Chương 3 Tổchức dạy học phần Sinh thái học Sinh học 12 (CTC) theo phương pháp dự án
3.2. Phân tích cấu trúc, nội dung kiến thức phần Sinh thái học
Bài 35: Môi trường sông và các nhân tố sinh thái
-Môi trường sông và các nhân tô sinh thái
-Giới hạn sinh thái và ổ sinh thái -Sự thích nghi của sinh vật đối với môi trường sống
Bài 36:Quần thể sinh vật và mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể
-Quần thể sinh vật và quá trình hình thành quần thể
-Quan hệ giữa các cá thể trong quần thể
Bài 37:Các đặc trưng cơ bản của quân thể sinh vật
-Tỉ lệ giới tính -Nhóm tuổi
-Sự phân bố cá thể của quần thể -Mật độ cá thể của quần thể
Bài 38:Các đặc trưng cơ bản của quân thể sinh vật
-Kích thước của quân thê sinh vật -Tăng trưởng của quần thể sinh vật -Tăng trưởng của quần thể người
Bài 39:Biên động sô lượng cá thê của quần thể sinh vật
-Biên động sô lượng cá thê -Nguyên nhân gây biến động và sự điều chỉnh số lượng cá thể cuả quần
thể Bài 40: Quân xã sinh vật và một sô đặc trưng cơ bản của quần xã
-Khái niệm quân xã sinh vật -Một số đặc trưng cơ bản của quần xã -Quan hệ giữa các loài trong quần xã sinh vật Bài 41 :Diên thê sinh thái
-Khái niệm vê diên thê sinh thái -Các loại diễn thế sinh thái -Nguyên nhân của diễn thế sinh thái -Tầm quan trọng của việc nghiên cứu diễn thế sinh thái Bài 42:Hệ sinh thái
-Khái niệm hệ sinh thái -Các thành phần cấu trúc của hệ sinh thái
-Các kiểu hệ sinh thái chủ yếu trên trái đất
Bài 43:Trao đôi vật chât trong hệ sinh thái
-Trao đôi vật chât trong quân xã sinh vật
-Tháp sinh thái Bài 44: Chu trình sinh địa hóa và sinh
quyển
-Trao đôi vật chât qua chu trình sinh địa hóa
-Một số chu trình sinh địa hóa -Sinh quyển
Bài 45:Dòng năng lượng trong hệ sinh thái và hiệu suất sinh thái
-Dòng năng lượng trong hệ sinh thái -Hiệu suất sinh thái
Bài 46:Thực hành: Quản lí và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên
-Mục tiêu, chuẩn bị và nội dung thực hành
* Cấu trúc nội dung theo cách dạy dự án
Đối với PP DHTDA, cấu trúc nội dung không còn giữ nguyên như truyền thống mà nó có sự thay đổi. Có nghĩa là những đơn vị bài học có sự thay đổi vị trí lẫn nhau. Chẳng hạn, trong khi thực hiện dự án nào đó HS đang tìm kiếm một vấn đề, thì thấy rằng, vấn đề này liên quan đến vấn đề khác, Bên cạnh đó, trong phần 7: “Sinh thái học”, không phải mỗi đơn vị bài học là một dự án, mà chúng ta có thể gộp lại theo những chủ đề mang tính thực tiễn, thiết kế thành dự án. Vì vậy, mỗi đơn vị bài học chỉ là một phần trong dự án thôi. Ngoài ra, chúng ta có thể tích hợp một số đơn vị kiến thức của những môn học khác để bổ sung cho đề tài mà dự án đang thực hiện. Do đó, trong một chương có thể hình thành một vài dự án hoặc đôi khi có thể tích họp thành một dự án.
Phần này được chia làm 3 chủ đề cơ bản:
Chủ đề 1 :Cơ thể và quần thể sinh vật Chủ đề 2: Quần xã sinh vật Chủ đề 3: Hệ sinh thái, sinh quyển * C h ủ đ ề 1 : C ơ t h ể v à q u ầ n t h ể s i n h v ậ t
- Môi trường: Bao gồm tất cả các nhân tố xung quanh sinh vật,có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới đời sống sinh vật, làm ảnh hưởng đến sự tồn tại, sinh trưởng, phát triển và những hoạt động khác của sinh vật. Có các loại môi trường như: môi trường trên cạn, môi trường đất, môi trường sinh vật...
- Giới hạn sinh thái: Khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà ở đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian
Ổ sinh thái: Là không gian sinh thái mà ở đó tất cả các nhân tố sinh thái của môi trường nằm trong giới hạn sinh thái cho phép loài đó tồn tại và phát triển
- Quần thể sinh vật: Tập họp các cá thể trong cùng một loài, cùng sinh sống trong khoảng thời gian xác định, vào một thời gian nhất định, có khả năng sinh sản và tại thành những thế hệ mới
*Chủ đề 2: Quần xã sinh vật
- Quần xã: Là một tập hợp các quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau, cùng sống trong không gian và thời gian nhất định
- Diễn thế sinh thái: Là quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn tương ứng với sự biến đổi của môi trường
*Chủ đề 3: Hệ sinh thái, sinh quyển
- Hệ sinh thái: Bao gồm quần xã sinh vật và sinh cảnh
- Sinh quyển: Toàn bộ sinh vật sống trong các lớp đất, nước và không khí của trái đất - Bảo vệ môi trường
Từ những phân tích trên ta thấy, những thuận lợi và khó khăn sau:
Thuận lợi: Phần 7 “Sinh thái học” là một chương hay, có nhiều hiện tượng liên quan đến thức tiễn, đây là một thuận lợi bước đầu cho việc thiết kế các dự án và kích thích HS tham gia vào dự án.
Khó khăn
- Cấu trúc nội dung SGK thì không hấp dẫn vì nhiều nội dung mang tính chất thông báo, HS cảm thấy không hứng thú.
- Kiến thức nhiều, nếu tích họp trong một dự án thì rất khó thành công, có khi khiến cho HS không nắm bắt vấn đề, việc thực hiện dự án trở nên gây “nhiễu” cho học sinh, đôi khi dẫn đến tình trạng học sinh không nắm hết được kiến thức.
Nhận xét: Do đó, để thiết kế và vận dụng PPDH dự án vào chương này, ta phải nghiên cứu thật kĩ, và có tâm huyết. Từ những thuận lợi và khó khăn trên, ta nhận thấy rằng chỉ vận dụng thiết kế dự án ở một nội dung kiến thức mang tính thực tiễn cao, kích thích hứng thú của HS. Một số nội dung khác vẫn dạy theo cách dạy truyền
thống hoặc theo một phương pháp khác phát huy được tính tích cực, chủ động sáng tạo của HS.
Từ những phân tích trên, trong phạm vi có hạn chúng tôi quyết định thiết kế các dự án sau: