Đánh giá tổng kết: Là đánh giá vào cuối mỗi buổi học hoặc cuối mỗi chương, mỗi học kỳ. Kết quả của việc đánh giá tổng kết là việc phán đoán của giáo viên về điểm số, về cái đạt được so với mục tiêu.

Tóm lại, đánh giá là một thao tác hoạt động của chủ thể nên có tính chất chủ quan, vấn đề đặt ra là phải gạt bỏ tối đa cái chủ quan để đem lại giá trị chân thực khách quan. Khi đánh giá kết quả học tập, người ta thường áp dụng hình thức vừa nhận xét, vừa cho điểm.

Như vậy, kiểm tra – đánh giá là hoạt động khác nhau nhưng liên quan mật thiết với nhau. Có thể hiểu một cách khái quát rằng:

- Kiểm tra – đánh giá là kết quả bài học lịch sử, là quá trình thu thập và xử lý những thông tin về tình hình lĩnh hội kiến thức, bồi dưỡng tư tưởng đạo đức, hình thành kỹ năng , kỹ xảo của học sinh….so với mục tiêu học tập.

- Tuy là hai công việc khác nhau nhưng không tách rời nhau.

Kiểm tra nhằm mục đích đánh giá, nhưng có khi chỉ kiểm tra không đánh giá (tức là muốn tìm hiểu tình hình của học sinh). Nhưng nếu muốn đánh giá thì nhất thiết phải thông qua kiểm tra của giáo viên để có nhận xét và cho điểm hoặc thảo luận góp ý kiến của toàn lớp.

- Việc kiểm tra nghiêm túc, đánh giá chính xác, đúng đắn không chỉ xác định được trình độ học tập của học sinh mà còn động viên,

khuyến khích tinh thần, thái độ học tập, bồi dưỡng phương pháp, bổ xung kiến thức cho các em và điều chỉnh kịp thời quá trình sư phạm của thầy.

Mặt khác, qua kết quả đánh giá giúp giáo viên của những biện pháp sư phạm thích hợp nhằm nâng cao chất lượng bài học và giúp học sinh học tập ngày càng tiến bộ hơn.

1.2. Mục đích của kiểm tra – đánh giá và tự kiểm tra, đánh giá Kiểm tra ở từng giai đoạn khác nhau của quá trình nắm tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, do đó nó hình thành cả một phức hợp nhiều nhiệm vụ, mục đích. Trong quá trình dạy học việc kiểm tra – đánh gí nhằm mục đích sau:

*Đối với học sinh:

- Làm sáng to mức độ đạt được và chưa đạt được về mục tiêu dạy học, tình trạng kiến thức, kỹ năng, thái độ của học sinh đối với yêu cầu của chương trình. Kiểm soát được tình hình nắm vững nội dung học tập của học sinh, phát hiện những nguyên nhân sai sót, giúp học sinh điều chỉnh hoạt động học.

- Công khai hoá các nhận định về năng lực và kết quả học tập của mỗi học sinh và cả lớp. Giúp học sinh nắm vững nội dung, củng cố kiến thức và phát triển năng lực sáng tạo, nhận ra sự tiến bộ của bản thân, khuyến khích động viên thúc đẩy việc học tập của học sinh.

- Tuyển chọn và phân loại cho đúng năng lực, trình độ (đánh giá đầu vào).

- Xác định kết quả tiếp thu, vận dụng kiến thức, kỹ năng và thái độ cần có theo mục đích đề ra.

- Thúc đẩy học snh cố gắng phục vụ thiếu xót hoặc phát huy năng lực của mình.

- Đánh giá sự phát triển nhân cách nói chung so với mục tiêu đào tạo và yêu cầu thực tiễn (đánh giá đầu ra).

*Đối với giáo viên:

3 2

- Tạo điều kiện cho giáo viên nắm vững hơn tình hình học tập và rèn luyện của học sinh.

- Giỳp cho giỏo viờn hiểu rừ kết quả giảng dạy của mỡnh, cú cơ sở thực tế để nhận ra điểm mạnh, điểm yếu của mình, tự điều chỉnh, tự hoàn thiện hoạt động dạy, phấn đấu không ngừng nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học. Đồng thời, nó là cơ sở để cải tiến phương pháp dạy học.

- Kết quả đánh giá tạo cơ sở điều chỉnh, cải tiến mục tiêu nội dung chương trình, phương pháp, kế hoạch đào tạo nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng và hiệu quả của quá trình dạy học.

1.3. Chức năng của kiểm tra – đánh giá và tự kiểm tra, đánh giá Kiểm tra – đánh giá có ba chức năng:

- Chức năng sư phạm: Làm sáng tỏ thực trạng, định hướng, điều chỉnh hoạt động dạy và học.

- Chức năng xã hội: Công khai hoá kết quả học tập của những học sinh trong tập thể lớp, trường, báo cáo kết quả học và giảng dạy trước phụ huynh học sinh.

- Chức năng khoa học: Nhận định chính xấc về mặt nào đó trong giảng dạy và học về hiệu quả thực hiện một sáng kiến cải tiến nào đó trong dạy học. Hoạt động đánh giá có chức năng chủ yếu là kiểm tra, dạy học giáo dục và hành chính.

- Chức năng kiểm tra là chức năng cơ bản và đặc trưng, thể hiện ở chỗ phát hiện tình trạng kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo, thái độ của học sinh để xác định mức độ đạt được và kả năng tiếp tục học tập vươn lên của đối tượng. Mặt khác, nó còn thể hiện ở việc cung cấp phương tiện kiểm tra hiệu quả các phương pháp, cách thức dạy học của giáo viên.

- Chức năng dạy học của kiểm tra thể hiện ở tác dụng có ích cho bản thân học sinh được kiểm tra và cả lớp trong học tập, cũng như giáo viên trong thực hiện nhiệm vụ giảng dạy. Trong quá trình kiểm tra, học

sinh được lời giải thích bổ xung của giáo viên về nội dung kiểm tra mà học sinh nắm chưa vững.

- Đối với vai trò dạy học kiểm tra – đánh giá là nhiệm cụ cần thiết và phức tạp nhất để tổ chức quá trình dạy học, điều chỉnh quá trình đó cũng như giúp chọn lựa những phương pháo làm việc và tính chất tài liệu học tập, phân hoá bài tập một cách hợp lý đối với học sinh.

Kiểm tra – đánh giá không những là một nhân tố dạy học mà còn là nhân tố kích thích. Đánh giá càng chính xác bao nhiêu thì càng giúp cho giáo viến trong việc cải tiến, hoàn thiện được nội dung dạy học, quy định chính xác tài liệu, phương tiện, hình thức tổ chức dạy học thích hợp bấy nhiêu.

Đánh giá kết quả học tập của học sinh cũng nhằm xác định nhu cầu học tập của học sinh. Điều đó xuất phát từ việc kiểm tra – đánh giá của giáo viên đề ra nhằm mục đích gì, phân loại hoặc tuyển chọn làm cho học sinh biết được khả năng của mình so với yêu cầu chung của việc học tập.

Mặt khác, cũng là căn cứ để đánh giá giáo viên về năng lực giảng dạy, giáo dục.

Chức năng giáo dục: Nhờ có kiểm tra – đánh giá, học sinh học tập và lĩnh hội được tri thữc và kỹ năng một cách có hệ thống hơn, sinh hoạt có nề nếp, kỷ luật cũng như rèn luyện ý chí tốt hơn. Kết quả kiểm tra – đánh giá giỳp học sinh hiểu rừ bản thõn mỡnh, năng lực và hiểu biết của mỡnh, hỡnh thành thái độ, củng cố niềm tin trong học tập tiếp theo. Sự phân tích một cách thoả đáng của giáo viên về kết quả đánh giá sẽ giáo dục lòng khiêm tốn, tự trọng, khích lệ tinh thần vươn lên, ý thức trách nhiệm của mỗi người đối với bạn bè và tạo nên uy tín của cả lớp.

Chức năng hành chính: được thể hiện như là quyền hạn, quyền lực thầy giáo và của nhà trường đối với học sinh. Đánh giá cho điểm thiết lập nên kỷ luật của nhà trường và duy trì kỷ luật đó. Ở đây việc đánh giá vượt ra khỏi phạm vi của lớp học và mối quan hệ cá nhân, các điểm số được đưa vào hồ sơ của nhà trường. Chức năng hành chính là để kích thích và lựa chọn vì đây là chức năng trung gian của những chức năng trên.

3 4

Bốn chức năng trên luôn luôn quan hệ chặt chẽ với nhau. Tuy nhiên, có thể có những cách kết hợp khác nhau tuỳ đối tượng hợp thức, phương pháp đanh giá. Do đó, có thể trong từng trường hợp cụ thể, một chức năng nào đo được đề cao hơn giảm nhẹ hơn.

Một phần của tài liệu Hướng dẫn học sinh tự kiểm tra, đánh giá trong học tập lịch sử thế giới lớp 10 (chương trình chuẩn) ở trường trung học phổ thông (Trang 28 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(102 trang)
w