Nhìn chung, công tác kê đơn điều trị ngoại trú tại BV Sản- Nhi VĨnh Phúc đã được thực hiện tốt theo quy chế kê đơn, 100% đơn ghi đầy đủ các khoản mục về thông tin bệnh nhân, chuẩn đoán bệnh, ghi tên thuốc và các thủ tục hành chính khác. Trong đó, địa chỉ của bệnh nhân được ghi đến xã hoặc phường. Với sự hỗ trợ của máy tính đã giảm được tình trạng bỏ sót các thông tin của bệnh nhân, thông tin về thuốc so với việc kê đơn bằng viết tay trước kia. Chẳng hạn như BV Nhân Dân 115, trước khi áp dụng kê đơn điện tử, có đến 98% đơn ghi thiếu thông tin bệnh nhân, 100% đơn không ghi tên hoạt chất và 40.4% đơn ghi thiếu thông tin về thuốc ( tên thuốc, hàm lượng, đơn vị tính), tại BV Tim HN năm 2010, tỷ lệ ghi đầy đủ thụng tin bệnh nhõn va cỏc bỏc sĩ ký ghi rừ họ tờn chỉ đạt tỷ lệ lần lượt là 43.5% và 35.5% khi kê đơn bằng viết tay. Chính tình trạng quá tải bệnh nhân, các bác sĩ muốn tiết kiệm thời gian và có tâm lý cho rằng những quy định hành chính không ảnh hưởng gì đến kết quả khám bệnh là những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng trên. Các thông tin của bệnh nhân mặc dù không có tác động trực tiếp đến việc sử dụng thuốc trong đơn nhưng có vai trò quan trọng khi cần cung cấp các thông tin về thuốc cho bệnh nhõn và theo dừi hiệu quả điều trị sau kờ đơn. Với việc thực hiện kờ đơn điện tử đã khắc phục được những hạn chế trên, đồng thời với việc đơn được in từ mỏy nờn mọi thụng tin đều rừ ràng, trỏnh được tỡnh trạng khụng đọc được tờn thuốc như trước kia, đồng thời giỳp bệnh nhõn biết rừ tỡnh trạng bệnh, thu thập thêm thông tin và có biện pháp hỗ trợ điều trị thích hợp. Tuy nhiên, vẫn còn 2 đơn viết tắt chẩn đoán bệnh và việc ghi hướng dẫn sử dụng thuốc chưa được thực hiện 1 cách đầy đủ. Qua khảo sát cho thấy đối với các dạng thuốc uống, bác sĩ chưa lưu ý đến sự tương tác với
thức ăn, đồ uống hay các loại thuốc khác, dẫn đến sự lúng túng cho người bệnh khi sử dụng. Do đó, để bệnh nhân có thể tuân thủ đúng điều trị, sử dụng thuốc an toàn, hợp lý thì BV cần có những biện pháp tăng cường việc thực hiện theo quy chế kê đơn, đặc biệt là trong việc ghi cách dùng và thời điểm dùng của thuốc.
4.1.2 Một số chỉ số về kê đơn 4.1.2.1 Số thuốc trong một đơn
Qua khảo sát 320 đơn thuốc ngoại trú, số thuốc có trong một đơn thấp nhất là 1 thuốc và cao nhất là 7 thuốc, số thuốc trung bình trong đơn là 2.85. Tương tự, số thuốc trung bình trong đơn ở BV Phụ Sản TW là 2.26, BV Saint Paul Hà Nội là 2.76 [12],[13]. Trong khi đó, con số này là 4.2-4.4 ở BV Bạch Mai, BV Trung ương Quân đội 108, BV Tim HN và BV đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc [9], [11], [15], [16]. Kết quả khảo sát về sự phân bố số thuốc trong đơn cho thấy Số đơn kê 3 thuốc chiếm tỷ lệ cao nhất (38.43%) với 123 đơn thuốc, số đơn kê 2 thuốchiếm 17.5%. Các đơn kê từ 5-7 thuốc chỉ chiếm 12.8 %. . Trong khi đó, tại BV Bạch Mai, đơn sử dụng 6-10 thuốc chiếm tỷ lệ cao hơn (25.3%) và tại BV TW Quân Đội 108, số đơn kê từ 4 thuốc trở lên chiếm đến 64.25%.
Như vậy, nhìn chung số lượng thuốc trung bình trong 1 đơn tại bệnh viên Sản – Nhi không cao. Điều này cũng có thể là do việc áp giá trần BHYT trong kê đơn, tổng giá trị tiền thuốc của một đơn không vượt quá giá trị quy định nên đã phần nào hạn chế số lượng thuốc kê trong một đơn.
Việc sử dụng ít thuốc trong một đơn không chỉ đảm bảo tính kinh tế mà còn hạn chế sự xuất hiện của các tương tác thuốc cũng như nguy cơ xuất hiện các phản ứng có hại của thuốc, đồng thời tạo thuận lợi cho bệnh nhân trong việc tuân thủ theo đúng các hướng dẫn điều trị, tránh nhầm lẫn hay bỏ sót do dùng quá nhiều thuốc.
4.1.2.2. Sử dụng kháng sinh
Kết quả nghiên cứu cho thấy đơn thuốc ngoại trú BHYT có sử dụng KS chiếm tỷ lệ 57.8% , cao hơn so với ngưỡng khuyến cáo (20-30%) của Tổ chức Y tế Thế Giới. So sánh với kết quả nghiên cứu tại. Tuy nhiên, các tỷ lệ này lại ngan bằng tỷ lệ đơn có KS tại BV Đa khoa Vĩnh Phúc năm 2011 (59.5% đơn có kê kháng sinh). Bên cạnh đó ,khảo sát đơn thuốc tại bệnh viện Sản - Nhi cũng như BV Bạch Mai cho thấy việc sử dụng KS chủ yếu tập trung kháng sinh nhóm beta-lactam và hầu hết ở các nhóm bệnh lý đều có sử dụng nhóm KS này. Ngoài ra, các đơn có sử dụng kháng sinh phần lớn là các đơn điều trị các bệnh lý tiêu hóa, hô hấp , bệnh lý mắt và tai mũi họng.
Việc sử dụng KS trong kê đơn ngoại trú phụ thuộc nhiều vào trình độ chẩn đoán hay thói quen kê đơn của các bác sĩ. Chính việc quy định giá trần của 1 đơn thuốc BHYT đã phần nào hạn chế được việc sử dụng KS không cần thiết bên cạnh chi phí lớn cho các thuốc điều trị các bện lý mãn tính.
Phối hợp KS trong điều trị cũng là một vấn đề luôn được quan tâm trong sử dụng KS hợp lý. Theo kết quả phân tích, tỉ lệ phối hợp kháng sinh chỉ chiếm tỉ lệ thấp (% ) trong tổng số đơn khảo sát, đa phần chỉ sử dụng 1 loại kháng sinh (chiếm 25.93 %). 100% phối hợp KS là phối hợp 2 loại KS và không có đơn nào phối hợp từ 3 KS trở lên. So sánh với kết quả nghiên cứu tại bệnh viện Trung ương Huế năm 2012 tỷ lệ sử dụng phối hợp kháng sinh chiếm khoảng 4% trong đó chủ yếu là sử dụng phối hợp 2 KS. Bên cạnh đó, kết quả phân tích cho thấy sự phối hợp KS chủ yếu là các dạng phối hợp giữa các Betalactam và một KS nhóm khác trong điều trị các bệnh về đường hô hấp và tiêu hóa.
4.1.2.3 Sử dụng vitamin
Có 76 đơn có kê vitamin trong tổng số 320 đơn khảo sát, chiếm tỷ lệ 23.75%. Tỷ lệ này thấp hơn so với tỷ lệ 38% đơn có kê tại BV Nhân dân
115 năm 2008, 35% tại BV Tim HN năm 2010 và 46.3% tại BV đa khoa Vĩnh Phúc năm 2011 [9], [14], [8]. Việc quy định giá trần (không quá 200.000đ) cho 1 đơn thuốc nên đã phần nào hạn chế được sự lạm dụng vitamin trong điều trị.
Qua khảo sát, hai hoạt chất có tác dụng hỗ trợ điều trị được sử dụng nhiều là sắt và vitamin tổng hợp. Có 108 đơn trong tổng số 320 đơn khảo sát có sử dụng các hoạt chất này, chiếm tỷ lệ 39.37%. Trong đó, số đơn sử dụng vitamin tổng hợp trung nhiều nhất vào các bệnh lý về tiêu hóa, hô hấp, mắt cho trẻ em. Số đơn có kê sắt chiếm 3.75%, tập trung nhiều nhất vào các bệnh lý sản phụ khoa. Như vậy, với việc quy định giới hạn cho chi phí đơn thuốc, vẫn có 1 tỷ lệ khá cao luợng đơn có kê các thuốc có tác dụng bổ trợ.
Do đó, bệnh viện cần tăng cường giám sát và hạn chế kê đơn các hoạt chất này như các thuốc bổ thông thường, tránh lãng phí nguồn ngân quỹ BHYT.
4.1.2.4. Chi phí một đơn thuốc
Chi phí trung bình một đơn thuốc là 168.226 , chi phí thấp nhất của một đơn thuốc là 50.000 đ, chi phí cao nhất cho một đơn thuốc là 1.800.000 đ. Với giá trần quy định cho 1 đơn thuốc là 200.000 đ thì chi phí trung bình một đơn thuốc là cao (168.226.000 d).