Quy trình xây dựng dự án 1. Quy trình chung

Một phần của tài liệu Tổ chức dạy học theo dự án phần Sinh thái học Sinh học 12 (Trang 20 - 28)

Chương 2. Xây dựng dự án cho nội dung kiến thức phần Sinh thái học Sinh học 12 (CTC)

2.2. Quy trình xây dựng dự án 1. Quy trình chung

Giai đoạn 1: Lựa chọn chủ đề, hình thành dự án Giai đoạn 2: Lập dự án Giai đoạn 3: Xây dựng kế hoạch thực hiện Giai đoạn 4: Thực hiện dự án

Giai đoạn 5: Thu thập kết quả và công bố sản phẩm 2.2.2. Giải thích quy trình

* Giai đoạn 1: Lựa chọn chủ đề, hình thành dự án

• • • •■

Đây là giai đoạn rất quan trọng nhưng cũng đầy khó khăn. Thông thường GV và HS cùng nhau suy nghĩ đề xuất vấn đề, xác định đề tài song thực tế GY phải có sự định hướng trước HS. GY có thể gợi ý một số vấn đề liên quan đến thực tiễn mang tính chất kích thích trí tò mò của HS, sau đó GV và HS cùng nhau thảo luận vấn đề, đôi khi trong quá trình đó, HS có thể bật ra những ý tưởng táo bạo nhưng hấp dẫn liên quan đến nội dung bài học. Để làm được điều này GY:

- Phải thực sự nắm vững kiến thức và liên hệ thực tế tốt có khả năng xâu chuổi sự kiện gắn kết với mục tiêu mà GV muốn hướng đến.

- Dựa vào chương trình học của môn, cụ thể là nội dung của bài học mà mình dự định làm dự án, GV xác định các chuẩn kiến thức, xác định mục tiêu bài học: kiến thức, kĩ năng mà học sinh cần đạt

- Suy nghĩ, tìm ý tưởng về dự án của mình phải mang tính thực tiễn liên quan đến cuộc sống và thể hiện nội dung bài học.

Một dự án tốt có khả năng mang lại hiệu quả là một dự án nghiên cứu sâu về các chủ đề thực tế và các vấn đề mà người học thực sự muốn tìm hiểu, thể hiện được vai trò trung tâm của HS nhằm giúp các em hiểu được nội dung bài học và liên hệ những điều các em quan tâm.

Trong thực tiễn dự án, có một số loại dự án thường được tổ chức như sau:

Học thông qua việc phục vụ cộng đồng: Đây là những dự án thường gắn liền với cộng đồng địa phương và HS có thể áp dụng bài học trong lớp học vào tình hình thực tế. Ví dụ, tìm hiểu ô nhiễm nguồn nước ở địa phương, hay xây dựng kế hoạch mọi người mọi nhà dùng nguồn nước sách thông qua hệ thống lọc nước đơn giản.

Mô phỏng - đóng vai: Đây là những dự án giúp HS hóa thân vào vai một người khác, sống trong một tình huống mô phỏng lại tái tạo lại thời gian và không gian nhất định. Mô phỏng và đóng vai là cách rất hữu hiệu để phản ánh lịch sử, mang lại nhiều hiệu quả hay tạo được sự thấu cảm tốt. Ví dụ, để nâng cao ý thức an toàn giao thông tránh phóng nhanh vượt ẩu, GY cho HS hóa thân vào một vở kịch tái hiện hậu quả của một HS đua xe.

Xây dựng và thiết kế: Đây là những dự án dựa trên nhu cầu thực tế hay có thể được tạo nên bởi chuỗi sự kiện đáng tin cậy. Các dự án này đòi hỏi HS phải xây dựng được mô hình thực sự hay lập kế hoạch đề xuất giải pháp cho các vấn đề thực tế.

Giải quyết vẩn đề: Đây là những dự án yêu cầu HS đề xuất giải pháp cho các vấn đề thực tế. Thông thường là những vấn đề nóng bỏng trong xã hội gây nhiều tranh cãi. Ví dụ hiện tượng hiệu ứng nhà kính, sự nóng lên của trái đất...

Hợp tác trực tuyển: Những dự án này là các nhiệm vụ giáo dục thực hiện trực tuyến. Các dự án cung cấp kinh nghiệm học tập thực tế khi họp tác trực tuyến với các lóp khác, các chuyên gia hay cả cộng đồng.

Tra cứu web: Đây là các hoạt động yêu cầu định hướng trong đó một số hay tất cả các thông tin mà người học sử dụng lấy từ nguồn Internet. Các dự án này được thiết kế nhắm đến việc lmh hội và tích họp kiến thức.

*Giaỉ đoạn 2: Lập dự án

Có thể hiểu đây là bước chuẩn bị của GV và HS (chủ yếu là của GV) trước khi HS bắt tay vào thực hiện dự án. Bước này có vai trò lớn trong việc quyết định đến sự thành công của toàn bộ dự án. về cơ bản, khâu lập kế hoạch dự án bao gồm các nhiệm vụ sau:

2.1. Xác định mục tiêu dự án

- Đưa ra mục tiêu của dự án dựa vào chuẩn kiến thức và mục tiêu bài học

- Từ mục tiêu của dự án lựa chọn các nội dung thích họp và chỉnh sửa chúng cho vào dự án.

2.2. Xây dựng bộ câu hỏi định hướng để thu hút học sinh

Có thể nói, để phát triển tư duy cho HS bên cạnh việc hiểu nội dung bài học, thì với bộ câu hỏi định hướng sẽ làm được điều này. Trong một dự án không thể thiếu bộ câu hỏi này, nó làm cho HS hứng thú hơn và HS sẽ tìm thấy mối liên hệ giữa các kiến thức mà các em đã học.

Bộ câu hỏi định hướng bao gồm các câu hỏi khái quát, câu hỏi bài học và câu hỏi nội dung.

- Câu hỏi khái quát:

Câu hỏi khái quát là những câu hỏi mở, hướng đến những ý tưởng lớn và những khái niệm mang tính bền vững. Câu hỏi Khái quát thường mang tính liên môn và giúp HS thấy được sự liên quan giữa các môn học với nhau Ta thấy rằng với câu hỏi khái quát, có nhiều câu trả lời, mang tính thực tế. Như vậy, câu hỏi khái quát chính là cầu nối cầu nối giữa các bài, phạm vi môn học. Chính vì vậy, sẽ thu hút HS và từ đó HS sẽ tư duy, liên hệ các kiến thức với cuộc sống hằng ngày. Câu hỏi khái quát có thể dẫn đến những câu hỏi quan trọng khác. Vì vậy, những câu hỏi cụ thể hơn thường được sử dụng để hướng dẫn HS thực hiện một bài học cụ thể nào đó.

- Câu hỏi bài học:

Câu hỏi bài học có liên quan trực tiếp đến dự án và hỗ trợ viêc nghiên cứu câu hỏi khái quát. Các câu hỏi bài học cũng là các câu hỏi mở giúp HS thể hiện hiểu biết của mỡnh về những khỏi niệm cốt lừi của một dự ỏn

Hay nói cách khác, câu hỏi bài học là những câu hỏi thường gắn với nội dung một bài học cụ thể.

Có thể nói, loại câu hỏi này hướng các em vào một chủ đề, một bài học cụ thể.

Kích thích thảo luận cho phép HS trả lời theo cách tiếp cận sáng tạo, độc đáo, hỗ trợ cho câu hỏi khái quát.

Cõu hỏi bài học và cõu hỏi khỏi quỏt khỏc biệt khụng quỏ rừ ràng, ngược lại chúng được xem như là một thể thống nhất. Cả hai loại câu hỏi này đều có chung mục đích, đó là: định hướng, khuyến khích cho học sinh học, dẫn đến nhiều câu hỏi hay hơn và hướng dẫn HS khám phá, khai thác những ý tưởng hay, quan trọng.

- Câu hỏi nội dung:

Câu hỏi nội dung là những câu hỏi cụ thể, mang tính sự kiện với một số lượng giới hạn các câu trả lời đúng. Thường thì câu hỏi nội dung liên quan đến định nghĩa, sự nhận biết và gợi nhớ thông tin mang tính tổng quát - tương tự như loại câu hỏi mà bạn thường thấy trong các bài kiểm tra. Câu hỏi nội dung là những câu hỏi hỗ trợ quan trọng cho câu hỏi khái quát và câu hỏi bài học

Có thể nói, loại câu hỏi này giúp cho HS xác định “ai”, “cái gì”, “ở đâu”, và “khi nào” , tìm hiểu vấn đề hỗ trợ cho câu hỏi khái quát và câu hỏi bài học bằng cách nhấn mạnh vào việc hiểu nội dung bài học. Đáp ứng mục tiêu của bài học.

Do đó nó đặc điểm cơ bản như sau:

- Cú cõu trả lời rừ ràng.

- Đáp ứng tiêu chuẩn về nội dung bài học, mục tiêu bài dạy.

- HS thường xuyên xác định “ai”, “cái gì”, “ở đâu”, và “khi nào”, tránh tình trạng lạc đề.

- HS phải có kiến thức và kĩ năng, tìm hiểu để cho ra câu trả lời 2.3. Thiết kế dự án

Sau khi chúng ta đã có ý tưởng đề tài và vạch ra bộ câu hỏi định hướng, thì chúng ta phải bắt tay vào việc thiết kế dự án, để làm đực điều này GY cần phải nghiêm túc trả lời:

- Đề tài dự án có thiết thật với thực tế không? Vai trò của nó như thế nào?

- Lợi ích thực hiện dự án là ai?

Như chúng ta biết một dự án thì học sinh đóng vai trò là người tự quyết định mọi việc của mình thông qua sự hướng dẫn của GV. Do đó, GV cần lưu ý đến những vấn đề:

- Chủ thể trong dự án (công việc chính học sinh cần thực hiện chẳng hạn như các bạn hãy đóng vai là tổ chức nào), khách thể trong dự án (thực hiện mục đích gì)

- Nhiệm vụ mà nhóm phải hoàn thành - Sản phẩm (kết quả) mà nhóm đạt được

2.4. Xây dựng tài liệu tham khảo hỗ trợ hỗ trợ học sinh

GY là người chuẩn bị cho HS những tài kiệu cần thiết để hỗ trợ trong quá trình thực hiện dự án:

- Tài liệu kĩ thuật số: CD, DVD, phần mềm...

- Tài liệu giấy: Các bài tập mẫu, nội dung bài học, các mẫu phiếu phân công công việc trong nhóm, các mẫu phiếu đánh giá từng sản phẩm, ...

- Các nguồn tài liệu tham khảo: các trang Web 2.5. Chuẩn bị các điều kiện thực hiện dự án

- Đối với GV: Trao đổi, thu thập ý kiến của đồng nghiệp, vận động mọi người tham dự, chuẩn bị kinh phí, cơ sở vật chất cần thiết,...

- Đối với HS: Chuẩn bị những kĩ năng cơ bản (biết sử dụng Word, PowerPoint...) đáp ứng cho việc thực hiện dự án.

*Giaỉ doạn 3: Xây dựng kế hoạch thực hiện

Trong giai đoạn này, HS với sự hướng dẫn của GV xây dựng đề cương, kế hoạch cho việc thực hiện dự án: công việc cần làm, thời gian dự kiến, vật liệu, kinh phí, phương pháp tiến hành và phân công công việc trong nhóm...

Vỡ vậy, giỏo viờn phải cú đề cương chi tiết rừ ràng, điều này rất quan trọng trong việc thực hiện dự án, có kế hoạch thì thực hiện mới hiệu quả.

- Đối với GV:

Khi giao bài tập cụ thể, GV hướng dẫn HS thực hiện:

+ Tùy số lượng HS từ đó quy định số HS trong một nhóm + Phổ biến cách thức phân công nhiệm vụ trong nhóm + Gợi ý cho từng nhóm cách làm việc.

+ Cung cấp tài liệu tham khảo, tạo điều kiện thuận lợi cho HS trong quá trình xây dựng kế hoạch + Cung cấp tiêu chí đánh giá cho các bài tập cụ thể nhằm giúp HS có được định hướng đúng đắn khi xây dựng kế hoạch + Phổ biến kế hoạch thực hiện: thời gian thực hiện Yí dụ: tuần 1: phổ biến đề tài; tuần 2: thu thập và xử lý thông tin; tuần 3: hoàn chỉnh nội dung; tuần 4: thuyết trinh

- Đối với HS:

+ Chia nhóm + Chọn chủ đề

+ Thảo luận, thống nhất xây dựng kế hoạch thực hiện dự án.

+ Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng bạn trong nhóm (tùy theo năng lực của mỗi bạn)

+ Đối với những bạn mới làm quen với dự án thì hãy xem những dự án mẫu, từng bước tiếp cận với đề tài nhận được.

+ Dựa vào tiêu chí đánh giá của GY, HS lên kế hoạch cụ thể: thời gian tiến hành, trình tự thực hiện, thời gian hoàn thành dự án * G i a i đ o a n 4 : T h ư c h i ê n d ư á n

• • • •

Đây là giai đoạn các HS thực hiện dự án theo sự phân công và kế hoạch chung. Trong quá trình thực hiện dự án, HS phải tìm cách giải quyết các vấn đề có liên quan đến nội dung bài học và cuộc sống xã hội mà GV và nhóm đã xác định.

Cũng từ đó sản phẩm của dự án được hình thành.

Đối với GV:

+ Theo dừi quỏ trỡnh thực hiện của cỏc em chẳng hạn như tỡm kiếm thụng tin, phõn tích những thông tin đúng vá không chính xác, vì hiện nay, nguồn thông tin rất đa dạng, chú ý nguồn mà HS lấy.

+ Giải quyết những câu hỏi mà HS gặp phải trong quá trình thực Đối với HS: Thực hiện theo kế hoạch đề ra. Cụ thể:

+ Thu thập thông tin + Xử lý thông tin

+ Học nhóm, giải quyết các vấn đề khó khăn

+ Tổng họp thông tin, đó là việc kết họp giữa lý thuyết và thực hành, hình thành sản phẩm

*Giaỉ đoạn 5: Thu thập kết quả và công bố sản phẩm

Đây chính là giai đoạn HS đã hoàn thành dự án của mình và có thể đem ra sử dụng. Là sự kết tinh của cả một quá trình => mục tiêu dự án sẽ được thể hiện ở đây.

Kết quả thực hiện dự án có thể được viết dưới dạng thu hoạch, báo cáo,...Sản phẩm của dự án có thể là sản phẩm vật chất được tạo ra từ hoạt đông làm việc nhóm và cũng có thể là những hành động phi vật chất, chẳng hạn việc biểu diễn một vở kịch, việc tổ chức một sinh hoạt nhằm tạo ra các tác động xã hội. Trình bày sản phẩm cho GY trước lóp hoặc trong hội trường cho các GY trong tổ bộ môn và các bạn cùng khối.

- Đối với GY:

+ Tổ chức cho HS trình bày kết quả + Tổ chức cho các nhóm trao đổi ý kiến + Đặt ra các câu hỏi yêu cầu chủ dự án giải trình

+ GY cũng có thể bổ sung, góp ý cho các nhóm thực hiện nhằm hoàn thiện dự án cho HS.

- Đối với HS:

+ Có thể trình bày như một buổi thuyết trình (có thể nói đây là hình thức thường làm ở các trường vì nó đơn giản đỡ tốn kém)

+ Tùy theo dự án của các nhóm, mà có hình thức trình bày phù họp. Nhưng mục đích cuối cùng mỗi nhóm là phải bảo vệ có sức thuyết phục dự án của mình, giải trình lí do lựa chọn dự án, tính khả thi và khả năng áp dụng vào cuộc sống của dự án.

=> Rèn luyện cho HS kĩ năng trình bày quan điểm của mình trước nhiều người.

*Xăy dưng chuẩn đánh giá dự án

Đánh giá chính là thước đo cho việc phân tích những mặt được hay chưa được của HS trong quá trình học tập.

Vì hiện nay không có một chuẩn đánh giá chung cho PPDH này, do đó là GV chúng ta phải nghiên cứu kĩ để cho cho ra một chuẩn đánh giá phù họp và khách quan. Thông thường, chúng ta xây dựng đánh giá cho nhóm HS và từng HS thông qua việc xây dựng những tiêu chí. Những tiêu chí này tùy thuộc vào sản phẩm của dự án làm ra mà ta quy định, việc đưa ra tiêu chí cần đảm bảo công bằng, minh bạch, rừ ràng. Cú thể núi ở giai đoạn này khụng những GV mà chớnh HS và cả những người tham gia khác cũng có thể tham gia đánh giá quá trình thực hiện dự án cũng như kết quả dự án. Từ đó đánh giá vai trò, năng lực của từng HS và rút ra những kinh nghiệm cho việc thực hiện những dự án tiếp theo

Một phần của tài liệu Tổ chức dạy học theo dự án phần Sinh thái học Sinh học 12 (Trang 20 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(75 trang)
w