Hạn chế lớn nhất của các nhà chủ nghĩa xã hội không tưởng là A. Chưa đấu tranh bảo vệ quyền lợi giai cấp vô sản mà mới chỉ đòi

Một phần của tài liệu Hướng dẫn học sinh tự kiểm tra, đánh giá trong học tập lịch sử thế giới lớp 10 (chương trình chuẩn) ở trường trung học phổ thông (Trang 87 - 95)

Phần 1: Trắc nghiệm khách quan

2. Hạn chế lớn nhất của các nhà chủ nghĩa xã hội không tưởng là A. Chưa đấu tranh bảo vệ quyền lợi giai cấp vô sản mà mới chỉ đòi

quyền lợi cho giai cấp tư sản

B. Chưa đánh giá đúng vai trò của giai cấp công nhân

C. Chưa nhận thức đúng bản chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản

D. Chưa xác định đúng phương pháp đấu tranh mặc dù xác định đúng vai trò của giai cấp công nhân

Câu V: Hãy điền đúng (Đ) hay Sai (S) vào ô trống trong các câu sau đây:

1. Cuộc khởi nghĩa Li-ông nổ ra năm 1830

2.  Phong trào Hiến chương ỏ Anh mới chỉ dừng lại ở đòi quyền lợi kinh tế 3.  Chủ trương đi đến chủ nghĩa xã hội của R. Ô-oen là tuyên truyền ,

thuyết phục và nêu gương 4. S.Phu-ri-ê là người Anh

5.  Hình thức đấu tranh đầu tiên của giai cấp công nhân là đập phá máy móc

6.  Chủ nghĩa xã hội không tưởng là tiền đề của triết học Mác 7. Xanh-xi-mông vốn là một thương gia ở Pháp

8. Công nhân Sơ-lê-din khởi nghĩa năm 1844

9. Nguồn gốc cuat giai cấp công nhân chủ yếu là nông dân mất đất và thợ thủ công phá sản

8 8

10. S.Phu-ri-ê đã từng tình nguyện sang Bắc Mỹ chiến đấu giúp nhân dân thuộc địa Anh đấu tranh giành độc lập

Câu VI: Hãy khoanh tròn chỉ một chữ in hoa đứng trước câu trả lời đúng 1. Tổ chức “Đồng minh những người chính nghĩa” đổi tên thành

“Đồng minh những người cộng sản” vào:

A. Tháng 5-1847 B. Tháng 7-1847 C. Tháng 6-1847 D. Tháng 8-1847

2. Dưới đây là mốc thời gian liên quan đến cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của C.Mác và Ph. Ăng-ghen. Hãy điền nội dung phù hợp với các mốc thời gian đó:

1. 1818………

2. 1820………

3. 1841………

4. 1842………

5. 1844……….

6. 1847………

7. 1848………..

Câu VII: Hãy nối nội dung ở cột A với nội dung ở cột B thành một câu hoàn chỉnh, có nghĩa trong Tuyên ngôn của Đảng cộng sản.

A B

1. Sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản là

a. Giai cấp công nhân phải thành lập chính đảng của mình, thiết lập nền chuyên chính vô sản và đoàn kết các lực lượng công nhân trên thế giới

2. Muốn thực hiện thành công cuộc cách mạng vô sản

b. Dùng bạo lực để lật đổ trật tự xã hội hiện có và kêu gọi quần chúng đứng lên làm cách mạng.

3. Mục đích của những người cộng sản là

c. Lãnh đạo cuộc đấu tranh chống sự thống trị và áp bức bóc lột của giai cấp tư sản, xây dựng chế độ cộng sản chủ nghĩa

4. Tuyên ngôn của Đảng cộng sản d. Xây dựng chủ nghĩa cộng sản trên toàn thế giới

5. Mục tiêu cuối cùng của những người cộng sản là

e. Đánh dấu bước đầu kết hợp chủ nghĩa xã hộ khoa học với phong trào công nhân

Câu VIII: Hãy trình bày những nét lớn về nguyên nhân, diễn biến và ý nghĩa lịch sử của cuộc cách mạng Nga 1905 – 1907.

9 0 ĐÁP ÁN

Đối với lớp thực nghiệm, nội dung các câu hỏi kiểm tra chủ yếu xoay quanh bốn bài: bài 11, bài 33, bài 36 và bài 37 trong chương trình sách giáo khoa Lịch sử lớp 10 chuẩn của Bộ giáo dục. Hầu hết những nội dung này trước khi tiến hành kiểm tra chúng tôi tiến hành bàn bạc, thảo luận với giáo viên bộ môn tiến hành hướng dẫn học sinh tự kiểm tra, đánh giá việc tiếp thu kiến thức của từng bài qua mỗi tiết học như: giáo viên hướng dẫn học sinh lập dàn ý những kiến thức cơ bản cần nắm theo sách giáo khoa, tài liệu tham khảo, giúp học sinh tự trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa (thường ở cuối mỗi nội dung hoặc cuối mỗi bài học đều có câu hỏi bám sát với nội dung trong sách giáo khoa). Và giáo viên cũng hướng dẫn học sinh tự làm các bài tập về nhà theo yêu cầu của giáo viên hoặc học sinh cũng có thể tự đặt ra câu hỏi liên quan đến nội dung của bài học rồi tự lập dàn ý những kiến thức có sẵn (trong dàn ý kiến thức cơ bản do học sinh đã lập, hoặc trong sách giáo khoa, tài liệu tham khảo) để trả lời những bài tập về nhà do giáo viên yêu cầu hoặc những câu hỏi do tự mình đặt ra. Do vậy, kiến thức mà học sinh nắm được khá vững, khơi dậy được hứng thú, yêu thích của học sinh với môn học và giúp cho học sinh rèn luyện được những kĩ năng thực hành của bộ môn. Sau đây là đáp án:

Câu I:

1. Đáp án D 2. Đáp án C

3. Đáp án theo bảng sau:

Stt Thời gian

Người tiến hành phát kiến địa lý

Quốc gia Hướng đi Kết quả chính đạt được

1 1487 Đi-a-xơ Bồ Đào

Nha

Dọc theo phía Nam của lục địa

châu Phi

Tới cực Nam châu Phi, đặt tên là mũi Bão Tố, sau gọi là mũi Hảo Vọng

2 1492 Cô-lôm-bô Tây Ban Nha

Hướng Tây

Đến được vùng đất Cuba ngày nay và một số đảo

khác ở vùng Ăng-ti, nhưng lầm tưởng đây là miền “đông Ấn Độ”. Ông

là người đầu tiên phát hiện ra châu Mĩ

3 1497 Va-xcô đơ

Ga-ma

Bồ Đào Nha

Hướng Tây Nam

Đến được Can-li-cut(Tây Nam Ấn Độ) rồi quay trở

về

4 1480-

1521 Ma-gien-lan Tây Ban Nha

Vòng qua điểm cực Nam của Nam Mỹ

Tới cực Nam của Nam Mỹ tiến qua đại dương và

đặt tên đó là Thái Bình Dương. Ông tiếp tục cuộc

hành trình tới Phi-lip-pin và là người đầu tiên đi vòng quanh trái đất bằng

đường biển Câu II:

9 2 1. Bix-mác

2. Ca vua và Ga-ri-ban-di 3. Chiến tranh li khai 4. Cộng hoà

5. Véc-xai 6. Sắt và máu Câu III:

1 – e; 2 – f; 3 – b; 4 – a; 5 – d; 6 – c; 7 – h; 8 – i; 9 – g Câu VI:

1- Đáp án A 2- Đáp án B Câu V:

1. Sai 2. Sai 3. Đúng 4. Sai 5. Đúng 6. Sai 7. Sai 8. Đúng 9. Đúng 10. Sai Câu VI:

1- Đáp án B

2 - Trả lời như sau:

1. 1818 – C.Mác chào đời 2.1820 – Ph. Ăng-ghen chào đời

3. 1841 – C.Mác bảo vệ thành công luận án tiến sĩ khi 23 tuổi

4. 1842 – C.Mác làm cộng tác viên rồi làm Tổng biên tập báo Sông Ranh – Ph. Ăng-ghen viết tác phẩm Tình cảnh giai cấp công nhân Anh

5. 1844 – C.Mác và Ph. Ăng-ghen gặp nhau tại Pari 6. 1847

7. 1848 – C.Mác và Ph. Ăng-ghen tuyên bố Tuyên ngôn của Đảng cộng sản.

Câu VII:

1 – c; 2 – a; 3 – d; 4 – e; 5 – e.

Câu VIII:

+ Nguyên nhân: Cuối thế kỉ XX, nước Nga lâm vào tình trạng khủng hoảng. Nhiều nhà máy bị đóng cửa, số công nhân thất nghiệp ngày càng tăg, tiền lương giảm sút, ngày lao động kéo dài từ 12 giờ đến 14 giờ, điều kiện sống rất tồi tệ. Nhân dân ngày càng chán ghét chế độ Nga hoàng thối nát. Chế độ Nga hoàng lại còn đẩy nước Nga vào cuộc chiến tranh với Nhật Bản (1904 – 1905) để tranh giành thuộc địa. Từ cuối năm 1904, nhiều cuộc bãi công đã nổ ra với khẩu hiệu “Đả đảo chuyên chế”, “Đả đảo chiến tranh”, “Ngày làm 8 giờ”. Lớn nhất là phong trào của công nhân, nông dân và binh sĩ diễn ra trong những năm 1905 – 1907.

+ Diễn biến: Ngày chủ nhật 9/1/1905, 14 vạn công nhân Pê-tec-pua và gia đình không mang vũ khí kéo đến trước Cung điện Mùa Đông (cung điện của Nga hoàng) để đưa bản yêu sách lên nhà vua. Nga hoàng Ni-cô-lai ra lệnh cho quân đội và cảnh sát nổ súng vào đoàn biểu tình. Gần 1000 người chết, 2000 nghìn người bị thương. Làn sóng căm phẫn của nhân dân lan ra khắp nơi. Hưởng ứng lời kêu gọi của những người Bôn-sê-vích, công nhân nổi dậy cầm vũ khí, dựng chiến luỹ khởi nghĩa. Xung đột đổ mấu giữa công nhân và cảnh sát Nga hoàng diễn ra trên các đường phố.

Tháng 5/1905, nông dân nhiều vùng nổi dậy, đánh phá dinh cơ của địa chủ phong kiến, thiêu huỷ văn tự, khế ước, lấy của người giàu chia cho

9 4

người nghèo. Tháng 6/1905, thuỷ thủ trên chiến hạm Pô-tem-kin khởi nghĩa. Nhiều đơn vị hải quân, lục quân khác cũng nổi dậy.

Mùa thu năm 1905, phong trào cách mạng tiếp tục dâng cao với những cuộc bãi công chính trị của quần chúng, làm ngưng trệ mọi hoạt động kinh tế và giao thông trong cả nước. Tháng 12/1905, cuộc tổng bãi công được bắt đầu ở Mát-xơ-cơ-va rồi nhanh chóng biến thành khởi nghĩa vũ trang. Công nhân đã dựng chiến luỹ và chiến đấu anh dũng trong hai tuần lễ. Theo gương Mát-xơ-cơ-va, nhiều cuộc khởi nghĩa vũ trang cũng nổ ra ở các thành phố khác trong cả nước…Song do thiếu tổ chức chặt chẽ, lực lượng quá chênh lệch nên những cuộc khởi nghĩa này nhanh chóng bị thất bại. Phong trào cách mạng xuống dần và chấm dứt vào cuối năm 1907.

+ Ý nghĩa Lịch sử: Cách mạng 1905 – 1907 là cuộc cách mạng dân chủ tư sản đầu tiên do giai cấp vô sản lãnh đạo trong thời kỳ đế quốc chủ nghĩa. Tuy thất bại nhưng ý nghĩa của cách mạng thật lớn lao. Cách mạng đã phát động các giai cấp bị bóc lột và các dân tộc bị áp bức trong đế quốc Nga đứng lên đấu tranh, làm lung lay chế độ Nga hoàng. Cuộc cách mạng Nga đã dấy lên một cao trào đấu tranh của giai cấp vô sản trong các nước đế quốc và thúc đẩy sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc ở các nước phương Đông vào đầu thế kỉ XX.

Một phần của tài liệu Hướng dẫn học sinh tự kiểm tra, đánh giá trong học tập lịch sử thế giới lớp 10 (chương trình chuẩn) ở trường trung học phổ thông (Trang 87 - 95)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(102 trang)
w