Việc đề xuất giải pháp phải theo các nguyên tắc sau:
- Mục đích của các chỉ tiêu kỹ thuật là hướng tới của các giải pháp, là cở sở để đề xuất giải pháp.
- Đề xuất giải pháp phải đi từ nguyên tắc chung đến các nội dung cụ thể, phải gắn liền với điều kiện thực tế của đoạn tuyến nghiên cứu.
- Các đề xuất phải đảm bảo tính khả thi, khi cần thiết phải nêu được định hướng và cách thức triển khai giải pháp.
Dưới đây trình bày nội dung một số giải pháp cụ thể có thể áp dụng để nâng cao chất lượng khai thác tuyến.
3.3.1. Giải pháp cơ chế, chính sách.
- Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp quy về quản lý khai thác đường bộ cao tốc, trong đú cần làm rừ cỏc khỏi niệm liờn quan đến quản lý khai thỏc đường, quy định cụ thể trách nhiệm và quyền hạn của các cơ quan, tổ chức trong việc quản lý giao thông nhằm nâng cao chất lượng giao thông trên đường; có chế tài xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm luật giao thông, ảnh hưởng đến an toàn và tiện nghi trong giao thông, tạo ra môi trường giao thông văn minh.
- Nâng cao trách nhịêm và năng lực chuyên môn của các cơ quan quản lý khai thác đường bộ trong việc quản lý (tổ chức và điều khiển) giao thông, bởi đây là yếu tố quyết định chất lượng giao thông trên đường.
- Có chính sách phát triển giao thông công cộng, giảm bớt phương tiện giao thông cá nhân, tránh ùn tắc giao thông, đặc biệt là giờ cao điểm.
- Thường xuyên thực hiện công tác đánh giá chất lượng khai thác đường một cách khoa học, nhằm phát hiện những bất cập, tồn tại để xử lý kịp thời, tránh cho đường xuống cấp, không đủ năng lực làm việc.
3.3.2. Giải pháp nâng cao ATGT trên tuyến.
3.3.2.1. Lắp tấm chống chói trên một số đoạn.
+ Nguyên tắc chung:
Khảo sát cụ thể trên từng đoạn tuyến, tuy theo điều kiện hình học tuyến và khả năng kinh tế mà ta có thể lắp các tấm chống chói trên các đoạn khảo sát (hình 3.8).
3.3.2.2. Tổ chức cứu hộ giao thông, cứu hộ y tế:
+ Công tác cứu hộ giao thông: - Nhiệm vụ: Trục, kéo, cẩu và vá, thay lốp xe đối với các phương tiện gặp sự cố để đưa phương tiện gặp sự cố ra khỏi đường cao tốc một cách nhanh nhất, đảm bảo an toàn giao thông và giao thông thông suốt. Di
chuyển hành khách ra khỏi đường cao tốc trong trường hợp xe vận chuyển hành khách gặp sự cố trên đường cao tốc.
- Cung cấp dịch vụ cứu hộ giao thông bố trí xe cứu hộ cùng người, phương tiện cứu hộ trực 24/24h tại vị trí Trung tâm điều hành đường cao tốc, giá dịch vụ cứu hộ được niêm yết phù hợp với thị trường
- Chế độ làm việc và địa điểm làm việc: Trực 24h/24h tại văn phòng làm việc do VEC bố trí, nhận lệnh từ Trung tâm điều hành đường cao tốc thông qua hệ thống thông tin tín hiệu.
+ Công tác cứu hộ y tế: - Nhiệm vụ: Có mặt tại hiện trường ngay khi có thông tin về tai nạn giao thông từ Trung tâm điều hành đường cao tốc, tiến hành sơ cấp cứu và vận chuyển người bị nạn tới Bệnh viện gần nhất.
- Tổ chức cứu hộ y tế trên cơ sở Hợp đồng thuê dịch vụ cứu hộ y tế với các đơn vị của địa phương.
- Chế độ làm việc và địa điểm làm việc: Trực 24h/24h trực tại trụ sở của trung tâm cứu hộ địa phương, nhận lệnh từ Trung tâm điều hành đường cao tốc thông qua hệ thống thông tin tín hiệu.
Hình 3.8. Lắp các tấm chống chói
Bộ phận bảo trì
Vận hành, bảo trì hệ thống chiếu sáng.
Bảo dưỡng thiết bị trạm thu phí.
Chăm sóc cây xanh, Vệ sinh đường.
Duy tu bảo dưỡng thường xuyên.
Bộ phận Chốt kiểm soát điều tiết giao thông
Tổ chức chốt kiểm soát hướng dẫn giao thông tại các vị trí ra vào, trạm thu phí của đường cao tốc Bộ phận Tuần tra và điều tiết giao thông trên tuyến Tuần tra giao thông.
Điều tiết giao thông
Bộ phận an ninh và bảo vệ an toàn Quản lý an ninh dọc tuyến.
Bảo vệ tài sản.
Công tác cứu hỏa.
Xử lý các sự cố nghiêm trọng.
Công tác y tế, cứu thương.
Tuyên truyền Trung tâm điều hành ĐCT Nội Bài – Lào CaiCảnh sát giao thông
Thanh tra ngành giao thông vận tải
Bộ phận vận hành
Tuần đường Bảo vệ tài sản
Trực hệ thống thông tin liên lạc và phân tích giao thông;
Công tác cứu hộ.
Công tác y tế, cứu thương.
Công an, chính quyền địa phương
Bộ phận thu phí;
- Tổ chức thu phí và giám sát thu phí;
- Tham gia điều tiết, phân luồng giao thông tại các Trạm thu phí;
- Bảo vệ tài sản, an ninh trật tự tại Trạm thu phí
3.3.3. Giải pháp về tổ chức quản lý vận hành.
Trên cơ sở bảo đảm tốt công tác quản lý, tổ chức vận hành hệ thống và bảo đảm ATGT, khai thác tuyến tốt nhất tác giả đề xuất mô hình tổ chức quản lý vận hành tuyến. Sơ đồ mô hình tổ chức dự kiến như sau:
.
Hình 3.9. Sơ đồ mô hình tổ chức vận hành tuyến
3.3.4. Đề xuất giải pháp quản lý giao thông cho tuyến Hà Nội - Lào Cai + Xây dựng các hợp phần của hệ thống quản lý giao thông
Hệ thống quản lý giao thông gồm các loại hợp phần khác nhau. Chúng được phân loại như Bảng sau: 1) hệ thống thu nhập dữ liệu, 2) hệ thống truyền tin và 3) hệ thống quản lý giao thông.
Hệ thống thu nhập dữ liệu là để thu thập các thông tin về đường cao tốc và giao thông gồm có lưu lượng giao thông, tốc độ di chuyển, cấp độ tắc nghẽn, các điều kiện luồng giao thông trực quan và các sự cố như là thời tiết bất lợi, tai nạn, hỏng xe, công tác đường và thiên tai từ các nguồn khác nhau.
Camera CCTV Hệ thống Giám sát quá tải Trạm Quan trắc thời tiết MET Hình 3.10. Hệ thống thu thập dữ liệu
Hệ thống truyền tin là để cung cấp cho người tham gia giao thông các thông tin quan trọng về giao thông và đường sá được xử lý và tích hợp trong hệ thống trung tâm quản lý giao thông thông qua các phương pháp khác nhau như biển báo có nội dung thay đổi, radio tuyến chính,hệ thống vị trí xe buýt và phổ biến thông tin trên internet.
Biển báo có nội dung thay đổi
Hệ thống vị trí xe buýt Hệ thống phổ biến thông tin trên Internet
Hình 3.11. Hệ thống truyền tin
Hệ thống trung tâm quản lý giao thông là hệ thống kiểm soát và tập trung thông tin giao thông để quản lý và tích hợp tất cả thông tin liên quan đến các điều kiện đường sá và giao thông, các sự cố và bất kỳ thông tin cần thiết nào khác đối với các hoạt động quản lý giao thông đường cao tốc.
Hình 3.12. Hệ thống trung tâm quản lý giao thông
Trong giai đoạn đầu vận hành đường cao tốc, phải tập trung vào các hợp phần hệ thống góp phần vào công tác an toàn giao thông hơn là các hợp phần tao sự tiện lợi và thoải mái cho người tham gia giao thông vì an toàn giao thông là mục tiêu quan trọng nhất của việc vận hành đường cao tốc. Việc triển khai các hệ thống thu thập dữ liệu giao thông cơ sở cũng cần thiết đối với công tác quản lý đường và thiết bị phù hợp.
3.3.5. Đề xuất giải pháp thu phí tự động cho tuyến Hà Nội - Lào Cai
Việc thu phí tự động (ETC) cho phép lái xe thanh toán phí trực tiếp mà không cần dừng xe tại cổng thu phí bằng cách sử dụng hệ thống liên lạc không dây giữa thiết bị gắn trên xe (OBU) và ăng-ten tín hiệu lắp bên đường.
Hệ thống thu phí trong Dự án phải có các chức năng của hệ thống thu phí thủ công. Ngoài ra việc áp dụng hệ thống thu phí tự động tại từng hướng được đề xuất để cung cấp mức dịch vụ thu phí cao hơn cho lái xe và đáp ứng các yêu cầu phát triển về lưu lượng giao thông.
+ Bố trí cổng thu phí
Cả cổng thu phí ra và vào đều phải được bố trí cho các đoạn đã được lựa chọn căn cứ trên hệ thống thu phí theo khoảng cách. Hình dưới đây thể hiện việc bố trí thiết bị điển hình của các cổng thu phí nút giao.
Hình 3.13. Bố trí cổng thu phí điển hình
Hình 3.14. Hình ảnh vận hành hệ thống ETC
Làn ETC sẽ được bố trí tại mỗi cổng thu phí lối vào và ra và các làn khác được bố trí các thiết bị thu phí thủ công. Đồng thời, làn ETC cũng phải có các thiết
bị thu phí thủ công trong trường hợp hệ thống ETC bên đường bị hỏng hoặc đang bảo dưỡng.
Hệ thống ETC có thể thực hiện thu phí đường cao tốc tự động và chính xác.
Tuy nhiên tỷ lệ giao thông những người sử dụng ETC sẽ rất thấp trong giai đoạn đầu. Dịch vụ thu phí chính sẽ được thực hiện bằng tay tại giai đoạn đầu và thiết bị ETC có thể bổ sung các làn thu phí thủ công trong tương lai. Tỷ lệ xem xét làn ETC và làn thu phí thủ công có thể giải quyết với vấn đề khi tỷ lệ xe sử dụng ETC tăng lên. Ngoài ra nếu một làn ETC bị đóng vì các lý do như là tai nạn thì người thu phí có thể đối phó được với những người sử dụng hệ thống ETC bằng thiết bị đọc/viết thẻ IC.
Do đó, tác giả đề xuất số làn thu phí nên được bố trí một số lượng làn thu phí thủ công theo yêu cầu và hệ thống ETC sẽ áp dụng ít nhất một (1) làn cho cả làn vào và ra. Làn ETC sẽ được bố trí bên trái hướng đi vì sự chênh lệch về tốc độ vượt.
Kết luận chương 3
+ Chất lượng khai thác đoạn tuyến cao tốc Hà Nội - Lào Cai là tương đối tốt.
Hầu hết các chỉ tiêu chất lượng khai thác đạt yêu cầu so với thiết kế ban đầu và những quy định trong quá trình khai thác, thể hiện qua một số kết quả đánh giá như đã trình bày ở trên.
+ Xét điều kiện thực tế, bên cạnh các chỉ tiêu đánh giá thì vẫn còn tồn tại một số yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng khai thác đường và nâng cao chất lượng khai thác bằng những giải pháp phù hợp là hết sức cần thiết.
+ Có thể thực hiện một số giải pháp như tác giả đề xuất ở phần (3.3), bao gồm các nhóm giải pháp: giải pháp về cơ chế, chính sách; giải pháp về tổ chức quản lý; giải pháp về thu phí tự động. Triển khai kịp thời và đồng bộ các giải pháp này có ý nghĩa quan trọng đối với việc nâng cao chất lượng khai thác tuyến đường Hà Nội - Việt Trì.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN.
1. Tuyến cao tốc Nội Bài - Lào Cai thuộc mạng lưới đường cao tốc quốc gia, có ý nghĩa chiến lược đối với phát triển kinh tế - xã hội khu vực miền núi phía Bắc và đồng bằng Bắc bộ nói chung.
2. Công tác quản lý, khai thác đường cao tốc còn rất nhiều bất cập, thiếu tính đồng bộ, cần phải nghiên cứu sâu, rộng, bao gồm nhiều công tác quản lý khác nhau đòi hỏi phải phối hợp một cách chặt chẽ trong một hệ thống.
3. Chất lượng khai thác đường thể hiện hiệu quả của họat động quản lí khai thác đường thông qua các chỉ tiêu, giá trị ứng với chức năng của đường ở giai đọan vận hành. Chất lượng khai thác đường chịu ảnh hưởng của các quan hệ giữa các yếu tố trong hệ thống cấu trúc lôgic tổng thể.
4. Chất lượng khai thác đường phải được đánh giá đầy đủ qua hệ thống chỉ tiêu chất lượng, bao gồm 2 nhóm chỉ tiêu: nhóm chỉ tiêu kỹ thuật đường và nhóm chỉ tiêu kỹ thuật giao thông. Các chỉ tiêu này được xác định thực tế trong quá trình vận hành khai thác đường.
5. Chất lượng khai thác đoạn tuyến cao tốc Hà Nội - Lào Cai là tương đối tốt.
Hầu hết các chỉ tiêu chất lượng khai thác đạt yêu cầu so với thiết kế ban đầu và những quy định trong quá trình khai thác, thể hiện qua một số kết quả đánh giá như đã trình bày ở trên.
6. Xét điều kiện thực tế, bên cạnh các chỉ tiêu đánh giá thì vẫn còn tồn tại một số yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng khai thác đường và nâng cao chất lượng khai thác bằng những giải pháp phù hợp là hết sức cần thiết.
7. Có thể thực hiện một số giải pháp như tác giả đề xuất ở phần (3.3), bao gồm các nhóm giải pháp: giải pháp về cơ chế, chính sách; giải pháp về tổ chức quản lý; giải pháp về thu phí tự động. Triển khai kịp thời và đồng bộ các giải pháp này có ý nghĩa quan trọng đối với việc nâng cao chất lượng khai thác tuyến đường Hà Nội - Việt Trì.
8. Với ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác quản lý khai thác đường bộ, và để đạt được hiệu quả tổng thể của dự án đường, chúng ta cần có những thái độ và ứng xử tích cực trong xây dựng và thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng khai thác đường bộ.
VẤN ĐỀ TỒN TẠI VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA LUẬN VĂN.
9. Luận văn chỉ nghiên cứu chất lượng khai thác đoạn Hà Nội - Việt Trì theo một số chỉ tiêu và khác ít kết quả nghiên cứu từ thực tế nên chưa thể đánh giá một cách toàn diện về chất lượng khai thác vận hành. Chất lượng khai thác đường còn được thể hiện qua hàng loạt các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật khác.
Vì thế, việc nghiên cứu sâu hơn về thực trạng chất lượng khai thác đoạn Hà Nội - Việt Trì trên nhiều phương diện trong điều kiện hiện nay là rất cần thiết.
10. Các giải pháp nâng cao chất lượng khai thác đoạn Hà Nội - Việt Trì tác giả đề xuất đều dựa trên những điều kiện thực tế vận hành khai thác hiện nay.
Mà giao thông luôn thay đổi theo thời gian và liên quan đến mọi mặt họat động tự nhiên và xã hội. Do đó, việc nghiên cứu bổ sung để giải quyết những vấn đề thực tế đặt ra là tất yếu.