NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Các vấn đề liên quan đến duy trì các tiêu chí đạt chuẩn trong xây dựng nông thôn mới tại thành phố Hà Giang, tỉnh Hà Giang.
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu
- Thời gian: Số liệu thu thập được từ các tài liệu đã công bố trong khoảng thời gian từ năm 2015 đến năm 2017; số liệu khảo sát thực trạng được điều tra năm 2017.
- Không gian: Đề tài tiến hành nghiên cứu ở thành phố Hà Giang, tỉnh Hà Giang.
2.2. Nội dung nghiên cứu
- Tìm hiểu điều kiện tự nhiên - Kinh tế - Xã hội của thành phố Hà Giang - Tỉnh Hà Giang. Những tiềm năng, thế mạnh trong phát triển kinh tế- xã hội và xây dựng Nông thôn mới.
- Thực trạng các tiếu chí đạt chuẩn Nông thôn mới trên địa bàn thành phố Hà Giang giai đoạn 2015 - 2017
- Phân tích những thuận lợi, khó khăn ảnh hưởng đến quá trình duy trì các tiêu chí đạt chuẩn xây dựng Nông thôn mới tại thành phố Hà Giang.
- Đề xuất 1 số giải pháp chủ yếu nhằm duy trì các tiêu chí Xây dựng Nông thôn mới trên địa bàn thành phố Hà Giang.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Chọn điểm điều tra nghiên cứu
Thành phố Hà Giang bao gồm 5 phường và 3 xã, trong đó 3 xã nằm trong quy hoạch xây dựng nông thôn mới của thành phố.
Chọn hộ nghiên cứu: đề tài đã điều tra, phỏng vấn 90 hộ của 03 xã nằm trong quy hoạch xây dựng nông thôn mới của thành phố Hà Giang gồm các xã:
35
Phương Độ (30 hộ), Phương Thiện (30 hộ) và Ngọc Đường (30 hộ). Hộ nghiên cứu phải nằm trong các xã được chọn, đồng thời mang tính đại diện cho các hộ trong vùng. Hộ điều tra được chọn dựa theo danh sách và các hộ thuộc các nhóm là hộ nghèo, cận nghèo, trung bình và khá trong thôn, bản.
2.3.2. Phương pháp thu thập số liệu
- Thu thập số liệu thứ cấp: nguồn tài liệu từ các báo cáo, các bảng, biểu thu thập từ văn phòng điều phối xây dựng nông thôn mới của tỉnh, phòng nông nghiệp, phòng thống kê thành phố Hà Giang, Cục thống kê tỉnh, huyện, UBND thành phố Hà Giang và Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới của thành phố Hà Giang, UBND các xã: Phương Độ, Phương Thiện, Ngọc Đường. Ngoài ra còn tham khảo các đề tài, các báo cáo khoa học, các tạp chí chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn trong; qua các cổng thông tin điện tử, mạng Internet,... được sử dụng làm nguồn tài liệu thu thập cho quá trình nghiên cứu.
- Thu thập số liệu sơ cấp: Phỏng vấn hộ nông dân bằng các câu hỏi đã được chuẩn bị sẵn. Nội dung phỏng vấn hộ bao gồm:
+ Các thông tin chung về hộ.
+ Đánh giá của các hộ về thực trạng NTM tại địa phương
+ Các ý kiến, nguyện vọng của người dân để duy trì các tiêu chí đạt chuẩn NTM ở xã.
Phương pháp chọn mẫu khảo sát hộ: phương pháp ngẫu nhiên phân tầng, các hộ được chọn là các hộ đại diện cho các nhóm hộ nghèo, trung bình, khá của thôn. Đại diện cho các hộ trong thôn.
Phỏng vấn cán bộ phụ trách chương trình nông thôn mới tại cấp thành phố và cấp xã về các nội dung liên quan đến thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới, các vấn đề tồn tại và các thuận lợi khó khăn trong việc duy trì các tiêu chí xây dựng nông thôn mới.
2.3.3. Phương pháp xử lý số liệu
- Phương pháp thống kê mô tả: sử dụng phương pháp này để hệ thống hoá và phân tích các số liệu thu thập được từ điều tra qua đó đánh giá được xây dựng NTM tại thành phố Hà Giang và các xã nghiên cứu.
36
- Phương pháp thống kê so sánh: đề tài sử dụng phương pháp thống kê so sánh để tiến hành phân tích thực trạng xây dựng nông thôn mới của các xã nghiên cứu.
- Phương pháp chuyên gia: phương pháp chuyên gia thông qua trao đổi với các cán bộ có kinh nghiệm về lĩnh vực xây dựng NTM của huyện, xã, các chủ hộ tham gia chương trình từ đó góp phần hoàn thiện nội dung nghiên cứu.
- Phương pháp phân tích SWOT: sử dụng phương pháp SWOT để xác định những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức trong việc xây dựng nông thôn mới tại khu vực nghiên cứu.
- Phương pháp tổng hợp, phân tích thông tin, viết báo cáo: tổng hợp các thông tin điều tra phỏng vấn tại 3 xã; xử lý và phân tích thông tin, số liệu, bằng phần mềm Excel.
2.4. Các chỉ tiêu nghiên cứu
- Chỉ tiêu đánh giá thực trạng các tiêu chí đạt chuẩn tại địa phương theo các nhóm tiêu chí (quy hoạch, hạ tầng kinh tế XH, Kinh tế và tổ chức sản xuất, Văn hóa XH & MT, Hệ thống chính trị).
- Mức độ thay đổi cuộc sống của người dân về hạ tầng cơ sở, thu nhập và đời sống vật chất tinh thần…
- Các thuận lợi/ khó khăn trong việc duy trì các tiêu chí đạt chuẩn
37