CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÍN DỤNG VÀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG
1.4. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng
1.4.2. Các chỉ tiêu định lượng
Các chỉ tiêu định lượng bao gồm các chỉ tiêu phân tích tình hình tín dụng, các chỉ tiêu phản ánh nợ quá hạn, các chỉ tiêu phản ánh nợ xấu, chỉ tiêu sinh lời từ hoạt động tín dụng, chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn, trích lập dự phòng và bù đắp rủi ro tín dụng, vòng quay vốn tín dụng. Tất cả các chỉ tiêu trên phản ánh chính xác nhất về thực trạng tín dụng của ngân hàng, chất lượng tín dụng ngân hàng và rủi ro trong hoạt động ngân hàng thông qua các số liệu phân tích, tính toán và chấp nhận trong một khoảng tỷ lệ xác định tùy theo từng chỉ tiêu tín dụng.
1.4.2.1. Các chỉ tiêu phân tích tình hình tín dụng 1.4.2.1.1. Chỉ tiêu doanh số cho vay
Doanh số cho vay là tổng số tiền mà một ngân hàng đã phát cho khách hàng vay trong một thời kỳ nhất định. Doanh số cho vay phản ánh quy mô cấp tín dụng, khả năng cho vay, khai khác nguồn khách hàng của ngân hàng bao gồm các các khoản cho vay trong năm tính đến thời điểm hiện tại, và các khoản cho vay trong năm đã thu hồi. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ mức độ hoạt động của ngân hàng ổn định và có hiệu quả, ngược lại ngân hàng đang gặp khó khăn, nhất là trong việc tìm kiếm và khai khác nguồn khách hàng.
Đây là chỉ tiêu phản ánh chính xác, tuyệt đối về hoạt động cho vay trong một thời gian dài, thấy được khả năng hoạt động tín dụng qua các năm. Chỉ tiêu được tính bằng cách lấy doanh số cho vay năm nay trừ doanh số cho vay năm trước chia cho doanh số cho vay năm trước.
Tỷ lệ tăng trưởng DSCV (%) =
x 100%
Trong đó:
DSCV năm N :Doanh số cho vay năm nay DSCV năm( N – 1) :Doanh số cho vay năm trước 1.4.2.1.2. Chỉ tiêu doanh số thu nợ
Doanh số thu nợ là tổng số tiền mà ngân hàng thu hồi được từ các khoản đã cho vay trước đó trong một thời kỳ nhất định. Doanh số thu nợ cho thấy hiệu quả trong việc quản lý thu hồi các khoản nợ của khách hàng, thề hiện được đồng vốn ngân hàng luân chuyển nhanh hay chậm. Chỉ tiêu này được tính bằng cách so sánh giữa doanh số thu nợ nay năm so với năm trước, lấy doanh số thu nợ năm nay trừ doanh số thu nợ năm trước rồi chia cho doanh số thu nợ năm trước.
Tỷ lệ tăng trưởng DSTN (%) =
x 100%
Trong đó:
DSTN năm N :Doanh số thu nợ năm nay DSTN năm (N – 1) :Doanh số thu nợ năm trước 1.4.2.1.3. Dư nợ cho vay
Dư nợ cho vay là số tiền mà khách hàng vay đang còn nợ chưa trả tại một thời điểm, hay nói cách khác, dư nợ cho vay là số tiền đã phát cho khách hàng nhưng chưa thu hồi được. Chỉ tiêu dư nợ cho vay phản ánh quy mô tín dụng ngân hàng, so sánh sự tăng trưởng dư nợ tín dụng qua các năm để đánh giá khả năng cho vay, tìm kiếm khách hàng và đánh giá tình hình hoạt động tín dụng của ngân hàng.
Tốc độ tăng trưởng càng cao cho thấy mức độ hoạt động của ngân hàng càng ổn định và có hiệu quả, ngược lại ngân hàng đang gặp khó khăn, nhất là trong việc tìm kiếm khách hàng. Chỉ tiêu này được tính bằng cách lấy dư nợ tín dụng năm nay trừ đi dư nợ tín dụng năm trước rồi chia cho dư nợ năm trước.
Tốc độ tăng trưởng DNCV=
x 100%
Trong đó:
DNCV năm N :Dư nợ cho vay năm nay DNCV năm (N – 1) :Dư nợ cho vay năm trước 1.4.2.1.4. Dư nợ quá hạn cho vay
Nợ quá hạn là một trong những chỉ tiêu quan trọng dùng để đánh giá chất lượng tín dụng ngân hàng có hiệu quả hay không, đồng thời thể hiện khả năng quản lý các khoản cho vay, khả năng xử lý, thu hồi các khoản nợ quá hạn của phòng giao dịch.
Nguyên tắc quan trọng nhất của cho vay là sự hoàn trả, do đó tính an toàn là yếu tố quan trọng bậc nhất để cấu thành chất lượng cho vay. Khi một khoản vay không được hoàn trả đúng hạn như đã cam kết, mà không có lý do chính đáng thì nó sẽ vi phạm nguyên tắc cho vay quan trọng nhất của ngân hàng và nó bị chuyển sang nợ quá hạn với lãi suất cao hơn lãi suất bình thường. Trên thực tế phần lớn các khoản nợ quá hạn là các khoản nợ có vấn đề, có khả năng mất vốn lớn, có nghĩa là tính an toàn thấp.
Tốc độ tăng trưởng dư NQH =
x 100%
Trong đó:
Dư NQH năm N : Dư nợ quá hạn cho vay năm nay Dư NQH năm (N-1) : Dư nợ quá hạn cho vay năm trước 1.4.2.2. Các chỉ tiêu phản ánh nợ quá hạn
Nợ quá hạn của ngân hàng luôn tồn tại, rất khó tránh khỏi và ngân hàng phải kểm soát duy trì tỷ lệ nợ quá hạn ở mức độ cho phép thường là dưới 5% theo quy định NHNN, nhưng nếu ngân hàng có nhiều khoản nợ quá hạn hay tỷ lệ nợ quá hạn quá cao sẽ gặp khó khăn trong kinh doanh, sẽ có nguy cơ mất vốn, dễ dẫn đến mất khả năng thanh toán , thậm chí làm phá sản một ngân hàng. Đồng thời phản ánh khả năng quản lý tín dụng, đôn đốc thu hồi nợ của ngân hàng, mức độ rủi ro trong hoạt động tín dụng.
1.4.2.2.1. Tỷ lệ nợ quá hạn
Tỷ lệ nợ quá hạn =
x 100%
Tỷ lệ nợ quá hạn phản ánh số dư nợ gốc và lãi đã quá hạn mà chưa thu hồi được.
Nợ quá hạn cho biết, cứ trên 100 đồng dư nợ hiện hành có bao nhiêu đồng nợ đã quá hạn, đây là một chỉ tiêu cơ bản cho biết chất lượng tín dụng của ngân hàng. Nếu tỷ lệ nợ quá
hạn cao thì chứng tỏ chất lượng tín dụng của ngân hàng thấp và ngược lại, tỷ lệ nợ quá hạn thấp thì chất lượng tín dụng của ngân hàng cao.
1.4.2.2.2. Chỉ tiêu khách hàng có nợ quá hạn
Tỷ lệ khách hàng dư nợ có nợ quá hạn =
x 100%
Chỉ tiêu này cho biết, cứ 100 khách hàng vay vốn, thì có bao nhiêu khách đã quá hạn, tỷ lệ này cao phản ánh chính sách tín dụng của ngân hàng là không hiệu quả. Đồng thời, nếu chỉ tiêu này thấp hơn chỉ tiêu nợ quá hạn, thì cho biết nợ quá hạn tập trung vào những khách hàng lớn và ngược lại nếu chỉ tiêu này cao hơn chỉ tiêu nợ quá hạn thì nợ quá hạn tập trung vào những khách hàng nhỏ, cho biết mức độ tập trung rủi ro của hoạt động tín dụng ngân hàng là cao hay thấp.
1.4.2.2.3. Khả năng thu hồi nợ quá hạn
Để đánh giá chính xác hơn chất lượng tín dụng, phân thành nợ quá hạn có khả năng thu hồi và nợ quá hạn không có khả năng thu hồi, hai chỉ tiêu này cho ta biết được bao nhiêu phần trăm trong tổng nợ quá hạn có khả năng thu hồi, bao nhiêu phần trăm không có khả năng thu hồi.
Nợ quá hạn có khả năng thu hồi =
x 100%
Nợ quá hạn không có khả năng thu hồi=
x 100%