3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3.1.3. Đánh giá chung
3.1.3.1. Thuận lợi
Điều kiện tự nhiên, khí hậu thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, trồng rừng, công nghiệp khai thác.
Kinh tế xã hội huyện những năm vừa qua đã có nhiều chuyển biến tích cực, giá trị sản xuất các ngành đều tăng. Cơ cấu kinh tế tăng trƣởng theo hƣớng tăng dần công
nghiệp, dịch vụ, giảm dần nông - lâm - ngƣ nghiệp.
Đƣợc sự quan tâm chỉ đạo của tỉnh Quảng Bình, các cấp các ngành, cơ sở hạ tầng kĩ thuật, xã hội của huyện đã đƣợc đầu tƣ và tu sửa, góp phần phát triển kinh tế - xã hội.
Đời sống của ngƣời dân đang đƣợc cải thiện, từng bƣớc giảm dần tỷ lệ đói nghèo, mù chữ. Cuộc sống của những ngƣời dân tộc thiểu số đã đỡ vất vả hơn.
Đã tập trung triển khai giải quyết tồn đọng về đất đai trên địa bàn thị trấn Đồng Lê, xã Tiến Hóa.
Công tác kiểm tra xử lý các trƣờng hợp vi phạm về quản lý bảo vệ rừng đƣợc tăng cƣờng, tổ chức đƣợc nhiều đợt truy quét lâm tặc trên địa bàn huyện. Thực hiện tốt công tác phòng chống cháy rừng nên trong những năm qua chƣa có vụ cháy rừng lớn xảy ra.
Văn hoá xã hội đã có nhiều tiến bộ. Đặc biệt, đã quan tâm đúng mức công tác chính sách - xã hội.
Công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật đƣợc chú trọng; Mặt trận các đoàn thể quần chúng đã tổ chức nhiều lớp tập huấn, tuyên truyền giáo dục, phổ biến pháp luật [20].
3.1.3.2. Khó khăn
Do đặc thù là huyện miền núi, địa hình bị chia cắt nên gây khó khăn cho phát triển kinh tế - xã hội. Điều kiện thời tiết phức tạp, thƣờng xuyên xảy ra lũ lụt, hạn hán gây cản trở cho sản xuất nông nghiệp, xây dựng.
Tuy nền kinh tế đã có bƣớc phát triển khá nhƣng chƣa vững chắc, đời sống của một bộ phận nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, nhất là đồng bào vùng dân tộc Mã Liềng.
Tiềm năng thế mạnh của địa phƣơng chƣa đƣợc khai thác triệt để, các mô hình sản xuất kinh doanh có hiệu quả chƣa đƣợc nhân rộng một cách hợp lý. Việc chỉ đạo phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề ở nông thôn còn chậm, hiệu quả sản xuất của các hợp tác xã còn thấp, nhất là các hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp.
Công tác quản lý bảo vệ rừng tuy đã có nhiều cố gắng nhƣng tình trạng khai thác, vận chuyển, buôn bán lâm sản trái phép vẫn còn xảy ra, một số địa phƣơng chƣa phối hợp chặt chẽ với các ngành chức năng để thực hiện quản lý, bảo vệ rừng. Công tác bảo vệ, chăm sóc rừng trồng còn yếu, tổ chức sử dụng đất rừng chƣa có hiệu quả.
Một số công trình xây dựng cơ bản tiến độ triển khai còn chậm, cá biệt còn có công trình chất lƣợng chƣa cao.
Công tác xoá đói giảm nghèo đã đƣợc quan tâm chỉ đạo, mỗi năm số hộ nghèo giảm trên 5%, song tình trạng tái nghèo vẫn còn xảy ra.
Năng lực điều hành của chính quyền cơ sở một số nơi còn yếu, thiếu năng động sáng tạo trong quá trình tham mƣu, thiếu nhạy bén trong quá trình tổ chức thực hiện và điều hành sản xuất [20].