Tình hình xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp duy trì các tiêu chí xây dựng nông thôn mới tại thành phố hà giang, tỉnh hà giang​ (Trang 26 - 32)

1.2. Cơ sở thực tiễn xây dựng nông thôn mới

1.2.2. Tình hình xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam

1.2.2.1. Kết quả xây dựng nông thôn mới trong cả nước giai đoạn 2011 - 2015 Ở Việt Nam, Chương trình xây dựng thí điểm mô hình NTM trong thời kỳ CNH - HĐH được triển khai thực hiện theo kết luận số 32 - KL/TW ngày 20/11/2008 của Bộ Chính trị và Thông báo kết luận số 238 - TP/TW ngày 7/4/2009 của Ban bí thư về Đề án “Xây dựng thí điểm mô hình NTM”, nhằm tổ chức thực hiện Nghị quyết số 26 - NQ/TW ngày 5/8/2008 của Hội nghị lần thứ 7, BCH Trung ương Đảng (khóa X) về “nông nghiệp, nông dân, nông thôn”.

Chương trình đã thành công bước đầu và đạt được một số kết quả quan trọng.

Ngay trong những năm đầu triển khai, chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới đã trở thành phong trào của cả nước, các nhiệm vụ về xõy dựng nụng thụn mới được xỏc định rừ trong nghị quyết đại hội Đảng cỏc cấp từ tỉnh đến huyện và xã. Ban bí thư Trung ương khóa X đã trực tiếp chỉ đạo Chương trình thí điểm xây dựng mô hình nông thôn mới cấp xã tại 11 xã điểm ở 11 tỉnh, thành phố đại diện cho các vùng, miền.

Qua 5 năm thực hiện chương trình xây dựng NTM giai đoạn 2011-2015 đã làm thay đổi nhận thức của đa số người dân, lôi cuốn người dân tham gia xây dựng NTM. Từ chỗ số đông còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào đầu tư của Nhà nước đã chuyển sang chủ động, tự tin tham gia tích cực vào xây dựng NTM.

Xây dựng NTM đã trở thành phong trào sôi động khắp cả nước.

Đội ngũ cán bộ vận hành chương trình, đặc biệt là đội ngũ cán bộ cơ sở, đó cú tiến bộ rừ rệt, nhận thức đầy đủ hơn và chỉ đạo chương trỡnh cú hiệu quả hơn, nhất là trong việc xây dựng dự án, vận động quần chúng và tổ chức, thực hiện dự án.

Nhiều địa phương đã cụ thể hóa các chính sách của Trung ương, chủ động ban hành cơ chế, chính sách phù hợp với điều kiện của địa phương. Hệ thống hạ tầng nông thôn phát triển mạnh mẽ, làm thay đổi bộ mặt nhiều vùng nông thôn.

19

Điều kiện sống cả về vật chất và tinh thần của số lượng lớn dân cư nông thôn được nõng cao rừ rệt.

Sản xuất nông nghiệp hàng hóa được coi trọng và có chuyển biến, góp phần tích cực nâng cao thu nhập của dân cư nông thôn. Vai trò của các tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể ở nhiều nơi được phát huy, dân chủ ở nông thôn được nâng lên về chất.

Tính đến hết tháng 11-2015, cả nước có 1.298 xã (14,5%) được công nhận đạt chuẩn NTM; số tiêu chí bình quân/xã là 12,9 tiêu chí (tăng 8,2 tiêu chí so với 2010); số xã khó khăn nhưng có nỗ lực vươn lên (xuất phát điểm dưới 3 tiêu chí, nay đã đạt được 10 tiêu chí trở lên) là 183 xã.

Ở cấp huyện, đã có 11 đơn vị cấp huyện được Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định công nhận đạt chuẩn NTM là: Huyện Xuân Lộc, Thống Nhất, thị xã Long Khánh (Đồng Nai), Củ Chi, Hóc Môn, Nhà Bè (TPHCM), Đông Triều (Quảng Ninh), Hải Hậu (Nam Định), Đơn Dương (Lâm Đồng), Đan Phượng (TP. Hà Nội), thị xã Ngã Bảy (Hậu Giang). Ngoài ra, 8 huyện, thị xã đã có tờ trình của UBND tỉnh, thành phố đề nghị xét, công nhận. Mức thu nhập bình quân đầu người vùng nông thôn đã đạt 24,4 triệu đồng/năm (tăng khoảng 1,9 lần so với năm 2010) [2].

Chương trình xây dựng mô hình nông thôn mới trong giai đoạn 2010 - 2015 đã rút ra năm bài học kinh nghiệm:

Từ thực tế chỉ đạo, triển khai thực hiện chương trình trong 5 năm qua, nhiều bài học kinh nghiệm quý đã được rút ra, như: Xây dựng nông thôn thực chất là thực hiện các nội dung cụ thể để công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Do đó, phải gắn xây dựng NTM với tái cơ cấu nông nghiệp và thực hiện các kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.

Phải thực sự phát huy vai trò chủ thể của người dân. Công tác tuyên truyền, vận động quần chúng phải là giải pháp quan trọng hàng đầu. Làm cho dân hiểu, dân tin, dân hưởng ứng bằng sự tham gia bàn bạc, hiến kế, đóng góp

20

công, của và chủ động thực hiện các nhiệm vụ của mình là yếu tố quyết định sự thành công trong xây dựng nông thôn mới.

Phải có sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên sâu sát, quyết liệt của các cấp ủy, chính quyền, sự tham gia tích cực và phối hợp chặt chẽ của các ban, ngành, đoàn thể.

Có cách làm phù hợp với điều kiện của từng địa phương thông qua lựa chọn nội dung, nhiệm vụ ưu tiên, vận dụng sáng tạo cơ chế chính sách. Có phương thức huy động các nguồn lực phù hợp. Phải có hệ thống chỉ đạo, đồng bộ, hiệu quả; có bộ máy giúp việc đủ năng lực, chuyên nghiệp, sát thực tế sẽ là yếu tố quan trọng đảm bảo cho công tác chỉ đạo có hiệu quả.

Lồng ghép sử dụng có hiệu quả sự hỗ trợ ngân sách của Nhà nước và các nguồn lực đa dạng; việc huy động, đóng góp của người dân phải được thực hiện trên cơ sở thực sự tự nguyện, bàn bạc dân chủ, không gượng ép quá sức dân [2].

1.2.2.2. Kết quả xây dựng nông thôn mới ở một số tỉnh TDMN phía Bắc giai đoạn 2011 - 2015

Ở Lai Châu: Ngay sau khi có Nghị quyết số 26 - NQ/TW ngày 5/8/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Nghị quyết số 24/2008/NQ - CP ngày 28/10/2008 của Chính phủ về nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Lai Châu đã xây dựng chương trình hành động cụ thể và ra chỉ thị về xây dựng NTM, công tác xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh đã được triển khai sâu rộng và tương đối đồng bộ. Lai Châu đã kiện toàn ban chỉ đạo ở cả 3 cấp tỉnh, huyện, xã;

đã thực hiện tốt công tác tham mưu cho ban chỉ đạo thông qua việc ban hành các văn bản, tài liệu phục vụ cho công tác chỉ đạo và tuyên truyền về chương trình xây dựng nông thôn mới; Lai Châu đã làm tốt công tác thông tin tuyên truyền đến với người dân về mục đích, ý nghĩa, trách nhiệm trong công tác xây dựng nông thôn mới.

Năm 2011, tỉnh Lai Châu bắt đầu triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia XDNTM tại 93 xã với xuất phát điểm thấp như: Tỷ lệ hộ nghèo

21

cao, thu nhập bình quân khu vực nông thôn đạt 605.000 đồng/người/tháng; bình quân tiêu chí nông thôn mới qua đánh giá toàn tỉnh đạt 2,68 tiêu chí/xã.

Qua 5 năm triển khai thực hiện, đến nay tỉnh ta đã triển khai xây dựng nông thôn mới tại 96 xã, với sự nỗ lực quyết tâm của các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể chính trị và Nhân dân các dân tộc trên địa bàn tỉnh, Chương trình mục tiêu Quốc gia XDNTM đạt được nhiều kết quả tích cực. Tính đến ngày 30/6/2015, toàn tỉnh có 91/93 xã có đường ô tô đến trung tâm xã, liên xã, có 22/96 xã đạt tiêu chí giao thông; 38/93 xã có hệ thống thủy lợi cơ bản đáp ứng yêu cầu sản xuất và dân sinh. Bình quân tiêu chí chung toàn tỉnh đến hết năm 2015 đạt 11 tiêu chí/xã, tăng 8,12 tiêu chí so với năm 2011. Tính hết năm 2015, toàn tỉnh có 15 xã đạt 19 tiêu chí; 5 xã đạt 15-18 tiêu chí; 33 xã đạt 10-14 tiêu chí; 43 xã đạt 5-9 tiêu chí.

Tổng nguồn vốn đầu tư cho nông thôn mới giai đoạn 2011-2015 là 6.219 tỷ đồng. Đến hết ngày 31/12/2013 có 96/96 xã được phê duyệt quy hoạch chung nông thôn mới; 96/96 xã được phê duyệt đề án nông thôn mới cấp xã. Thông qua các phong trào thi đua của Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM các tổ chức, doanh nghiệp, nhà hảo tâm đã ủng hộ được 3.478 triệu đồng và 3 công trình lớp học, 4 nhà văn hóa bản; Nhân dân đã hiến 203.137 m2 đất; 18.812 m3 cát, đá, sỏi…

Tuy nhiên, chương trình còn những hạn chế, yếu kém như: Việc triển khai thực hiện các nội dung trọng tâm về XDNTM ở nhiều xã còn hạn chế, chưa đảm bảo đủ nguồn lực để thực hiện các nội dung theo kế hoạch, chưa có nhiều giải pháp hay, sáng tạo trong tổ chức thực hiện; việc phát triển sản xuất nâng cao thu nhập cho người dân ở nhiều địa phương chưa được quan tâm đúng mức; việc thực hiện lồng ghép các chương trình, dự án trong XDNTM chưa được đẩy mạnh…[2].

Ở Lào Cai, Thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 của BCH Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; Quyết định 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương

22

trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020; Căn cứ nội dung trên, Tỉnh ủy Lào Cai đã ban hành Chương trình hành động số 74-CTr/TU ngày 30/8/2008 để triển khai thực hiện Nghị quyết 26-NQ/TW, Quyết định số 283- QĐ/TU ngày 15 tháng 11 năm 2011 của Tỉnh ủy Lào Cai về phê duyệt Đề án Xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2015; UBND tỉnh ban hành Quyết định số 694/QĐ-UBND ngày 26/3/2009 về Kế hoạch thực hiện chương trình hành động của Tỉnh ủy. Sau 5 năm triển khai thực hiện, Chương trình đã đạt được những kết quả sau:

Về tuyên truyền vận động, các Sở, ban, ngành đoàn thể và các đơn vị đã ban hành 3.099 văn bản các loại chỉ đạo nông thôn mới (các huyện, thành phố ban hành 2.958 văn bản các loại về công tác tuyên truyền) ban hành 3.800 cuốn gương người tốt việc tốt trong xây dựng NTM. 5.000 cuốn Sổ tay hướng dẫn xây dựng nông thôn mới; 1.000 cuốn tài liệu hỏi đáp xây dựng nông thôn mới;

Ban Tuyên vận đã thực hiện 8.700 hội nghị tuyên vận cơ sở, trên 400 cuộc khảo sát, kiểm tra, tổ chức 92 lớp tập huấn cho trên 6.000 lượt cán bộ tuyên vận, tổ tuyên vận, chỉ đạo 854 hội nghị tuyên vận các cấp, kiểm tra công tác tuyên vận.

Tổ chức được 5.438 hội nghị tuyên truyền, truyền thông về công tác xây dựng nông thôn mới; 1.200 buổi diễn văn nghệ, 1.000 giải thể thao thu hút đông đảo nhân dân tham gia. Tổ chức được 3.060 buổi tuyên truyền bằng hình thức biểu diễn văn hóa, văn nghệ; in sao phát cho cơ sở 3.284 đĩa CD có nội dung tuyên truyền về Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM. Tổ chức 2 cuộc thi về sáng tác tranh tuyên truyền NTM (thu hút 31.934 bài dự thi và 1.433 tác phẩm dự thi). Tổ chức trên 40 lễ hội văn hóa dân gian ở các địa phương lồng ghép nội dung tuyên truyền xây dựng NTM. Cấp phát 102.882 tờ rơi, khẩu hiệu, áp phích tuyên truyền về xây dựng NTM của các cơ quan, đơn vị cấp phát cho nhân dân trên địa bàn toàn tỉnh. Ngoài ra, 9 huyện, thành phố đã treo 14.078 băng zôn, khẩu hiệu, dựng 3.141 pa nô và cụm pa nô (lớn và nhỏ), in và phát hành 92.733 tờ rơi, tờ gấp...; Xây dựng được cổng chào kiên cố, bán kiên cố tại các xã, thôn,

23

bản để tuyên truyền trực quan về xây dựng NTM. Các địa phương còn có các hình thức tuyên truyền đa dạng như: Chiếu bóng lưu động, sáng tác tiểu phẩm, làm phim phóng sự, tuyên truyền miệng, tuyên truyền bằng xe lưu động...

Thông qua công tác tuyên truyền, đã vận động được cả hệ thống chính trị các tổ chức, doanh nghiệp và cộng đồng dân cư vào cuộc; cụ thể là nhân dân đã tự nguyện tham gia ủng hộ được 827,136 tỷ đồng, bao gồm (gần 80 tỷ đồng tiền mặt, gần 300 ha đất, 2,6 triệu ngày công lao động, trên 1000 m3 đá, cát, sỏi; vận động nhân dân làm được 59.145 nhà vệ sinh và 34.104 chuồng gia súc, xây dựng và đào mới được 61.393 hố đốt và chôn rác thải, thành lập 519 mô hình nhà sạch vườn đẹp); các cơ quan, doanh nghiệp đã ủng hộ được 461.739 triệu đồng, (gồm 50 tỷ tiền mặt, gần 1500 con bò; 196 máy trộn bê tông; 3.500 tấn xi măng, xây dựng gần 100km đường giao thông nông thôn; 215 bộ máy vi tính, 500 bộ bàn ghế và nhiều hiện vật khác như quần áo, sách vở...).

Về huy động và sử dụng nguồn lực đầu tư thực hiện Chương trình: Tổng nguồn vốn đã bố trí thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh Lào Cai giai đoạn 2011-2015 là 9.860,258 tỷ đồng, vượt 11,36% so Đề án.

Trong đó: Vốn trực tiếp cho Chương trình: 1.956,397 tỷ đồng (19,84% tổng nguồn). Vốn lồng ghép từ các chương trình, dự án khác: 6.394,986 tỷ đồng (64,86%). Vốn Tín dụng 220 tỷ đồng; Doanh nghiệp 461,739 tỷ đồng. Dân góp 827,136 tỷ đồng, bao gồm (công lao động, hiến đất, tiền mặt và các hiện vật xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn; giá trị của các tiêu chí do nhân dân làm như nhà ở, chỉnh trang nhà cửa, vệ sinh môi trường, chuồng trại chăn nuôi...).

Về tiêu chí xây dựng nông thôn mới: Số xã đạt chuẩn nông thôn mới 20/143 (Xã Mường Khương lên Thị trấn) đạt 13,9%; Thành phố Lào Cai hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (5/5 xã đã hoàn thành); Bình quân số tiêu chí đạt chuẩn/xã: 9,63 tiêu chí, tăng 6,33 so với năm 2010; Bình quân thu nhập đầu người khu vực nông thôn đạt 13,11 triệu đồng, tăng 5,67 triệu đồng/người/năm so với năm 2010 (2010 là 7,44 triệu đồng). Tỷ lệ hộ nghèo khu

24

vực nông thôn năm 2014 là 22,4%, giảm 31,07% so với năm 2010 (Số liệu Niên giám thống kê tỉnh Lào Cai ban hành tháng 7/2015). Hết năm 2015, toàn tỉnh có 31/144 xã đạt tiêu chí hộ nghèo, tăng 14 xã so với năm 2010 [4].

1.2.3. Bài hc kinh nghim duy trì tiêu chí xây dng nông thôn mi mt s

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp duy trì các tiêu chí xây dựng nông thôn mới tại thành phố hà giang, tỉnh hà giang​ (Trang 26 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)