CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Tuyên Hóa
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
Tuy là một huyện miền núi nghèo nhƣng những năm gần đây kinh tế của huyện tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng và có tiến bộ. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân 5 năm (2010 – 2015) đạt 9,1%. Cơ cấu kinh tế năm 2016 Nông - lâm - thuỷ sản chiếm 34,65%; Công nghiệp - xây dựng chiếm 24,38%;
Tổng sản lượng lương thực 20.119,6 tấn (năm 2015).
Thu ngân sách tăng bình quân 20,3%/năm, từ 22,981 tỷ đồng năm 2010 lên 67,3 tỷ đồng năm 2015. Thu nhập bình quân đầu người 18,64 triệu đồng năm 2015.
Cơ sở vật chất văn hóa đã đƣợc quan tâm đầu tƣ, năm 2015 toàn huyện có 35 trường đạt chuẩn quốc gia và 16 xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế.
Tỷ lệ hộ nghèo trên toàn huyện năm 2015 là 18,05% (4.152 hộ)
Năm 2016, toàn huyện có 12/20 xã, thị trấn thuộc diện đặc biệt khó khăn theo Quyết định số 204/QĐ-TTg ngày 01/02/2016 của Thủ tướng Chính phủ.
Cơ sở hạ tầng trên địa bàn huyện còn nhiều thiếu thốn, nhất là vấn đề giao thông, thủy lợi [20].
3.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế
Trong những năm qua mặc dù gặp nhiều khó khăn do thiên tai, song dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, Uỷ ban nhân dân huyện, cùng với lợi thế về tiềm năng thiên nhiên, nguồn lực con người, nền kinh tế của huyện Tuyên Hóa đã dần đi vào hướng phát triển ổn định.
- Tốc độ tăng trưởng năm 2016 là 9,8% trong đó giá trị sản xuất Nông - lâm - thủy sản tăng 5%; giá trị sản xuất Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng tăng 13,1%, thương mại & dịch vụ tăng 12,1%;
Bảng 3.1. Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyện Tuyên Hóa năm 2016
Tiêu chí Kết quả thực
hiện năm 2016 Kế hoạch năm 2016
Tăng (+), giảm (-)
% so với kế hoạch Tổng sản lượng lương thực 21.493,9 tấn 19.000 tấn +13
Tổng đàn gia súc 50.635 con 49.500 con + 2,3
Tổng thu ngân sách trên địa bàn 66,736 tỷ đồng 60 tỷ đồng +11 Bình quân thu nhập đầu người 23,78 triệu
đồng/người/năm
22 triệu
đồng/người/năm 8
Trồng rừng tập trung 971,6 ha 700 ha +38,8
Giải quyết việc làm 3.020 lao động 3.000 lao động +0,6 (Nguồn: Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch kinh tế - xã hội năm 2016, kế hoạch
phát triển kinh tế - xã hội năm 2017 của huyện Tuyên Hóa)
- Tỷ lệ hộ nghèo là 31.77% so với tổng số hộ toàn huyện, giảm 6,61% so với năm 2015.
- Phổ cập cấp trung học cơ sở đến năm 2016: 20/20 xã, thị trấn.
- Quốc phòng - An ninh luôn đƣợc giữ vững.
3.1.2.2. Cơ cấu kinh tế
Cơ cấu kinh tế năm 2016: Nông - lâm - ngƣ nghiệp: 34,65%; CN - TTCN - Xây dựng: 24,38%; Thương mại - Dịch vụ: 40,97%.
34.65%
24.38%
40.97%
Nông - lâm - ngƣ nghiệp CN - TTCN - Xây dựng Thương mại - Dịch vụ
Hình 3.2. Biểu đồ cơ cấu kinh tế của huyện Tuyên Hóa năm 2016
Nền kinh tế của huyện là dịch vụ - nông nghiệp - công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, trong những năm qua nhìn chung đã có bước tăng trưởng khá cao. Hiện nay cơ cấu kinh tế của huyện chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng dịch vụ - công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và giảm dần tỷ trọng nông - lâm - ngư nghiệp. Dịch vụ có bước phát triển đa dạng, đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh và phục vụ đời sống của nhân dân. Cơ sở hạ tầng phục vụ hoạt động dịch vụ trên địa bàn huyện chú trọng tập trung đầu tƣ nhƣ: Cơ sở hạ tầng ở thị trấn Đồng Lê; nâng cấp hệ thống chợ ở nhiều xã; hệ thống điện được nâng cấp; xây dựng, tu sửa nhiều trường học, trạm y tế. Lĩnh vực công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, xây dựng có những bước phát triển đáng kể, duy trì tốc độ tăng trưởng cao. Nông lâm ngư nghiệp phát triển theo hướng toàn diện.
Tuy vậy, nhìn chung cơ cấu kinh tế có phát triển nhƣng còn chậm so với tiến độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế chung của toàn tỉnh [20].
3.1.2.3. Thực trạng phát triển xã hội a) Dân số
Bảng 3.2. Dân số, diện tích tự nhiên, mật độ dân số theo xã, thị trấn của huyện Tuyên Hóa năm 2014
TT Xã, thị trấn Dân số
(Người)
Diện tích (km2)
Mật độ dân số (Người/km2)
1 Thị trấn Đồng Lê 5.767 10,75 536,5
2 Hương Hóa 3.173 105,06 30, 2
3 Kim Hóa 5.356 184,89 29
4 Thanh Hóa 5.685 132,47 42,9
5 Thanh Thạch 2.253 32,01 70,4
6 Thuận Hóa 2.376 45,48 52,2
7 Lâm Hóa 994 103,29 9,6
8 Lê Hóa 2.634 23,10 114
9 Sơn Hóa 3.316 30,04 110,4
10 Đồng Hóa 3.457 44,05 78,5
11 Ngƣ Hóa 461 61,42 7,5
12 Nam Hóa 1.746 23,67 73,8
13 Thạch Hóa 5.272 52,17 101,1
14 Đức Hóa 5.586 38,46 145,2
15 Phong Hóa 5.285 28,76 183,8
16 Mai Hóa 6.915 32,20 214,8
17 Tiến Hóa 6.689 40,23 166,3
18 Châu Hóa 5.281 18,20 290,2
19 Cao Quảng 2.784 119,04 23,4
20 Văn Hóa 3.311 25,69 128,9
Tổng số 78.341 1.150,98 68,0
(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Tuyên Hóa 2016)
Theo Niên giám thống kê huyện Tuyên Hóa năm 2016, tính đến ngày 31/12/2014, huyện Tuyên Hóa có tổng dân số là 78.341 người trong đó chủ yếu là dân tộc Kinh, ngoài ra có dân tộc Mã Liềng, dân tộc Chứt, dân tộc Sách,… Mật độ dân số trung bình của huyện là 68,1 người/km2 và sự phân bố dân cư có sự chênh lệch lớn giữa các đơn vị hành chính trong huyện với nhau.
Thị trấn Đồng Lê là nơi tập trung đông dân cƣ nhất huyện với mật độ dân số là 536,5 người/km2, mật độ dân số thấp nhất là xã Ngư Hóa với 7,5 người/km2. Tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên năm 2016 là 1,1% [3].
b) Lao động, việc làm
Theo số liệu thống kê năm 2016 toàn huyện có 51.091 người trong độ tuổi lao động, chiếm 65,22% dân số. Số người trong độ tuổi lao động có xu hướng tăng dần qua các năm đảm bảo nguồn lao động dồi dào cho sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Lao động chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, một số ít lao động sản xuất tiểu thủ công nghiệp như mộc dân dụng, chế biến lương thực, cơ khí sửa chữa nhỏ và dịch vụ.
Nhìn chung, số lao động tham gia vào các lĩnh vực hoạt động kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện hiện nay đƣợc sử dụng chƣa thật hợp lý, đặc biệt trong sản xuất nông nghiệp, do tính chất thời vụ nên vẫn còn tình trạng thiếu việc làm, năng suất lao động thấp nhất; tạo công ăn việc làm cho thanh niên, học sinh mới ra trường cũng như lực lượng lao động nông nhàn vẫn là vấn đề bức xúc cần đƣợc tập trung giải quyết của huyện.
Trong những năm qua bằng nhiều hình thức, huyện đã thực hiện chương trình quốc gia giải quyết việc làm và lồng ghép các chương trình dự án, đã có những biện pháp tích cực để giải quyết việc làm cho người lao động như hỗ trợ để khai hoang mở rộng diện tích sản xuất, đầu tƣ xây dựng các mô hình kinh tế, phối hợp với các ngành liên quan để xúc tiến việc làm cho người lao động góp phần giảm tỷ lệ lao động thất nghiệp và tỷ lệ hộ nghèo. Trong những năm tới, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, cần đặc biệt chú trọng đến việc phát triển nguồn nhân lực, đảm bảo việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động, nhằm nâng cao đời sống của nhân dân và ổn định chính trị, xã hội trên địa bàn huyện [3].
3.1.3. Đánh giá chung