Cơ sở thực tiễn

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) đánh giá sự hài lòng của khách hàng đối với sản phẩm FPT play box của công ty cổ phần viễn thông FPT chi nhánh huế (Trang 41 - 45)

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.2 Cơ sở thực tiễn

1.2.1 Tình hình thị trường dịch vụ truyền hình ở Việt Nam

Ngày 19/11/1997, thị trường Internet ở Việt Nam chính thức hình thành và bắt đầu cung cấp cho gười dân sử dụng. Triển vọng phát triển thị trường truyền hình ở Việt Nam được giới chuyên gia đánh giá là rất lớn đến nay đã phát triển nhiều loại hình như truyền hình cáp, truyền hình số mặt đất, truyền hình số vệ tinh, truyền hình internet.

Năm 2014, các nhà cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền như VTVcab, SCTV, AVG, VTC, HTVC, Hanoicab, VNPT, Viettel, K+ đã đua nhau “cơ cấu gói cước, cơ cấu giá cước”, mà bản chất là giảm giá cước thuê bao để thu hút khách hàng. Điển hình như K+ năm 2013 giá thuê bao gói cao nhất của K+ là 300.000 đồng/tháng, thì đến năm 2016 chỉ còn 1 gói duy nhất là 125.000 đồng/tháng. Bằng chiến thuật này, K+

SVTH: Lê Thị Vân Anh 28

Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Quốc Khánh đã tăng lượng thuê bao từ khoảng 600.000 thuê bao (năm 2014) lên gấp đôi, hơn 1 triệu thuê bao vào năm 2017.

Báo cáo khác của Nielsen vào năm 2016 cho rằng Việt Nam đang dẫn đầu xu hướng xem video trực tuyến, mỗi tuần với 92% người được hỏi nói rằng họ xem video trực tuyến hàng tuần. Và điện thoại thông minh và máy tính bảng là hai thiết bị mà người dùng sử dụng nhiều nhất để xem video trực tuyến.

Người Việt luôn yêu thích hững thể loại nội dung như: phim ảnh, ca ạc, p im truyền hình nước ngoài đến tin tức thời sự. Tính đa dạng, sinh động và hấp dẫ của các video trực tuyến là một điểm mạnh mà các mạnh xã hội mang lại khiến cho người dùng ngày càng gắn kết.

Để đáp ứng xu thế hiện nay, các đài truyền hình trong nướ cần phải sáng tạo hơn về mặt nội dụng, tạo ra các chương trình hấp dẫn hơn đối với khán giả, đặc biệt là giới trẻ. Một số đài như: K+, FPT Telecom, M biF ne… cũng bắt đầu đầu tư vào các sản phẩm truyền hình trực tuyến, dựa trên nền tảng Internet nhằm giúp người dùng dễ dàng hơn trong việc tiếp cận. Mức phí của gói tivi trực tuyến này cũng gần tương đương với các gói dịch vụ truyền hình truyền thống mà các đài này cung cấp.

Một thách thức khác cho các đài truyền hình đó là tình trạng vi phạm bản quyền tràn lan, đây là một đặc trưng củ thị trường Việt Nam mà chưa có biện pháp xử lý hữu hiệu. Gần đây giải bóng đá hàng đầu châu Âu là Champions League (C1) chính thức dừng phát sóng tại Việt Nam, vì chưa xử lý dứt điểm vấn đề bản quyền. Điều này chắc chắn gây ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của VTV Cab – đơn vị độc quyền sở hữu bản quyề phát só Champion Leagues, bởi Cúp C1 châu Âu là chương trình thu hút lượng lớ gười xem trong nhiều năm qua.

Năm 2017, các nhà đài như K+, SCTV, VTVcab, Viettel đã phát triển dịch vụ truyền hình giao thức OTT và bắt đầu thu phí người dùng. K+ có myK+Now, thu phí 125.000 đồng/tháng, còn SCTV có SCTV VOD, thu phí từ 30.000 - 50.000 đồng/tháng.

Hay như VTVcab với VTVcab ON cũng bắt thu phí dịch vụ với giá cước 40.000 - 50.000 đồng/tháng.

Cùng với cuộc chiến giảm giá giữa các doanh nghiệp trong ngành truyền hình trả tiền, đã xuất hiện sự cạnh tranh mới từ năm 2017 và dự báo sẽ trở thành đối thủ đáng gờm của các nhà đài trong năm 2018, đó là truyền hình giao thức OTT (Over The Top - cung cấp các nội dung cho người sử dụng dựa trên các nền tảng Internet). Ông

SVTH: Lê Thị Vân Anh 29

Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Quốc Khánh

Phan Thanh Giản, Giám đốc điều hành Clip TV nhận định, đây là thời điểm vàng để dịch chuyển truyền hình truyền thống sang truyền hình OTT. Các đài truyền hình phải chấp nhận sống chung và cạnh tranh một cách sòng phẳng.

Hiện nay truyền hình OTT ở Việt Nam có 4 nhóm tham gia:

Nhóm thứ nhất là các nhà đài như K+, SCTV, VTV chuyển sang hướng làm OTT, lấy Internet làm nền tảng truyền dẫn (trước sử dụng các nền tảng cáp, vệ tinh).

Nhóm thứ hai là nhà mạng như Viettel, VTC, MobiFone, lấy nội dung của n à đài hoặc tự sản xuất nội dung để làm truyền hình.

Nhóm thứ ba là các đơn vị sản xuất nội dung thuần túy như Cát T ên Sa, BHD...

có thế mạnh sản xuất các chương trình giải trí, muốn xây dựng ứng dụng riêng.

Nhóm thứ tư là những đơn vị làm dịch vụ nền tảng (platform) như FPT Play, ZingTV, Clip, VNPT Media... Ngoài ra, còn có các “ông lớn” nước ngoài tham gia cuộc chơi như YouTube, Netflix, Iflix.

Với “thế trận” này hứa hẹn sẽ có một cuộc chiến khốc liệt trên thị trường truyền hình trả tiền trong năm 2018.

1.2.2 Tình hình thị trường dịch vụ truyền hình trên địa bàn Thừa Thiên Huế Trong những năm gần đây, ngành dịch vụ viễn thông nói chung và dịch vụ truyền hình nói riêng đang trên đà phát triển mạnh mẽ. Điều này không chỉ đóng góp cho sự phát triển của ngành viễn thông Thừa Thiên Huế nói riêng, mà nó còn đóng góp rất lớn cho sự phát triển kinh tế xã hội nơi đây.

Mức thu nhập của người dân ngày càng cao nên đời sống cũng được cải thiện nhiều hơn. Vì thế, các sản phẩm dịch vụ công nghệ phục vụ cho nhu cầu giải trí ngày càng đa dạng để đáp ứ nhu cầu của người dân. Hiện nay, vẫn là ba ông lớn hoạt động trong ngành dịch vụ viễn thông trên địa bàn Thừa Thiên Huế gồm: VNPT, Viettel, FPT. Đối với dịch vụ truyền hình, mỗi nhà mạng đều có một sản phẩm chủ lực cung cấp cho khách hàng: Viettel – NextTV, VNPT – MyTV, FPT – FPT Play Box. Thị trường mạng Internet và truyền hình đang diễn ra vô cùng sôi động và có sự cạnh tranh gay gắt. Mỗi nhà mạng đều có những chiến lược, bước đi riêng để có thể chiếm lĩnh thị trường, tìm kiếm những khách hàng tiềm năng và cạnh tranh với các đối thủ còn lại để giữ vững vị thế của mình. Và không ngừng nổ lực tạo ra những sản phẩm mới, cải thiện và nâng cấp sản phẩm cũ nhằm đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng.

SVTH: Lê Thị Vân Anh 30

Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Quốc Khánh

CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) đánh giá sự hài lòng của khách hàng đối với sản phẩm FPT play box của công ty cổ phần viễn thông FPT chi nhánh huế (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(156 trang)
w