Tình hình quản lý nhà nước về đất đai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và giải pháp quản lý, sử dụng đất lâm nghiệp ở huyện tuyên hóa, tỉnh quảng bình (Trang 35 - 42)

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.2. Tình hình quản lý, sử dụng đất đai trên địa bàn huyện Tuyên Hóa

3.2.1. Tình hình quản lý nhà nước về đất đai

3.2.1.1. Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện văn bản đó

Công tác ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về đất đai là nội dung rất quan trọng vì nó là thước đo, là tiêu chuẩn của công tác quản lý. Nó xuyên suốt tất cả hoạt động của việc quản lý nhà nước về đất đai. Công tác này thể hiện quyền quản lý đất đai một cách khoa học chặt chẽ, là cơ sở để thực hiện quản lý, sử dụng và xử lý các vi phạm về đất đai.

Thời gian qua, UBND tỉnh Quảng Bình và UBND huyện Tuyên Hóa đã ban hành các văn bản đến từng xã để thực hiện tốt công tác quản lý đất đai và phát huy vai trò của nguồn tài nguyên đất trên cơ sở cải tạo và bảo vệ đất, bảo vệ môi trường đem lại hiệu quả cao nhƣ:

Quyết định số 15/2015/QĐ-UBND ngày 12/5/2015 của UBND tỉnh Quảng Bình Ban hành quy định trình tự, thủ tục về giao đất làm nhà ở, cho thuê đất và đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở.

UBND huyện Tuyên Hóa, UBND tỉnh Quảng Bình đã tổ chức thực hiện các thông tƣ, Nghị định của cấp trên nhƣ:

+ Luật Đất đai 2013;

+ Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai;

+ Nghị định số 45/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về thu tiền sử dụng đất;

+ Nghị định số 88/2009/NĐ-CP ngày 19/10/2009 của Chính phủ về cấp Giấy chứng nhận;

+ Thông tƣ số 23/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất…

Việc ban hành và thực hiện các văn bản pháp luật về đất đai đƣợc chính quyền huyện quan tâm sâu sắc. Huyện đã đƣa ra các văn bản sát với thực tế và phù hợp với điều kiện cụ thể của từng xã về quản lý và sử dụng đất. Hàng năm, huyện đã mở các lớp tập huấn cho cán bộ địa chính xã. Tuy vậy, việc ban hành các văn bản về đất đai chƣa thật hợp lý và hiệu quả, công tác tổ chức thực hiện các văn bản đất đai còn chậm và chƣa đúng trình tự.

3.2.1.2. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính

Thực hiện theo Chỉ thị 364/CT của Thủ tướng Chính phủ về việc hoạch định ranh giới các cấp, UBND huyện Tuyên Hóa cùng với các cơ quan chức năng đã tiến hành hoạch định ranh giới các xã trong huyện, ranh giới của huyện với các huyện: Minh Hóa, Quảng Trạch, Bố Trạch, Kỳ Anh (Hà Tĩnh), toàn bộ các mốc giới hành chính các xã đã được các xã lân cận nhất trí ký tên và được lưu trong hồ sơ địa giới hành chính.

Việc lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính của huyện đƣợc thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.

Việc xác định địa giới hành chính của huyện Tuyên Hóa nói chung và các xã trong huyện nói riêng đƣợc xây dựng dựa trên Thông tƣ 09/2007/TT-BTNMT ngày 02 tháng 08 năm 2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn lập, quản lý chỉnh lý hồ sơ địa chính. Đến nay các xã đã hoàn thành xong hệ thống lưới tọa độ địa giới hành chớnh cú số phõn định rừ ràng ranh giới giỏp ranh và bản đồ hành chớnh.

3.2.1.3. Khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất; điều tra đánh giá tài nguyên đất; điều tra xây dựng giá đất

Đo đạc lập bản đồ địa chính là tiền đề của công tác quản lý và sử dụng đất đai, giúp cơ quan chức năng có đầy đủ thông tin liên quan tới từng thửa đất cả về số lƣợng, chất lƣợng, vị trí, không gian, hiện trạng sử dụng đất.

Theo Nghị định số 73/NĐ-CP ngày 27 tháng 9 năm 1993 của Chính phủ về phân hạng đất, tính thuế đất nông nghiệp và căn cứ vào tình hình thực tiễn của địa phương thì công tác khảo sát, đánh giá, phân hạng đất của huyện Tuyên Hóa đã đạt đƣợc kết quả đáng kể.

Đo đạc lập bản đồ địa chính chính quy theo hệ toạ độ VN2000 18/20 xã, còn lại thị trấn Đồng Lê và xã Lê Hóa đo đạc theo hệ tọa độ HN72 từ năm 2000, nay đã biến động nhiều, nhƣng chƣa đƣợc chỉnh lý biến động theo quy định. Hiện nay đang thực hiện dự án đo đạc chỉnh lý, hoàn thiện cơ sở dữ liệu đất đai cho 20 xã và thị trấn.

Công tác lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất đƣợc thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai, theo định kỳ 5 năm 1 lần trên phạm vi toàn huyện, thực hiện tổng kiểm kê đất đai năm 2015, huyện Tuyên Hóa đã lập đƣợc bản đồ hiện trạng sử dụng đất cho cả huyện và 20 xã, thị trấn trong huyện.

Về bản đồ quy hoạch sử dụng đất, đối với các đơn vị đã triển khai lập quy hoạch sử dụng đất đều xây dựng bản đồ quy hoạch sử dụng đất theo đúng hướng dẫn về chuyên môn của ngành.

3.2.1.4. Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Thời gian qua việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của huyện về cơ bản thực hiện theo đúng quy hoạch kế hoạch đã đƣợc phê duyệt: Kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011 - 2015), quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 theo quyết định số 1811/QĐ-UBND ngày 29 tháng 7 năm 2013 của UBND tỉnh Quảng Bình về việc xét duyệt quy hoạch sử dụng đất huyện Tuyên Hóa đến năm 2020.

Tuy nhiên, một số chỉ tiêu quy hoạch chƣa thực hiện đƣợc trong giai đoạn này do dự báo về tốc độ phát triển còn chƣa sát với thực tế, khó khăn về nguồn vốn, mối quan hệ giữa lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất với lập quy hoạch, kế hoạch xây dựng của các ngành chƣa đồng bộ, có sự chồng chéo, bất cập trong quá trình triển khai thực hiện.

3.2.1.5. Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất Thực hiện Nghị định số 64/1993/NĐ-CP, Nghị định số 163/1999/NĐ-CP và Nghị định số 85/1999/NĐ-CP về việc giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng vào mục đích sản xuất nông, lâm nghiệp; Nghị định 88/1994/NĐ-CP về quản lý, sử dụng đất đô thị; Chỉ thị 245/TTg về quản lý, sử dụng đất của các tổ chức trong nước được Nhà nước giao đất, cho thuê đất,... các Thông tư và văn bản hướng dẫn của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình. Công tác giao đất, cho thuê đất đã đƣợc thực hiện khá tốt.

Căn cứ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã đƣợc phê duyệt, UBND huyện đề nghị UBND tỉnh giao đất, cho thuê đất cho các dự án trên địa bàn huyện. Nhìn chung, các chủ dự án đã quản lý và triển khai thực hiện có hiệu quả, phát triển quỹ đất xây dựng công trình công cộng phát triển hạ tầng trên địa bàn (giáo dục - đào tạo, y tế, giao thông,...). Tuy nhiên, cũng có một số dự án triển khai chƣa có hiệu quả. Đặc biệt là các dự án cho thuê đất triển khai trên địa bàn huyện nhìn chung là chƣa có hiệu quả, gây lãng phí đất.

Việc chuyển mục đích sử dụng đất đƣợc tiến hành qua các năm, chủ yếu là chuyển từ đất trồng cây lâu năm sang đất ở.

3.2.1.6. Quản lý việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất.

Hàng năm, UBND huyện Tuyên Hóa đã tiến hành thu hồi đất để giải phóng mặt bằng để xây dựng các công trình trên địa bàn huyện. Việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cƣ khi thu hồi đất để xây dựng các công trình phúc lợi xã hội, các dự án trên địa bàn huyện đƣợc thực hiện theo các quy định của pháp luật.

3.2.1.7. Đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

Việc đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp GCNQSD đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đƣợc thực hiện khá tốt.

Đăng ký quyền sử dụng đất nhằm xác lập quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất. Đây là một thủ tục hành chính đầu tiên thiết lập mối quan hệ pháp lý giữa chủ sử dụng đất và cơ quan quản lý đất đai. UBND huyện đã tạo điều kiện tốt nhất cho hộ gia đình, cá nhân, tổ chức đƣợc thực hiện quyền và nghĩa vụ này.

Việc lập và quản lý hồ sơ địa chính đƣợc thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Hiện tại, có 18/20 xã có hồ sơ địa chính hoàn thiện (thị trấn Đồng Lê và xã Lê Hóa chƣa có).

Công tác đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được thực hiện từ trước năm 1993, sau khi Luật Đất đai ra đời công tác này đã đƣợc đẩy mạnh, đến nay đã cấp được 62.432 giấy. Tuy vậy, vẫn còn nhiều trường hợp được cấp chưa đúng thời hạn.

3.2.1.8. Thống kê, kiểm kê đất đai

Hàng năm huyện đều tiến hành thống kê đất đai và 5 năm thực hiện tổng kiểm kê theo đúng quy định của Luật đất đai.

Thực hiện Chỉ thị số 618/CT-TTg, ngày 15/5/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010; Kế hoạch số 2841/BTNMT-TCQLĐĐ ngày 07/08/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc thực hiện kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010.

Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Tuyên Hóa đã hướng dẫn các xã, thị trấn kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất. Kết quả đã hoàn thành dữ liệu kiểm kê đất đai của các đơn vị hành chính cấp xã, cấp huyện và bản đồ hiện trạng sử dụng đất 2015 của xã, thị trấn và huyện theo quy định.

3.2.1.9. Xây dựng hệ thống thông tin đất đai

Quán triệt đến cán bộ, công chức, viên chức thuộc lĩnh vực tài nguyên môi trường tăng cường sử dụng văn bản điện tử, thư điện tử, cử cán bộ tham gia tập huấn, chuyển giao phần mềm VILIS để vận hành cơ sở dữ liệu về đất đai; tiếp tục duy trì vận

3.2.1.10. Quản lý tài chính về đất đai và giá đất

Công tác quản lý tài chính về đất đai đƣợc triển khai thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.Các nguồn thu từ đất mà UBND huyện quản lý đó là:

- Tiền sử dụng đất;

- Tiền thuế đất đối với đất do nhà nước cho thuê đất;

- Thuế sử dụng đất;

- Thuế chuyển quyền sử dụng đất;

- Tiền thu từ việc xử phạt vi phạm về pháp luật đất đai;

- Phí và lệ phí trong quản lý sử dụng đất.

Đây là nội dung quan trọng trong công tác nắm chắc tình hình đất đai của Nhà nước, thông qua công tác này sẽ tạo điều kiện cho người sử dụng đất thực hiện các quyền mà pháp luật quy định, đồng thời quản lý được sự biến động của đất và người sử dụng.

Là thị trường nhạy cảm dễ gây tiêu cực cho xã hội, chính vì vậy những năm qua UBND huyện, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện rất quan tâm đến việc quản lý tài chính đất đai, phải đảm bảo tăng nguồn thu ngân sách trên địa bàn, đảm bảo công bằng xã hội, tránh các thất thoát do trốn thuế, xử phạt kịp thời những hành vi vi phạm pháp luật về đất đai [5].

3.2.1.11. Quản lý giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất Thời gian qua UBND huyện đã chú trọng đến việc quản lý giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất, tổ chức cho nhân dân thực hiện tốt điều 166 và điều 167, Điều 170 Luật đất đai.

Người dân có quyền được chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; quyền thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất; quyền được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất.

Đồng thời cũng phải thực hiện những nghĩa vụ sau:

- Sử dụng đất đúng mục đích, đúng ranh giới thửa đất, đúng quy định về sử dụng độ sâu trong lòng đất và chiều cao trên không, bảo vệ các công trình công cộng trong lòng đất và tuân theo các quy định khác của pháp luật;

- Đăng ký quyền sử dụng đất, làm đầy đủ thủ tục khi chuyển đổi, chuyển nhƣợng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật;

- Thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật;

- Thực hiện các biện pháp bảo vệ đất;

- Tuân theo các quy định về bảo vệ môi trường, không làm tổn hại đến lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất có liên quan;

- Tuân theo các quy định của pháp luật về việc tìm thấy các đồ vật trong lòng đất;

- Giao lại đất khi Nhà nước có quyết định thu hồi đất hoặc khi hết thời hạn sử dụng đất.

Mặc dù đã được sự chỉ đạo của cấp trên nhưng do trình độ nhận thức của người dân còn hạn chế nên việc quản lý giám sát quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất còn gặp nhiều khó khăn.

Để công tác này đƣợc thực hiện tốt hơn thì việc quản lý giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất của các cơ quan quản lý Nhà nước về đất đai phải được thực hiện liên tục, thường xuyên và luôn gắn kết giữa nghĩa vụ và quyền lợi, bên cạnh đó cần tích cực tuyên truyền phổ biến kiến thức pháp luật tới người dân [5].

3.2.1.12. Thanh tra, kiểm tra, giỏm sỏt, theo dừi, đỏnh giỏ việc chấp hành quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai

Thực hiện Luật Đất đai năm 2013, Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai; Thực hiện Luật Khiếu nại - Tố cáo bổ sung, sửa đổi năm 2004 và năm 2005.

Trong các năm qua, Huyện ủy, UBND huyện Tuyên Hóa đã chỉ đạo các cơ quan tiến hành nhiều cuộc thanh tra, kiểm tra về việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và đã tiến hành xử lý các vi phạm pháp luật về đất đai theo đúng quy định của pháp luật.

Qua công tác thanh tra, kiểm tra đã phát hiện nhiều dạng vi phạm, chủ yếu là lấn chiếm đất ven các trục lộ, ven các đường trục giao thông chính; các vụ khiếu nại diễn ra xoay quanh công tác bồi thường giải phóng mặt bằng khi nhà nước thu hồi đất phục vụ các dự án, tranh chấp đất rừng.

Nhằm giải quyết tốt đơn thƣ khiếu nại, tố cáo trên địa bàn huyện, Huyện đã thành lập Hội đồng tư vấn giải quyết khiếu nại, tố cáo tham mưu UBND huyện giải quyết các khiếu nại, tố cáo liên quan đến đất đai. Thời gian qua trên địa bàn huyện đã tiếp nhận hơn 300 đơn thƣ khiếu nại, tranh chấp đất đai.

Tình hình giải quyết đơn thƣ khiếu nại tố cáo, tranh chấp và kiến nghị của nhân dân liên quan đến đất đai trong những năm qua đã đạt đƣợc những kết quả nhất định, có những kết quả đó là nhờ sự chỉ đạo sâu sát thường xuyên của Thường vụ Huyện uỷ, HĐND, UBND huyện, sự chỉ đạo về chuyên môn nghiệp vụ của Sở TNMT và sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban ngành, đoàn thể cấp huyện, Cấp uỷ chính quyền địa phương

và đội ngũ làm công tác tham mưu nên công tác này đã có tác dụng thiết thực, đúng pháp luật, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của nhân dân, tháo gỡ mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân, việc giải quyết tranh chấp, những vi phạm về đất đai đƣợc thực hiện ngay từ cơ sở, tuy nhiên năng lực giải quyết ở cơ sở vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập.

3.2.1.13. Phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai

Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật đƣợc triển khai sâu rộng đến tận các xã, thị trấn và người dân nhằm nâng cao hiệu quả tuyên truyền trong công tác quản lý tài nguyên và môi trường; nâng cao nhận thức của cộng đồng về bảo vệ tài nguyên, môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu; triển khai tuyên truyền và tổ chức thực hiện các hoạt động hưởng ứng Ngày Khí tượng Thế giới; ngày Nước thế giới; ngày Môi trường thế giới...Việc biên soạn các tài liệu tuyên truyền đã được chú trọng nhằm cụ thể hoá các quy định của pháp luật, nội dung ngắn gọn, dễ hiểu phù hợp với trình độ nhận thức của cán bộ và nhân dân; thực hiện tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trên các phương tiện thông tin đại chúng hoặc thông qua khai thác, sử dụng tủ sách pháp luật tại cơ sở; các buổi tọa đàm, tuyên truyền lưu động... nhờ đó đã góp phần nâng cao nhận thức, hiểu biết và thực thi pháp luật về tài nguyên và môi trường.

3.2.1.14. Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý và sử dụng đất đai

Tham gia tố tụng về tranh chấp đất đai đối với các trường hợp do Tòa án nhân dân huyện Tuyên Hóa và Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Bình thụ lý, tham gia tố tụng theo yêu cầu của Tòa án cấp cao liên quan đến việc khiếu nại về tranh chấp đất đai.

Thành lập các Đoàn xác minh và ban hành quyết định giải quyết đơn tố cáo của công dân tại xã Châu Hóa, xã Phong Hóa, xã Thanh Hóa, xã Thanh Thạch và xã Thạch Hóa.

Chỉ đạo Phòng Tài nguyên – Môi trường kiểm tra thực địa đối với 03 trường hợp đã cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất liên quan đến hành lang Quốc lộ 12A tại xã Tiến Hóa để tham mưu cho UBND huyện xử lý; tham gia cùng Tòa án nhân dân huyện Tuyên Hóa thẩm định tại chỗ các trường hợp tranh chấp đất đai tại các xã trên địa bàn.

Tổ chức hội nghị các phòng, ban và các cơ quan liên quan kiểm tra, rà soát để xây dựng kế hoạch cƣỡng chế hành vi lấn chiếm đất đai đối với ông Đinh Văn Nông tại thị trấn Đồng Lê; tham mưu xây dựng báo cáo tình hình nhân dân khiếu kiện tại nhà máy thủy điện Hố Hô, xã Hương Hóa, huyện Tuyên Hóa để có biện pháp giải quyết phù hợp.

Chỉ đạo Phòng Tài nguyên – Môi trường phối hợp với các phòng ban, các cơ quan liên quan và UBND các xã, thị trấn tập trung giải quyết các tồn động, vướng mắc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và giải pháp quản lý, sử dụng đất lâm nghiệp ở huyện tuyên hóa, tỉnh quảng bình (Trang 35 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)