2.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 1) Đối tƣợng nghiên cứu
Đất lâm nghiệp phân theo 3 loại rừng (đất rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và rừng sản xuất).
2) Phạm vi nghiên cứu Phạm vi về không gian:
Đề tài đƣợc tiến hành nghiên cứu trên đất lâm nghiệp ở Tuyên Hóa tỉnh Quảng Bình.
Phạm vi về thời gian:
Đề tài thu thập số liệu nghiên cứu trong 5 năm từ năm 2011 đến năm 2016.
2.2. Nội dung nghiên cứu
1) Phân tích điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Tuyên Hóa liên quan đến đề tài nghiên cứu.
+ Điều kiện tự nhiên.
+ Điều kiện kinh tế xã hội.
+ Hiện trạng nguồn tài nguyên đất trên địa bàn nghiên cứu.
2) Phân tích biến động sử dụng đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện.
+ Biến động đất lâm nghiệp theo 3 loại rừng.
+ Biến động đất lâm nghiệp chuyển đổi sang đất sản xuất nông nghiệp.
+ Biến động đất sự lâm nghiệp sang đất phi nông nghiệp.
+ Nguyên nhân khách quan và chủ quan trong biến động sử dụng đất lâm nghiệp.
3) Phân tích thực trạng về sở hữu đất lâm nghiệp của các hộ gia đình ở huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình.
+ Tổng diện tích đất đai mà hộ gia đình sở hữu.
+ Diện tích đất lâm nghiệp hợp pháp của hộ gia đình.
+ Diện tích đất lâm nghiệp chƣa hợp pháp.
+ Giải pháp quản lý đất lâm nghiệp chƣa hợp pháp của hộ gia đình.
4) Phân tích những khó khăn, vướng mắc việc trong việc quản lý, sử dụng đất lâm nghiệp ở huyện Tuyên Hóa.
+ Xác định những khó khăn, tồn tại hiện nay trong sử dụng đất lâm nghiệp trên địa bàn nghiên cứu.
+ Đề tài sẽ tập trung phân tích những khó khăn, vướng mắc trong quản lý, sử dụng đất lâm nghiệp của Ban quản lý rừng phòng hộ Tuyên Hóa, UBND xã, hộ gia đình, cá nhân.
5) Đề xuất giải pháp nhằm quản lý, sử dụng đất lâm nghiệp ở huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình.
+ Giải pháp quy hoạch 3 loại rừng.
+ Giải pháp giao đất lâm nghiệp cho cộng đồng tham gia quản lý nhằm giảm xung đột về sử dụng đất lâm nghiệp.
+ Xây dựng cơ chế hưởng lợi từ đất lâm nghiệp cho các hộ gia đình tham gia nhận khoán đất lâm nghiệp với Ban quản lý rừng phòng hộ huyện Tuyên Hóa.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
1) Phương pháp thu thập thông tin - Thu thập thông tin thứ cấp:
- Thông tin đƣợc thu thập từ các cơ quan quản lý đất lâm nghiệp trên địa bàn nhƣ Hạt kiểm lâm, Phòng Tài nguyên & Môi trường, Trung tâm quỹ đất……
- Thu thập thông tin thứ cấp từ báo cáo khoa học, báo cáo đánh giá, báo cáo tổng kết của các cơ quan nghiên cứu, Ban quản lý các chương trình/dự án, UBND xã trên địa bàn nghiên cứu.
- Thu thập thông tin sơ cấp:
- Phỏng vấn các hộ dân (dựa vào bảng hỏi bán cấu trúc) có đất lâm nghiệp trên địa bàn cụ thể nhƣ sau:
Số lƣợng hộ phỏng vấn là 5% tổng số hộ (40 hộ) ở 2 xã điểm nghiên cứu là xã Ngƣ Hóa và Nam Hóa, mỗi xã 20 hộ chọn ngẫu nhiên theo danh sách.
2) Phương pháp điều tra thực địa
Điều tra thực địa ở các xã, thôn nhằm khảo sát những khó khăn, vướng mắc trong việc quản lý và sử dụng đất lâm nghiệp của ban quản lý rừng phòng hộ Tuyên Hóa, UBND các xã, hộ gia đình cá nhân.
Thành phần thảo luận nhóm tại các thôn gồm:
Đại diện các hộ gia đình nhận đất, cán bộ thôn, đại diện ban QLRPH có đất trên địa bàn thôn.
Tổng số người tham gia: Ban quản lý rừng phòng hộ 3, phòng Tài nguyên và Môi trường 2, phòng NN&PTNT 2, UBND mỗi xã 1 người x 3 xã tổng số 3 người, Đại diện thôn 1 người x 3 thôn x 3 xã tổng số 9 người.
Tổng số nhóm 19 người (có danh sách kèm theo phần phụ lục) 3) Phương pháp bản đồ
Bản đồ đƣợc sử dụng trong đề tài nhằm mô tả nguồn tài nguyên, các vùng dân cƣ, các vùng trọng điểm kinh tế xã hội.
Đặc biệt các bản hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp qua các giai đoạn.
4) Phương pháp phân tích thông tin
Phương pháp phân tích định lượng đơn giản về hiệu quả kinh tế của rừng trồng (tổng thu nhập trên 1 ha rừng trồng sau 5 năm, tổng chi phí, lợi nhuận sau chi phí, lãi ròng..) số lƣợng hộ điều tra 5 hộ/xã tổng số hộ 10 hộ.
Phương pháp phân tích định tính đơn giản thông qua trả lời của các hộ được phỏng vấn về hiệu quả xã hội và môi trường của rừng trồng.
Sử dụng phương pháp phân tích thông tin thu thập được bằng:
Phương pháp thống kê mô tả;
Phương pháp phân tích so sánh;
Phương pháp đánh giá chuyên sâu bằng định tính.