QUẢN LÍ ĐẤU THẦU THUỐC TẠI BỆNH VIỆN CÔNG LẬP

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ dược học hoạt động cung ứng thuốc tại bệnh viện hữu nghị thực trạng và một số giải pháp (Trang 38 - 41)

Các hình thức chủ yếu lựa chọn nhà thầu cung ứng thuốc tại bệnh viện [31];

[40]; [41]

Bảng .6: Các hình thức đấu thầu cung ứng thuốc

TT Hình thức Áp dụng

1 Đấu thầu rộng rãi - Được áp dụng tại tất cả các bệnh viện trong mua sắm thuốc thuộc danh mục thuốc chủ yếu.

2 Chỉ định thầu

- Với những trường hợp đặc biệt, thuốc hiếm…

được Bộ Y Tế cho phép nhập khẩu không cần Visa (thuốc đặc trị, thiên tai…)

3 Mua sắm trực tiếp - Áp dụng kết quả đấu thầu được phê duyệt trong vòng 6 tháng để mua thuốc.

4

Chào hàng cạnh tranh - Đối với gói thầu có giá trị dưới 2 tỷ đồng, các thuốc được phép mua theo quy định đấu thầu bổ sung do nhu cầu điều trị.

Tồn tại và thách thức trong công tác đấu thầu thuốc tại bệnh viện[45], [55].

 Đấu thầu riêng lẻ tại từng cơ sở dịch vụ chữa bệnh, không tập trung như ở một số nước dẫn tới khó kiểm soát, vì vậy Bộ Y Tế khuyến khích các sở y tế đấu thầu tập trung để dần hướng tới đấu thầu tập trung quốc gia. [50]. Điều đó đòi hỏi phải có một sự chuẩn hóa cao hơn về các chỉ tiêu trong chọn thầu. Đặc biệt khi đấu thầu trên quy mô lớn như vậy, để kiểm soát được lượng thông tin khổng lồ về thuốc và các nhà thầu, Bộ Y Tế cần phải có một chương trình phần mềm giúp tin học hóa rút ngắn công việc thủ công khi thực hiện đấu thầu cũng như giúp chuẩn hóa việc chọn thuốc trong chấm thầu để đảm bảo hiệu quả cao nhất.

3

28

 Hạn chế về mặt năng lực quản lý của cán bộ, các văn bản pháp lí trong công tác xây dựng kế hoạch thầu, hồ sơ mời thầu, giá kế hoạch, cũng như tổ chức chấm thầu thể hiện qua kết quả trúng thầu: giá thuốc trúng thầu vẫn có nhiều biến động, thời gian hoàn thiện công tác đấu thầu kéo dài, gây thiếu thuốc.

 Hạn chế về mặt chuyên môn: Các hoạt động đấu thầu, hồ sơ mời thầu chuẩn, tiêu chí lựa chọn thuốc trong xét thầu vẫn chưa có các tài liệu hướng dẫn cụ thể, việc thống nhất lựa chọn thuốc vẫn mang tính cảm tính, đôi khi thiếu chính xác.

 Hạn chế về phương tiện kỹ thuật: Mọi công việc trong họat động đấu thầu còn thủ công, thời gian chấm thầu tốn nhiều thời gian, nhân lực làm kết quả thầu chậm chễ dẫn tới thiếu thuốc phục vụ cho nhu cầu khám chữa bệnh. Điều này đòi hỏi tin học hóa (xây dựng phần mềm hỗ trợ) nhằm tránh sự thiếu hụt về mặt nhân lực, thời gian.

 Danh mục thuốc đấu thầu theo tên biệt dược và kết quả chấm thầu chịu nhiều tác động xấu của thị trường chi phối .

 Đôi khi, giá thuốc của cùng một một mặt hàng thuốc trúng thầu lại chênh lệch rất nhiều giữa các bệnh viện và giữa các khu vực, các miền trong cả nước.[43], [49].

 Giá thuốc trúng thầu của một số loại thuốc cao hơn giá thuốc cùng loại trên thị trường cùng thời điểm. Giá thuốc trúng thầu cao một phần do nguyên nhân như hiện tượng thông đồng giữa các nhà thầu vẫn chưa được kiểm soát chặt chẽ…

 Chưa có mặt bằng chung về giá dược liệu, vacxin nên khó khăn trong công tác quản lý giá thuốc đấu thầu các mặt hàng đó.[43]

 Các bệnh viện có xu hướng chọn thuốc ngoại nhập với chi phí ngày càng cao dù thuốc trong nước đã sản xuất được với cùng hoạt chất, chất lượng tốt, giá thành hợp lí.

Một phần do các công ty sản xuất thuốc trong nước chưa quan tâm và đầu tư đúng mức tới hoạt động marketing, xây dựng chiến lược sản phẩm nhằm nâng cao uy tín, thương hiệu thuốc của mình làm giảm lợi thế cạnh tranh khi tham gia đấu thầu.

 Đánh giá tiêu chuẩn kỹ thuật chưa thống nhất, tương đương điều trị gần như chưa thực hiện được dẫn tới vẫn phải lựa chọn những thuốc đã có uy tín trên thế giới dù giá thành rất cao [45],[49],[55],[56]; .

1.5. TỔNG QUAN TểM TẮT CÁC ĐỀ TÀI NGHIấN CỨU VỀ CUNG ỨNG THUỐC BỆNH VIỆN VÀ HOA DƯỢC BỆNH VIỆN

Trong những năm gần đây, đã có nhiều đề tài nghiên cứu về hoạt động cung ứng thuốc bệnh viện thực hiện tại Trường Đại học Dược Hà nội dưới cấp độ khoá luận tốt nghiệp, luận văn thạc sỹ… các đề tài đã tập trung nghiên cứu vào bốn nội dungcủa chu trình cung ứng thuốc như bệnh viện Hữu Nghị, bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện E

3

29

[48], bệnh viện Trung ương quân đội 108, bệnh viện Huyết học truyền máu Trung ương, các đề tài đã sơ bộ cho thấy trong những năm gần đây, lĩnh vực cung ứng thuốc bệnh viện đã ngày một tốt hơn. Một số đề tài đã nghiên cứu và tiến hành can thiệp một phần hoạt động cung ứng thuốc của bệnh viện như Đỗ Bích Hà : Phân tích, đánh giá hoạt động đấu thầu thông qua khảo sát quy trình và kết quả đấu thầu tại một số bệnh viện giai đoạn 2005- 2007 [45] ; Luận văn của Dương Thuỳ Mai bước đầu ứng dụng tin học hỗ trợ hoạt động đấu thầu thuốc tại bệnh viện [49]…Tuy nhiên còn nhiều vấn đề bất cập cần được các cơ quan chức năng và các bệnh viện, khoa dược cải tiến và hoàn thiện trong những năm tiếp theo.

Bệnh viện Hữu Nghị là một bệnh viện đa khoa hạng 1 tuyến trung ương. Trong những năm gần đây đã có một số đề tài nghiên cứu về hoạt động cung ứng thuốc của bệnh viện, tuy nhiên các đề tài này mới chỉ nghiên cứu một số hoạt động riêng lẻ của chu trình cung ứng thuốc mà chưa nghiên cứu toàn diện về hoạt động cung ứng thuốc, tìm ra những bất cập chính yếu để đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cung ứng thuốc. Hoạt động cung ứng thuốc tại bệnh viện Hữu Nghị chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố: nhân lực, cơ sở vật chất, mô hình hoạt động, mô hình bệnh tật…Hoạt động đấu thầu cung ứng thuốc có nhiều bất cập gây chậm trễ cho phục vụ điều trị. Đề tài tập trung mô tả toàn cảnh thực trạng hoạt động cung ứng thuốc tại bệnh viện Hữu Nghị trong những năm gần đây, đồng thời tiến hành một số giải pháp can thiệp trong quản lý thuốc độc, gây nghiện, hướng tâm thần và quản lý đấu thầu thuốc, từ đó đề xuất mô hình hoạt động khoa dược và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cung ứng thuốc, góp phần phục vụ công tác chăm sóc sức khoẻ cho người bệnh tại bệnh viện Hữu nghị.

3

30

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ dược học hoạt động cung ứng thuốc tại bệnh viện hữu nghị thực trạng và một số giải pháp (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)