Điều kiện tự nhiên và tình hình kinh tế - xã hội của thành phố Hà Giang

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp duy trì các tiêu chí xây dựng nông thôn mới tại thành phố hà giang, tỉnh hà giang​ (Trang 45 - 49)

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Điều kiện tự nhiên và tình hình kinh tế - xã hội của thành phố Hà Giang

Thành phố Hà Giang là trung tâm kinh tế, chính trị của tỉnh Hà Giang, nằm ở vị trí trung tâm của tỉnh, cách biên giới Việt Nam -Trung Quốc 23 km và cách Hà Nội 318 km. Ba phía Bắc, Tây và Nam giáp với huyện Vị Xuyên, phía Đông giáp huyện Bắc Mê. Thành phố Hà Giang rộng 135,33 km² và có 71.689 nghìn nhân khẩu gồm 22 dân tộc khác nhau trong đó người Kinh chiếm 55,7% và người Tày chiếm 22%. Khu vực dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn (55%) trong giá trị sản lượng của Thành phố Hà Giang, khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 20,2%.

3.1.2. Đặc đim địa hình

Nằm trong vùng chuyển tiếp của các huyện núi đá vùng cao và các huyện núi đất vùng thấp, thành phố Hà Giang có địa hình tương đối phức tạp theo hướng nghiêng dần từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông.

Địa hình đồi núi thấp: tập trung nhiều ở khu vực phía Tây xã Phương Độ, một phần ở xã Ngọc Đường, có độ cao thay đổi từ 100-700m, địa hình đồi bát úp hoặc lượn sóng thuận lợi cho phát triển một số cây nông nghiệp, đặc biệt trong đó là sản xuất rau an toàn.

Các loại đất trên địa hình này được hình thành từ các sản phẩm bồi tụ (phù sa và dốc tụ). Địa hình khá bằng phẳng có điều kiện giữ nước và tưới nước.

Địa hình này tập trung nhiều ở phía Bắc xã Phương Độ, Phương Thiện dọc theo Quốc lộ 2, khu vực giáp ranh phường Ngọc Hà và xã Ngọc Đường.

3.1.3. Khí hu, thy văn

Đặc điểm chính về khí hậu thời tiết: Nhiệt độ bình quân cả năm 22,70C, nền nhiệt độ được phõn húa theo mựa khỏ rừ rệt, trong năm cú 5 thỏng nhiệt độ trung bình nhỏ hơn 200C (tháng 12 đến tháng 4 năm sau); tổng tích ôn đạt trên 8.2000C.

38

Lượng mưa bình quân hàng năm 2.430 mm nhưng phân bố không đồng đều. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 hàng năm, lượng mưa chiếm khoảng 90% tổng lượng mưa cả năm, đặc biệt tập trung vào các tháng 7, 8, 9 nên thường gây úng ngập cục bộ ở các vùng thấp trũng.

Độ ẩm không khí bình quân cả năm khoảng 84%, tuy nhiên trong mùa khô, độ ẩm trung bình giảm khá mạnh chỉ còn khoảng 63%.

Đặc điểm của các sông, suối ở đây là lòng hẹp và khá dốc, do đó trong điều kiện mưa lớn và tập trung đã tạo nên dòng chảy mạnh, gây lũ lớn, ảnh hưởng đến sản xuất và giao thông. Trong số các sông, suối trên địa bàn thành phố có sông Miện, sông Lô chảy qua trung tâm hình thành đô thị hai bên bờ sông, góp phần tạo cảnh quan, giữ gìn môi trường sinh thái.

3.1.4. Thc trng phát trin kinh tế, xã hi

Thành phố Hà Giang được thành lập tháng 9/2010, trực thuộc tỉnh Hà Giang. Tổng diện tích tự nhiên 133,459 km2, là trung tâm chính trị - kinh tế - văn hóa - xã hội - quốc phòng, an ninh, vùng kinh tế động lực của tỉnh Hà Giang, là đô thị có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy gia tăng tỷ lệ đô thị hoá cho tỉnh Hà Giang và vùng Đông Bắc, Đất sản xuất nông nghiệp 2.709,7ha, chiếm 20,5% tổng diện tích tự nhiên; đất lâm nghiệp 9.520,1ha chiếm 71% đất tự nhiên. Dân số trên 56.949 người (nông thôn 15.233 người chiếm 26,7%). Có 8 đơn vị hành chính trực thuộc gồm 5 phường (Trần Phú, Nguyễn Trãi, Quang Trung, Ngọc Hà), 3 xã (Phương Độ, Phương Thiện, Ngọc Đường), với 101 thôn bản, tổ dân phố. Có 22 dân tộc sinh sống: Kinh (32,67%), Tày (27,3%), Nùng (2,03%), H’mông (1,62%), còn lại là các dân tộc khác.

Về kinh tế, thành phố Hà Giang có nền kinh tế phát triển ổn định, năm 2017, tổng giá trị các ngành kinh tế đạt 4.507 tỷ đồng, tăng 6,9% so với năm 2016. Cơ cấu ngành nông lâm nghiệp, thuỷ sản của thành phố tuy chỉ chiếm hơn 5,7%, song lại có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc cung cấp thực phẩm cho thành phố và các vùng lân cận. Giá trị sản xuất nông lâm nghiệp, thủy sản năm 2017 đạt 267,5tỷ đồng; Giá trị sản phẩm trồng trọt và thủy sản trên đơn vị diện

39

tích 67,36 triệu đồng/ha/năm, tăng 5,89% so năm 2016; giá trị sản phẩm trồng trọt 85,12 triệu đồng/ha/năm, tăng 4,08% so năm 2016.

Về giao thông vận tải: Trên địa bàn thành phố có Quốc lộ 2 là tuyến giao thông huyết mạch trong trục trung chuyển giữa vùng kinh tế Tây Nam của Trung Quốc và là trung tâm nối các huyện phía bắc, vùng Cao nguyên đá Đồng Văn đã được UNESCO công nhận là công viên địa chất toàn cầu.

Về tổ chức hành chính Thành phố Hà Giang có 8 đơn vị hành chính, trong đó có 5 phường gồm:Trần Phú, Nguyễn Trãi, Quang Trung Minh Khai, Phường Ngọc Hà và 3 xã ngoại thành gồm: Phương Thiện, Phương Độ và Ngọc Đường.

Về cơ cấu lao động: Thành phố Hà Giang có có nguồn lao động đồi dào Hoạt động Thương mại - Dịch vụ tiếp tục phát triển đúng hướng và tăng trưởng khá; nguồn hàng hóa phong phú, đa dạng, lưu lượng hàng hóa tăng mạnh đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân. Tập trung khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển, mở rộng, nâng cấp các cơ sở kinh doanh thương mại, dịch vụ; hệ thống siêu thị gia đình, nhà hàng, khách sạn tiếp tục phát triển. Hiện nay, trên địa bàn Thành phố có 5.060 cơ sở kinh doanh thương mại - dịch vụ, tăng 395 cơ sở so với năm 2016 (tăng mới: 80 cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống; 14 cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú, 301 cơ sở kinh doanh thương mại dịch vụ), tổ chức khai trương và duy trì hoạt động chợ đêm xã Phương Độ, mở rộng nâng cấp chợ xã Phương Thiện; nhiều cơ sở kinh doanh với quy mô lớn được khai trương. Tổng mức bán lẻ hàng hóa ước thực hiện đạt 2.886,7 tỷ đồng, đạt 100,78% so với kế hoạch năm, tăng 6,58% so với cùng kỳ. Doanh thu dịch vụ ăn uống và lưu trú ước đạt 504,6 tỷ đồng, đạt 101,28% kế hoạch năm, tăng 10,13% so với cùng kỳ. Công tác quản lý thị trường được tăng cường, kiểm tra, kiểm soát ngăn chặn các hành vi vận chuyển, kinh doanh hàng cấm, hàng giả được triển khai quyết liệt.

Hoạt động du lịch diễn ra sôi động đều khắp trong năm, phương thức quảng bá, thu hút du khách được đổi mới cả về nội dung và hình thức, chất lượng dịch vụ ngày càng nâng cao. Hiện có 88 khách sạn, nhà nghỉ với 1.395

40

phòng. Lượng khách du lịch đến tham quan du lịch ước đạt 288.300 lượt, tăng 22% so với năm 2016, đạt 115,32% so với NQ (trong đó: Khách trong nước:239.400 lượt; Khách quốc tế 48.900 lượt). Doanh thu từ hoạt động du lịch đạt 201,81 tỷ đồng, tăng 37,6% so với năm trước.

3.1.5. Kết qu sn xut Nông - Lâm Nghip và xây dng Nông Thôn Mi Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản ước đạt 267,5 tỷ đồng, đạt 100,83% KH năm, tăng 7,69% so cùng kỳ.

Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm 1.706,60ha, trong đó: Cây lúa 647,6 ha đạt 105,6% KH; cây ngô 268,1 ha, đạt 100,5 % so KH; diện tích rau đậu các loại 553,9 ha, trong đó rau chuyên canh 101/115 đạt 88%, do mưa lớn kéo dài nên không thể gieo trồng. Sản lượng lương thực có hạt ước đạt 4.633,4 tấn (Tăng 1,96%), trong đó sản lượng thóc 3.661,1 tấn, sản lượng ngô 972,3 tấn.

Tập trung triển khai kế hoạch phát triển tổng thể chăn nuôi gia súc, gia cầm. Tổng đàn gia súc 20.433 con đạt 103,3% KH năm, tăng 9,6% so với cùng kỳ năm trước; tổng đàn gia cầm 97.750 con đạt 97,01% KH, tăng 11,54% so năm trước; Tổng sản lượng thịt hơi các loại xuất chuồng 1.360,8 tấn, tăng 6,8%

so năm trước. Tuy nhiên giá bán thịt lợn hơi giảm mạnh nên ảnh hưởng khá lớn đến doanh thu và tâm lý các hộ chăn nuôi. Công tác phòng chống dịch bệnh được quan tâm chú trọng nên không có gia súc bị chết do đói, rét; đã tiêm phòng gia súc, gia cầm được 97.052 liều vắc xin các loại; phun tiêu độc khử trùng 589.500 m2.

Thực hiện trồng rừng mới 166,7 ha đạt 119,07% KH, trong đó trồng cây phân tán 75 nghìn cây (50 ha) đạt 100% KH; trồng sau khai thác 90 ha đạt 100%

KH năm; nhân dân tự trồng 26,7 ha. Khoanh nuôi tái sinh 1.000 ha, đạt 100%

KH; Bảo vệ rừng 8.651,8 ha đạt 110,9% KH. Tỷ lệ che phủ của rừng đạt 69,2%

đạt 100% KH năm; tổng diện tích rừng hiện có 9.365,9 ha. Công tác chăm sóc, khoanh nuôi và bảo vệ rừng được thực hiện tốt; công tác quản lý lâm sản tiếp tục được thắt chặt, đã phát hiện 14 vụ vi phạm các quy định quản lý bảo vệ rừng.

41

Triển khai thực hiện Đề án hỗ trợ xi măng để đầu tư hạ tầng nông thôn và xây dựng nông thôn mới theo cơ chế nhà nước và nhân dân cùng làm đến năm 2020 (Đề án 114) các xã đã đẩy mạnh nâng cao chất lượng các tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Tổng số vốn bố trí lồng ghép Chương trình xây dựng nông thôn mới năm 2017 là 35.010,346 triệu đồng. Hoàn thiện công trình đường dây 0,4kV cấp điện cho 2 thôn Cao Bành và Gia Vài, ngân sách nhà nước hỗ trợ 400 triệu đồng

3.2. Thực trạng xây dựng nông thôn mới thành phố Hà Giang, tỉnh Hà Giang

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp duy trì các tiêu chí xây dựng nông thôn mới tại thành phố hà giang, tỉnh hà giang​ (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)