Bệnh viện Sản- Nhi tỉnh Vĩnh Phúc

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng kê đơn và tồn trữ cấp phát thuốc tại bệnh viện sản nhi tỉnh vĩnh phúc năm 2012 (Trang 21 - 24)

1.2.1. Quá trình thành lập.

Bệnh viện Sản – Nhi tỉnh Vĩnh Phúc được tách ra từ bệnh viện Đa khoa tỉnh với hai lĩnh vực là Sản khoa và Nhi khoa thành lập tại Quyết định số 2708/QĐ-UBND ngày 19/08/2009 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc và đi vào hoạt động từ ngày 20/10/2011, là bệnh viện hạng II với quy mô giường bệnh hiện nay là 200 giường bệnh. ( số giường thực kê 385 giường) ,là tuyến khám cao nhất cho các bà mẹ và trẻ em trong tỉnh.

Sau 02 năm đi vào hoạt động số lượng bệnh nhân đến khám và điều trị tại bệnh viện có xu hướng tăng. Theo thống kê năm 2012 bệnh viện khám cho 36500 lượt bệnh nhân đạt 112% kế hoạch được giao và tiếp nhận xấp xỉ 15000 lượt bệnh nhân điều trị nội trú đạt 212% kế hoach giao và công suất sử dụng giường bệnh là 158% ( kế hoach giao 93). Từ các kết quả thu được của bệnh viện đến Tháng 5/2013 Bệnh viện được Bộ y tế quyết định chọn là bệnh viện vệ tinh của bệnh viện Sản trung ương và Nhi trung ương nhằm giảm quá tải cho bệnh viên tuyến trên.

1.2.2. Cơ cấu nhân lực của BV năm 2012

Bảng 1.1 Cơ cấu nhân lực bệnh viện Sản- Nhi tỉnh Vĩnh Phúc.

Stt Trình độ cán bộ Số lượng Tỷ lệ %

1 Bác sĩ chuyên khoa II 1 0,4

2 Bác sĩ chuyên khoa I 8 3,2

3 Thạc sĩ 4 1,6

4 Bác sĩ 56 22,4

5 Dược sĩ đại học 4 1,6

6 Điều dưỡng đại học, cao đẳng 26 10,4

7 KTV đại học, cao đẳng 5 2,0

7 Điều dưỡng, KTV, Nữ hs trung học 92 36,8

8 Dược sĩ trung học 8 3,2

9 Nữ hộ sinh đại học, cao đẳng 6 2,4

10 Cán bộ khác 22 8,8

11 Hộ lý, y công 14 5,6

Tổng số 246 100,0

Bệnh viện Sản- Nhi là bệnh viện hạng II ,bệnh viện có đội ngũ y, bác sỹ vững vàng cả tuổi đời và tuổi nghề, đội ngũ cán bộ trẻ đầy nhiệt huyết. Với nỗ lực phấn đấu không ngừng cũng như tinh thần trách nhiệm hết lòng vì người bệnh của Giám đốc Bệnh viện và toàn thể công chức, viên chức bệnh viện trong mấy năm qua bệnh viện đã đi vào hoạt động và ngày càng phát triển.

Cán bộ dược chiếm tỷ lệ thấp 4,8% so với toàn bệnh viện.

Tỷ lệ dược sĩ đại học trên tổng bác sĩ trong toàn bệnh viện là 1,6 % tỷ lệ này còn rất thấp.

Tỷ lệ cán bộ có trình độ chuyên môn ( bác sĩ, dược sỹ đại học, sau đại học) chiếm tỷ lệ 29,2 %. Tỷ lệ bác sĩ sau đại học 5,2 %

Số lượng y tá điều dưỡng, hộ lý chiếm tỷ lệ cao 50%

1.2.3. Chức năng nhiệm vụ.

Bệnh viện Sản & Nhi Vĩnh Phúc là bệnh viện chuyên khoa về Sản và Nhi đứng đầu trong tỉnh và thực hiện những chức năng nhiệm vụ:

1.2.3.1 Chức năng:

Bệnh viện sản - Nhi tỉnh Vĩnh Phúc là đơn vị sự nghiệp y tế trực thuộc Sở y tế Vĩnh phúc, có chức năng khám bệnh, phòng bệnh, chữa bệnh cho nhân dân trong tỉnh và ngoài tỉnh.

Bệnh viện Sản - Nhi là đơn vị có tư cách pháp nhân, có trụ sở riêng, có con dấu và được mở tài khoản tại kho bạc nhà nước.

1.2.3.2. Nhiệm vụ:

Khám chữa bệnh, phòng bệnh cho nhân dân trên địa bàn tỉnh:

Trực tiếp khám, cấp cứu, điều trị cho người bệnh trên địa bàn tỉnh nội trú ngoại trú

Tiếp nhận mọi trường hơp bện nhân Sản – nhi do người nhà, các tổ chức khác chuyển đến.

Tham gia khám sức khỏe định kì tiếp nhận cấp cứu, sơ cứu tai nạn chấn thương, các bệnh khác khi có yêu cầu và chuyển bệnh nhân đến các bệnh viện đa khoa.

Đào tạo cán bộ:

Là cơ sở thực tập thực hành của chuyên nghành Sản - Nhi của các trường y tế trong tỉnh và ngoài tỉnh.

Tham gia đào tạo cán bộ y tế ở bậc đại hoc, cao đảng và trung hoc

Đào tạo lại đào tạo nâng cao trình độ cho cán bộ viên chức trong bệnh viện.

Nghiên cứu khoa học:

Nghiên cứu và tham gia nghiên cứu khoa học về lĩnh vực Sản- Nhi để phục vụ khám bệnh chữa bệnh và phòng bệnh.

Chỉ đạo tuyến:

Lập kế hoạch và tổ chức công tác chỉ đạo tuyến, thường xuyên kiểm tra hoạt động chuyên ngành Sản – Nhi ở các cấp dưới, thực hiện sơ kết tổng kết theo định kì.

Hợp tác quốc tế:

Hợp tác về chuyên môn, kỹ thuật với các tổ chức cá nhân nước ngoài theo quy định của pháp luật.

Quản lý kinh tế:

Có kế hoạch sử dụng các nguồn lực, kinh phí đạt hiệu quả

Thực hiện nghiêm chỉnh các quy định thu chi ngân sách, khen thưởng kỷ luật đối với cán bộ , viên chức và thực hiện các chế độ thống kê, báo cáo theo quy định của pháp luật.

1.2.4. Mô hình tổ chức của bệnh viện.

Mô hình tổ chức bệnh viện được thể hiện ở hình sau :

Hình 1.3: Sơ đồ tổ chức Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Vĩnh Phúc Phòng chức năng

Phòng KHTH

Phòng TC-HC Phòng TC-KT Phòng điều

dưỡng

Khoa lâm sàng

Khoa KB Khoa HS - CC Khoa Sản Khoa Phụ-

HTSS

Khoa Ngoại nhi

Khoa Nội nhi

Khoa Sơ sinh

Khoa cận lâm sàng Khoa Dược

Khoa XN SH-MD Khoa CĐHA

Khoa XN HH- VS

Khoa KSNK Khoa PT -

GMHS

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng kê đơn và tồn trữ cấp phát thuốc tại bệnh viện sản nhi tỉnh vĩnh phúc năm 2012 (Trang 21 - 24)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)