Tình hình xây dựng nông thôn mới trên thế giới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp duy trì các tiêu chí xây dựng nông thôn mới tại thành phố hà giang, tỉnh hà giang​ (Trang 21 - 26)

1.2. Cơ sở thực tiễn xây dựng nông thôn mới

1.2.1. Tình hình xây dựng nông thôn mới trên thế giới

Nông thôn Việt Nam và Trung Quốc có nhiều nét tương đồng. Trung Quốc đã thực hiện nhiều chính sách cải cách ở nông thôn. Đến năm 2009, thu nhập bình quân của cư dân nông thôn lần đầu tiên đạt mức trên 5.000 NDT tăng 8,5% so với năm trước. Cũng trong năm 2009, Trung Quốc đầu tư làm mới và sửa chữa khoảng 300.000 km đường bộ nông thôn; hỗ trợ trên 46 triệu người nghèo đảm bảo đời sống tối thiểu; triển khai thí điểm ở 320 huyện về bảo hiểm dưỡng lão xã hội nông thôn [14].

Việc chỉ đạo của Chính phủ trước kia cũng theo kiểu mệnh lệnh hành chính, nên việc thực hiện khá miễn cưỡng. Sau đó, việc thực hiện xây dựng NTM linh hoạt hơn, dựa trên quy hoạch tổng thể (ngân sách nhà nước và địa phương). Căn cứ tình hình cụ thể ở các địa phương, đặc điểm tự nhiên, xã hội, để đưa ra chính sách, biện pháp thích hợp. Ngân sách nhà nước chủ yếu dùng làm đường, công trình thủy lợi,… một phần dùng để xây nhà ở cho dân. Đối với nhà ở nông thôn, nếu địa phương nào ngân sách lớn, nông dân chỉ bỏ ra một phần, còn lại là tiền của ngân sách.

Nhà nước đầu tư nhiều hơn vào nông nghiệp. Đầu tiên là đầu năm 2006 Trung Quốc xoá bỏ thuế nông nghiệp đã tồn tại 2.600 năm, đã cắt 120 tỷ nhân dân tệ (15 tỷ USD) gánh nặng thuế của nông dân. Việc xoá bỏ thuế làm cho

14

ngân sách các xã giảm nhiều, nhất là ở các vùng không có hoạt động phi nông nghiệp. Ngân sách cho phát triển nông thôn tăng lên. Xây dựng một cơ chế để công nghiệp và đô thị thúc đẩy phát triển nông thôn. Sự phân phối thu nhập quốc dân sẽ được điều chỉnh để cho việc tiêu thụ thuế và đầu tư ngân sách và tài sản cố định và tín dụng sẽ tăng cho nông nghiệp và nông thôn. Hỗ trợ từ vốn nhà nước sẽ lớn và tăng liên tục. Phần lớn trái phiếu và vốn ngân sách sẽ đi về phát triển nông thôn. Đặc biệt đầu tư để cải tiến sản xuất và điều kiện sống sẽ trở thành một luồng ổn định để tăng vốn cho xây dựng. Năm 2005, Nhà nước đã chi 297,5 tỷ nhân dân tệ cho tam nông, năm 2006: 339,7 tỷ nhân dân tệ và năm 2007: 391,7 tỷ nhân dân tệ [12].

Công cuộc cải cách nông thôn của Trung Quốc trải qua nhiều dấu mốc.

Trong đó, những mốc quan trọng là xóa bỏ công xã nhân dân; xác lập thể chế kinh doanh hai tầng kết hợp, lấy kinh doanh bao thầu gia đình làm cơ sở; mở cửa toàn diện thị trường nông sản; xóa bỏ thuế nông nghiệp, và thực hiện trợ cấp trực tiếp cho nông dân. Trung Quốc thực hiện nội dung hai mở, một điều chỉnh là mở cửa giá thu mua, thị trường mua bán lương thực; một điều chỉnh là chuyển từ trợ cấp gián tiếp qua lưu thông thành trợ cấp trực tiếp cho nông dân trồng lương thực.

Định hướng phát triển tài chính hỗ trợ tam nông ở Trung Quốc là nông nghiệp hiện đại, nông thôn đô thị hóa và nông dân chuyên nghiệp hóa. Trong chính sách tài chính, để tăng thu nhập cho nông dân, Trung Quốc tăng đầu tư hỗ trợ về giá mua giống, hỗ trợ thu mua lương thực không thấp hơn giá thị trường, mua máy móc thiết bị nông nghiệp và vốn. Cùng đó, Trung Quốc cũng tập trung xây dựng cơ chế hướng nghiệp, đào tạo kỹ năng làm việc, đặc biệt là lao động trẻ. Ngoài ra, bên cạnh giảm thu phí và thuế với nông dân, Trung Quốc còn có chủ trương, đảm bảo trong vòng 3 năm xóa bỏ tình trạng các xã, thị trấn không có dịch vụ tài chính tiền tệ cơ bản. Đồng thời, thúc đẩy việc mua đồ gia dụng, ô tô, xe máy tại các xã, bằng cách nhà nước trợ cấp 13% trên tổng giá trị hàng hoá khi nông dân mua sản phẩm do nhà nước định hướng [14].

15

1.2.1.2. Hàn Quốc

Sau trận lụt lớn năm 1969, người dân Hàn Quốc phải tu sửa lại nhà cửa, đường sá, ruộng vườn mà không có sự trợ giúp của chính phủ. Trong khi đi thị sát tình hình dân chúng, Tổng thống Hàn Quốc lúc bấy giờ là Park Chung Hy nhận ra rằng viện trợ của chính phủ cũng là vô nghĩa nếu người dân không nghĩ cách tự cứu lấy mình. Hơn thế nữa, khuyến khích người dân tự hợp tác và giúp đỡ nhau là điểm mấu chốt để phát triển nông thôn.

Những ý tưởng này chính là nền tảng của phong trào “Saemaul Undong”

được đích thân Tổng thống Park phát động vào ngày 22/4/1970. “Saemaul” theo nghĩa tiếng Hàn là “sự đổi mới của cộng đồng” được ghép với “Undong” có nghĩa là một phong trào và cụm từ “Saemaul Undong” có nghĩa là phong trào đổi mới cộng đồng. Vì phong trào bắt đầu từ nông thôn nên “Saemaul Undong”

được hiểu là “phong trào đổi mới nông thôn”. Sự ra đời kịp thời của Saemaul Undong” vào đúng lúc nông thôn Hàn Quốc đang trì trệ trong đói nghèo cần có sự bứt phá mạnh mẽ và những kết quả khả quan đạt được ngay sau đó đã làm nức lòng nông dân cả nước. Tới năm 1974, chỉ sau 4 năm phát động “Saemaul Undong”, sản lượng lúa tăng đến mức có thể tự túc lương thực, phổ biến kiến thức nông nghiệp đã tạo nên một cuộc cách mạng trong phương pháp canh tác, thu nhập một năm của hộ nông dân (674 nghìn won tương đương 562 USD) cao hơn so với hộ ở thành thị (644 nghìn won tương đương 537 USD). Vào năm 1980, bộ mặt nông thôn có thể nói đã hoàn toàn thay đổi với đầy đủ điện, đường, nước sạch, công trình văn hóa… “Saemaul Undong” từ một phong trào ở nông thôn đã lan ra thành một phong trào đổi mới toàn xã hội Hàn Quốc [24].

Bộ mặt nông thôn Hàn Quốc đã có những thay đổi hết sức kỳ diệu. Trong 8 năm từ 1971-1978, Hàn Quốc đã cứng hóa được 43.631km đường làng nối với đường của xã, trung bình mỗi làng nâng cấp được 1.322m đường; cứng hóa đường ngừ xúm 42.220km, trung bỡnh mỗi làng là 1.280m; xõy dựng được 68.797 cầu (Hàn Quốc là đất nước có nhiều sông suối), kiên cố hóa 7.839km đê,

16

kè; xây 24.140 hồ chứa nước và 98% hộ có điện thắp sáng. Đặc biệt, vì không có quỹ bồi thường đất và các tài sản khác nên việc hiến đất, tháo dỡ công trình, cây cối, đều do dân tự giác bàn bạc, thỏa thuận, ghi công lao đóng góp và hy sinh của các hộ cho phong trào.

Nhờ phát triển giao thông nông thôn nên các hộ có điều kiện mua sắm phương tiện sản xuất. Cụ thể là năm 1971 cứ 3 làng mới có 1 máy cày thì đến năm 1975 trung bình mỗi làng đã có 2,6 máy cày, rồi nâng lên 20 máy vào năm 1980. Từ đó tạo phong trào cơ khí hóa trong sản xuất nông nghiệp, áp dụng công nghệ cao, giống mới lai tạo đột biến, công nghệ nhà lưới, nhà kính trồng rau, hoa quả đã thúc đẩy năng suất, giá trị sản phẩm nông nghiệp tăng nhanh. Năm 1979, Hàn Quốc đã có 98% số làng tự chủ về kinh tế.

Ông Le Sang Mu, cố vấn đặc biệt của Chính phủ Hàn Quốc về nông, lâm, ngư nghiệp cho biết: Chính phủ hỗ trợ một phần đầu tư hạ tầng để nông thôn tự mình vươn lên, xốc lại tinh thần, đánh thức khát vọng tự tin. Thắng lợi đó được Hàn Quốc tổng kết thành 6 bài học lớn.

Thứ nhất, phát huy nội lực của nhân dân để xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn phương châm là nhân dân quyết định và làm mọi việc “Nhà nước bỏ ra 1 vật tư, nhân dân bỏ ra 5-10 công sức và tiền của”. Dân quyết định loại công trình, dự án nào cần ưu tiên làm trước, công khai bàn bạc, quyết định thiết kế và chỉ đạo thi công, nghiệm thu công trình. Năm 1971, Chính phủ chỉ hỗ trợ cho 33.267 làng, mỗi làng 335 bao xi măng. Năm 1972 lựa chọn 1.600 làng làm tốt được hỗ trợ thêm 500 bao xi măng và 1 tấn sắt thép. Sự trợ giúp này chính là chất xúc tác thúc đẩy phong trào nông thôn mới, dân làng tự quyết định mức đóng góp đất, ngày công cho các dự án.

Thứ hai, phát triển sản xuất để tăng thu nhập. Khi kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất được xây dựng, các cơ quan, đơn vị chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, giống mới, khoa học công nghệ giúp nông dân tăng năng suất cây trồng, vật nuôi, xây dựng vùng chuyên canh hàng hóa. Chính phủ xây dựng nhiều nhà máy ở nông

17

thôn để chế biến và tiêu thụ nông sản cũng như có chính sách tín dụng nông thôn, cho vay thúc đẩy sản xuất. Từ năm 1972 đến năm 1977 thu nhập trung bình của các hộ tăng lên 3 lần.

Thứ ba, đào tạo cán bộ phục vụ phát triển nông thôn Hàn Quốc, xác định nhân tố quan trọng nhất để phát triển phong trào “làng mới” là đội ngũ cán bộ cơ sở theo tinh thần tự nguyện và do dân bầu. Hàn Quốc đã xây dựng 3 trung tâm đào tạo quốc gia và mạng lưới trường nghiệp vụ của các ngành ở địa phương. Nhà nước đài thọ, mở các lớp học trong thời gian từ 1-2 tuần để trang bị đủ kiến thức thiết thực như kỹ năng lãnh đạo cơ bản, quản lý dự án, phát triển cộng đồng.

Thứ tư, phát huy dân chủ để phát triển nông thôn. Hàn Quốc thành lập hội đồng phát triển xã, quyết định sử dụng trợ giúp của Chính phủ trên cơ sở công khai, dân chủ, bàn bạc để triển khai các dự án theo mức độ cần thiết của địa phương. Thành công ở Hàn Quốc là xã hội hóa các nguồn hỗ trợ để dân tự quyết định lựa chọn dự án, phương thức đóng góp, giám sát công trình.

Thứ năm, phát triển kinh tế hợp tác từ phát triển cộng đồng Hàn Quốc đã thiết lập lại các hợp tác xã (HTX) kiểu mới phục vụ trực tiếp nhu cầu của dân, cán bộ HTX do dân bầu chọn. Phong trào “làng mới” là bước ngoặt đối với sự phát triển của HTX hoạt động đa dạng, hiệu quả trong dịch vụ tín dụng, cung cấp đầu vào cho sản xuất, tiếp thị nông sản, bảo hiểm nông thôn và các dịch vụ khác. Trong vòng 10 năm, doanh thu bình quân của 1 HTX tăng từ 43 triệu won lên 2,3 tỉ won.

Thứ sáu, phát triển và bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường bằng sức mạnh toàn dân. Chính phủ quy hoạch, xác định chủng loại cây rừng phù hợp, hỗ trợ giống, tập huấn cán bộ kỹ thuật chăm sóc vườn ươm và trồng rừng để hướng dẫn và yêu cầu tất cả chủ đất trên vùng núi trọc đều phải trồng rừng, bảo vệ rừng.

Nếu năm 1970 phá rừng còn là quốc nạn thì 20 năm sau rừng xanh đã che phủ khắp nước và đây được coi là một kỳ tích của phong trào“làng mới” (Tuấn Anh, 2012) [21].

18

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp duy trì các tiêu chí xây dựng nông thôn mới tại thành phố hà giang, tỉnh hà giang​ (Trang 21 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)