Kiến nghị ứng xử trong xây dựng và thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng khai thác đương bộ

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG KHAI THÁC ĐƯỜNG CAO TỐC HÀ NỘI - LÀO CAI (Trang 67 - 71)

* Quản lí khai thác đường là giai đoạn quan trọng trong vòng đời dự án đường, góp phần mang lại hiệu quả của dự án đường.

Đầu tư xây dựng đường phải tốn rất nhiều chi phi, từ kinh phí xây dựng đến tổn thất của xã hội để có được con đường. Nếu không quản lí và khai thác tốt, yêu cầu con đường làm việc đúng chức năng, thì lợi ích từ con đường mang lại rất thấp, không đạt mục tiêu đề ra ban đầu.

Khai thác đường chính là “bắt” đường phục vụ lại con người. Đó là mục tiêu và cũng là kết quả cuối cùng. Không có hoặc làm không tốt công tác quản lí khai thác đường thì việc xây dựng đường không còn ý nghĩa. Từ nhận thức đó, chúng ta cần có chương trình hành động cụ thể trong việc nâng cao chất lượng quản lí khai thác đường từ chủ trương chính sách, đến giải pháp tổ chức thực hiện và giám sát, kiểm tra.

* Quản lí khai thác đường là hoạt động vừa mang tính kỹ thuật, vừa mang tính xã hội cao.

Cùng với những tiến bộ của khoa học công nghệ, quản lí khai thác đường không ngừng được áp dụng những gỉai pháp kỹ thuật tiên tiến trong bảo trì đường, tổ chức giao thông trên đường… để con đường mang lại điều kiện làm việc tốt nhất cho người tham gia giao thông. Vấn đề không thể chỉ dừng lại đó, mà song song với nó là công tác tuyên truyền, giáo dục ý thức chấp hành luật lệ giao thông, hướng dẫn kỹ năng và hình thành thói quen khi tham gia giao thông trên đường cho người dân toàn xã hội.

Đường xuất phát từ nhu cầu của con người nhưng việc đáp ứng nhu cầu đó đạt được hiệu quả đến đâu lại phụ thuộc vào chính con người trong quá trình sữ dụng đường.

* Phải có quan điểm hệ thống và toàn diện.

Chất lượng khai thác đường là hệ quả của sự tương tác qua lại giữa 4 yếu tố trong hệ thống logic tổng quát “con người, phương tiện, đường và môi trường xung quanh”. Bất kì sự thay đổi của một yếu tố nào trong hệ thống cũng dẫn đến các yếu tố khác thay đổi theo, ảnh hưởng đến chất lượng của hệ thống.

Hơn nữa, giao thông là một hoạt động chịu ảnh hưởng trên phạm vi rộng lớn từ nhiều nguồn tác động. Việc giải quyết vấn đề nào đó đều phải được xem xét dưới nhiều khía cạnh, đảm bảo tính khả thi tổng thể, tránh phát sinh tác hại và hiệu quả ngược lại.

Nhưng quan điểm hệ thống và toàn diện không có nghĩa là dàn trải, rộng khắp, đặc biệt là trong điều kiện kinh phí còn hạn hẹp, không đảm bảo giải quyết triệt để mọi vấn đề. Từ đó, việc xác định thứ tự ưu tiên của các giải pháp phải xuất phát từ tính cấp thiết của vấn đề thì mới có thể mang lại hiệu quả mong muốn.

* Phải có sự tham gia của nhiều ngành, nhiều cấp và mọi tổ chức, cá nhân.

Giao thông là hoạt động phổ biến, mang tính xã hội cao, diễn ra trên phạm vi rộng lớn và có tác động đến mọi cá nhân, mọi tầng lớp trong xã hội. Việc đạt được chất lượng giao thông không tránh khỏi những thiệt hại cục bộ trong xã hội, nhưng hiệu quả mang lại có ý nghĩa toàn cục, vĩ mô.

Vì vậy, công tác quản lí khai thác đường phải được thực hiện dựa trên sự hợp tác, cộng tác của nhiều tổ chức, cơ quan, cá nhân, các nhà khoa học, vì lợi ích của cộng đồng và của toàn xã hội mới phát huy tác dụng và đem lại hiệu quả kinh tế-xã hội to lớn. Trường hợp xử lí TNGT chỉ do cơ quan Công an thực hiện như hiện nay là một bất cập cần giải quyết.

* Quản lí khai thác đường cần phải thực hiện thường xuyên, lâu dài và được đảm bảo bằng nguồn kinh phí tương ứng.

Chất lượng công trình đường giảm theo thời gian. Sự phát triển kinh tế - xã hội luôn phát sinh những vấn đề liên quan đến giao thông như quy hoạch, xây dựng công trình,… làm ảnh hưởng và sụt giảm chất lượng giao thông. Mặt khác, việc quản lí khai thác đường cần phải điều tra thu thập hiều số liệu, phục vụ tính toán các chỉ tiêu kỹ thuật, phân tích đánh giá và đề xuất giải pháp xử lí cần thiết. Vì vậy, công tác quản lí khai thác đường phải được tiến hành thường xuyên, lâu dài, có chương trình và kế hoạch thực hiện cụ thể.

Kinh phí duy tu, sửa chữa đường chiếm một tỉ lệ lớn trong tổng kinh phí đầu tư dự án đường. Rất nhiều dự án đường đã không đạt được chất lượng khai thác, ngoài nguyên nhân hạn chế về năng lực, còn có nguyên nhân do thiếu nguồn kinh phí bảo trì, làm cho công trình đường xuống cấp nhanh chóng. Việc huy động mọi nguồn lực xã hội, tạo cơ hội cho mọi tổ chức, cá nhân cùng tham gia công tác khai thác đường cũng là một hướng giải quyết đúng đắn.

* Xây dựng khung pháp lí đầy đủ, chặt chẽ và khoa học cho công tác quản lí khai thác đường.

Hiện nay, công tác quản lí khai thác đường bộ còn nhiều hạn chế và bất cập do chưa được đảm bảo bằng một hệ thống văn bản pháp quy đủ mạnh, toàn diện và cụ thể. Trong đó, tránh nhiệm và quyền hạn của từng tổ chức, cá nhân chưa được phát huy đúng mức, công tác đánh giá báo cáo vẫn còn qua loa, chiếu lệ, thiếu cơ sở khoa học. Quản lí giao thông gặp nhiều trở ngại do sự chồng chéo trong định và thực hiện. Ví dụ đối với đường đô thị, lòng đường do Sở giao thông vận tải quản lí, còn vỉa hè do Sở xây dựng quản lí. Phải chăng lòng đường và vỉa hè là hai bộ phận tách rời, không liên quan với nhau.

Để nâng cao chất lượng quản lí khai thác đường, chúng ta cần có cơ chế, hình thức khen thưởng kịp thời xứng đáng cho những sáng kiến hay, những hoạt

động mang lại lợi ích cộng đồng, đồng thời cần có biện pháp xử lí răn đe hơn nữa những hành vi xâm phạm, gây hại cho công trình giao thông đường bộ, dẫn đến tai nạn giao thông, giảm chất lượng vận hành khai thác đường.

Kết luận chương 2

1. Quản lí khai thác đường bộ là quá trình quản lí tổng hợp rất phức tạp, một công việc có nội dung rộng lớn, bao gồm nhiều công tác quản lí khác nhau, đồng thời là họat động vừa mang tính kỹ thuật, vừa mang tính xã hội cao. Những chủ trương, quy định của Nhà nước về quản lí khai thác đường bộ còn nhiều khiếm khuyết, chưa rừ ràng, cụ thể, dẫn đến cụng tỏc quản lớ khai thỏc đường bộ chưa đỏp ứng được yêu cầu thực tế.

2. Chất lượng khai thác đường thể hiện hiệu quả của họat động quản lí khai thác đường thông qua các chỉ tiêu, giá trị ứng với chức năng của đường ở giai đọan vận hành. Chất lượng khai thác đường chịu ảnh hưởng của các quan hệ giữa các yếu tố trong hệ thống cấu trúc lôgic tổng thể. Vì vậy, nghiên cứu khai thác đường cần phải xuất phát từ cơ sở khoa học này.

3. Chất lượng khai thác đường phải được đánh giá đầy đủ qua hệ thống chỉ tiêu chất lượng, bao gồm 2 nhóm chỉ tiêu: nhóm chỉ tiêu kỹ thuật đường và nhóm chỉ tiêu kỹ thuật giao thông. Các chỉ tiêu này được xác định thực tế trong quá trình vận hành khai thác đường.

4. Hiểu được tầm quan trọng của công tác quản lí khai thác đường bộ, chúng ta cần có những thái độ và ứng xử tích cực trong xây dựng và thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng khai thác đường bộ như đã trình bày.

Chương 3

ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG KHAI THÁC ĐOẠN TUYẾN CAO TỐC HÀ NỘI - LÀO CAI

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG KHAI THÁC ĐƯỜNG CAO TỐC HÀ NỘI - LÀO CAI (Trang 67 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(93 trang)
w