Bài học kinh nghiệm duy trì tiêu chí xây dựng nông thôn mới ở một số địa phương trên cả nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp duy trì các tiêu chí xây dựng nông thôn mới tại thành phố hà giang, tỉnh hà giang​ (Trang 32 - 37)

1.2. Cơ sở thực tiễn xây dựng nông thôn mới

1.2.3. Bài học kinh nghiệm duy trì tiêu chí xây dựng nông thôn mới ở một số địa phương trên cả nước

1.2.3.1. Huyện Tư Nghĩa, Quảng Ngãi

Ban Chỉ đạo Chương trình nông thôn mới trung ương đã ban hành văn bản số 14/BCĐTW-VPĐP về chỉ đạo xây dựng kế hoạch duy trì và nâng cao chất lượng tiêu chí đối với các xã đã được công nhận đạt chuẩn NTM.

Theo đó, các xã sau khi đã được công nhận đạt chuẩn NTM cần xây dựng kế hoạch duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí, nâng cao chất lượng đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn, đảm bảo sự tăng trưởng và phát triển bền vững. Đối với các xã đã đạt chuẩn có thể bổ sung thêm các tiêu chí mới, nhưng trước hết tập trung rà soát, duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí theo Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới đã có. Nâng cao chất lượng tiêu chí bao gồm nâng mức đạt của các chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về NTM và bổ sung một số chỉ tiêu phản ánh mức độ hưởng thụ cao hơn về vật chất, tinh thần của người dân nông thôn. Đồng thời, quy định tốc độ tăng trưởng tối thiểu cần đạt đối với một số tiêu chí khi xem xét công nhận xã đạt chuẩn NTM bền vững. Sau 05 năm xét công nhận lại xã đạt chuẩn NTM, những xã đạt chuẩn bền vững sẽ tiếp tục được ưu tiên hỗ trợ từ nguồn ngân sách Nhà nước để tạo điều kiện cho phát triển. Một số nội dung chủ yếu của kế hoạch duy trì và nâng cao chất lượng tiêu chí.

Các nội dung cần ưu tiên (06 nội dung)

- Tiếp tục hoàn thiện cơ sở hạ tầng thiết yếu trên địa bàn xã nhằm tạo điều kiện cho phát triển kinh tế - xã hội, tăng mức độ hưởng thụ trực tiếp cho cư dân nông thôn, bao gồm:

25

+ Hoàn thiện hệ thống giao thông trên địa bàn xã: nâng cao tỷ lệ km đường trục thôn, xóm được cứng hoá đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật của Bộ GTVT;

tỷ lệ km đường ngừ, xúm được cứng húa; tỷ lệ km đường trục chớnh nội đồng được cứng hóa, xe cơ giới đi lại thuận tiện.

+ Hoàn thiện hệ thống các công trình đảm bảo cung cấp điện phục vụ sinh hoạt và sản xuất trên địa bàn xã (đặc biệt là hệ thống điện phục vụ các khu vực sản xuất hàng hóa tập trung).

+ Hoàn thiện các công trình đảm bảo cung cấp nước sạch hợp vệ sinh cho người dân trên địa bàn. Nâng cao tỷ lệ hộ có nhà tiêu hợp vệ sinh và tỷ lệ hộ chăn nuôi có chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh.

+ Hoàn thiện hệ thống các công trình phục vụ việc chuẩn hóa về giáo dục trên địa bàn xã.

+ Hoàn thiện hệ thống các công trình cùng các trang thiết bị phù hợp (hệ thống âm thanh, ánh sáng, bàn ghế, các loại nhạc cụ phù hợp...) phục vụ nhu cầu về hoạt động văn hóa, thể thao trên địa bàn xã; xây dựng nội dung và tổ chức hoạt động thường xuyên.

+ Tổ chức thực hiện công tác duy tu, bảo trì các công trình, đảm bảo nâng cao hiệu quả của hệ thống cơ sở hạ tầng trên địa bàn xã.

- Phát triển sản xuất gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập cho người dân:

+ Tập trung triển khai các dự án phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa chủ lực trên địa bàn xã theo Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Đảm bảo thu nhập bình quân đầu người hàng năm đạt và vượt mức quy định (theo vùng) do Tổng cục Thống kê ban hành.

+ Phấn đấu không còn hộ nghèo (trừ các trường hợp thuộc diện bảo trợ xã hội theo quy định).

+ Tiếp tục đào tạo nghề cho lao động nông thôn, giải quyết việc làm, nâng cao tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên.

26

+ Có ít nhất 01 HTX hoặc Tổ hợp tác hoạt động hiệu quả, có giá trị sản lượng nông sản liên kết tiêu thụ giữa nông dân (hoặc HTX, THT) với các đối tác kinh tế khác đạt mức tối thiểu 03 tỷ đồng/xã/năm.

- Nâng cao chất lượng môi trường nông thôn:

+Tổ chức tập huấn, tuyên truyền nâng cao ý thức của người dân về bảo vệ, cải thiện cảnh quan, môi trường nơi sinh sống và sản xuất.

+ Xây dựng và nhân rộng các mô hình ứng dụng khoa học, công nghệ trong phân loại, thu gom, xử lý rác thải, nước thải từ hộ gia đình; mô hình xã, thôn xanh – sạch – đẹp.

- Phát triển đời sống văn hóa nông thôn:

+ Xây dựng đời sống văn hóa nông thôn mới; phát triển mạnh các phong trào văn hóa, thể thao cơ sở; bảo tồn và phát huy giá trị tốt đẹp của các hoạt động văn hóa truyền thống gắn với bản sắc văn hóa của từng dân tộc, vùng miền.

+ Nâng cao tỷ lệ số thôn, bản, hộ gia đình đạt tiêu chuẩn văn hoá theo quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

- Nâng cao chất lượng hệ thống tổ chức chính trị xã hội và năng lực cán bộ, công chức xã:

+ Tiếp tục tổ chức đào tạo cán bộ, công chức xã đạt chuẩn theo quy định của Bộ Nội vụ, đáp ứng yêu cầu xây dựng NTM.

+ Bố trí công chức cấp xã chuyên trách về xây dựng NTM (theo quy định tại Quyết định số 1996/QĐ-TTg ngày 04/11/2014 của Thủ tướng Chính phủ).

+ Các tổ chức chính trị - xã hội của xã có đề án tham gia xây dựng NTM, hàng năm triển khai thực hiện có kết quả cụ thể.

+ Định kỳ tổ chức lấy ý kiến về sự hài lòng của người dân về chất lượng cung cấp dịch vụ công và kết quả xây dựng NTM trên địa bàn xã.

- Giữ vững an ninh, trật tự xã hội: Xây dựng nội quy, quy ước làng xóm về trật tự, an ninh; phòng, chống các tệ nạn xã hội và các hủ tục lạc hậu; tổ chức các mô hình cộng đồng tự quản bảo vệ an ninh TTXH ở thôn, xóm.

27

Các nội dung cần tiếp tục duy trì và thực hiện có hiệu quả

- Rà soát, bổ sung, cập nhật quy hoạch để phù hợp với yêu cầu tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp - dịch vụ - tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn, hướng đến tăng thu nhập bền vững cho người dân và phát triển môi trường cảnh quan xanh - sạch - đẹp.

- Về cơ sở hạ tầng phụ trợ phục vụ nhu cầu phát triển sản xuất, đời sống của cư dân nông thôn:

+ Hoàn thiện hệ thống thủy lợi trên địa bàn xã theo quy hoạch.

+ Nâng cao hiệu quả sử dụng hệ thống các công trình cơ sở hạ tầng phục vụ thương mại và dịch vụ trên địa bàn.

+ Nâng cấp cơ sở vật chất cho hệ thống thông tin và truyền thông cơ sở.

+ Nâng cao tỷ lệ hộ có nhà ở đạt tiêu chuẩn của Bộ Xây dựng.

- Về giáo dục, y tế:

+ Nâng cao chất lượng công tác dạy và học ở các cấp. Tiếp tục nâng cao tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở được tiếp tục học trung học (phổ thông, bổ túc, học nghề).

+ Nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe người dân trên địa bàn xã.

Nâng cao tỷ lệ người dân tham gia Bảo hiểm y tế.

1.2.3.2. Xã Hồng Phương, Huyện Yên Lạc, Vĩnh Phúc

Là xã vùng bãi nằm ở phía cuối của huyện Yên Lạc, diện tích tự nhiên chưa đầy 323 ha, thu nhập của người dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, những năm trước đây, Hồng Phương gặp nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế - xã hội. Năm 2010, qua rà soát đối chiếu với Bộ tiêu chí Quốc gia về xây dựng NTM, địa phương mới chỉ đạt 8/19 tiêu chí.

Phát huy ni lc

Vì vậy, bắt tay vào xây dựng NTM, Đảng ủy, chính quyền xã Hồng Phương xác định phải phát huy tối đa sức mạnh nội lực, "lấy dân làm gốc" để làm "đòn bẩy" hoàn thành tất cả các tiêu chí. Công tác tuyên truyền được đẩy

28

mạnh bằng nhiều hình thức phong phú nhằm giúp người dân hiểu được vai trò vừa là chủ thể, vừa là đối tượng thụ hưởng thành quả đạt được.

Xã tổ chức rà soát, xây dựng kế hoạch cụ thể thực hiện từng tiêu chí với phương châm "Dễ làm trước, khó làm sau"; công khai, minh bạch, thực hiện tốt quy chế dân chủ ở từng thôn, xóm; phát huy tính tiên phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên. Sau 5 năm triển khai quyết liệt, xã đã hoàn thành 18/19 tiêu chí (riêng tiêu chí Chợ không phải thực hiện) và "cán đích" NTM vào cuối năm 2015.

Trong giai đoạn 2011- 2015, xã đã huy động các nguồn lực được trên 173 tỷ đồng cho chương trình xây dựng NTM; trong đó, nhân dân tự đầu tư và đóng góp trên 110 tỷ đồng, gần 1.800 ngày công lao động và hiến 720 m2 đất nông nghiệp. Diện mạo nông thôn khởi sắc từng ngày. Hạ tầng thiết yếu được quan tâm đầu tư xây dựng; đường giao thông nông thôn, giao thông nội đồng cơ bản đã được cứng hóa. Hệ thống thủy lợi cơ bản đáp ứng được yêu cầu sản xuất.

Trên địa bàn xã đã hình thành vùng sản xuất lúa hàng hóa GS9 với diện tích 40 ha và Thiên Ưu 8 quy mô 25 ha tập trung ở 3 thôn: Phương Nha, Trung Nha và Phú Phong cùng một số mô hình trồng thanh long ruột đỏ, bưởi Diễn, cà chua ghép, bí đỏ, khoai tây…; 14 gia trại, trang trại tổng hợp được xây dựng theo mô hình khu chăn nuôi kết hợp nuôi trồng thủy sản xa khu dân cư.

Công tác bảo vệ, giữ gìn vệ sinh môi trường của nhân dân chuyển biến tích cực. Sự nghiệp giáo dục- đào tạo được quan tâm với 3 trường học đều đạt chuẩn Quốc gia mức độ I. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân từng bước được nâng cao. Thu nhập bình quân đầu người năm sau cao hơn năm trước, năm 2017 đạt 37 triệu đồng.

Nâng cao cht lượng các tiêu chí

Theo Chủ tịch UBND xã Nguyễn Văn Tình , đạt chuẩn NTM đã khó, duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí lại càng khó hơn, nhất là trong bối cảnh diễn biến phức tạp của thời tiết và biến động của thị trường như hiện nay. Để nâng cao chất lượng các tiêu chí, BCĐ NTM của xã đã xây dựng xong lộ trình,

29

các giải pháp cụ thể nhằm duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí cho từng năm trong giai đoạn 2016-2020, nhất là đối với các tiêu chí “động” như: Thu nhập, hộ nghèo, y tế, môi trường, hệ thống chính trị. Trong đó, trọng tâm là tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền, phát huy vai trò của MTTQ và các đoàn thể nhân dân, nêu cao trách nhiệm của người đứng đầu.

Cụ thể, đối với các tiêu chí thu nhập, hộ nghèo, xã tiếp tục vận động nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; đưa tiến bộ KHKT với những giống cây, con có năng suất cao vào sản xuất; khuyến khích bà con đầu tư, phát triển trang trại, gia trại chăn nuôi gia súc, gia cầm... Đặc biệt là tuyên truyền, triển khai xây dựng Kế hoạch dồn thửa đổi ruộng trên địa bàn xã giai đoạn 2016- 2020. Đồng thời, hỗ trợ hộ nghèo vay vốn, có phương tiện và tư liệu sản xuất, từng bước vươn lên thoát nghèo…

Năm 2017, xã triển khai xây dựng mô hình thí điểm sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP với mức đầu tư trên 3,7 tỷ đồng. Về tiêu chí y tế, xã chủ trương tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền để người dân tự nguyện tham gia các hình thức bảo hiểm y tế, phấn đấu đạt trên 86 %.

Đối với tiêu chí môi trường, xã tăng cường vận động nhân dân đầu tư đấu nối sử dụng nước sạch, bình lọc nước sạch quy mô hộ gia đình để có nước sinh hoạt hợp vệ sinh. Đồng thời, lồng ghép tuyên truyền thông qua các tổ chức hội, đoàn thể nâng cao nhận thức và trách nhiệm của người dân trong việc giữ gìn đường làng, ngừ xúm xanh-sạch- đẹp; thực hiện tốt cuộc vận động “Toàn dõn đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư" và duy trì hoạt động hiệu quả của lò đốt rác. Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị- xã hội vững mạnh và đảm bảo an ninh trật tự, không có tụ điểm phức tạp về trật tự xã hội, không có người nghiện ma túy.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp duy trì các tiêu chí xây dựng nông thôn mới tại thành phố hà giang, tỉnh hà giang​ (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)