Mạch điện hệ thống nhiên liệu

Một phần của tài liệu HỆ THỐNG ĐIỆN ĐIỀU KHIỂN ĐỘNG CƠ YARIS 2011 (Trang 35 - 39)

Chương I: Tổng Quan Về Hệ Thống Điều Khiển Động Cơ Xăng

1.4 Sơ đồ mạch điện điều khiển động cơ tổng quát trên 1 số xe hiện đại

1.4.2. Mạch điện điều khiển động cơ 1ZZ-FE Corolla 2008

1.4.2.1 Mạch điện hệ thống nhiên liệu

Nguyên lý hoạt động:

Khi chân MREL được cấp điện bởi ECM sẽ làm cho rơle EFI đóng lại. Lúc này sẽ có nguồn từ (+) Accu đến cầu chì chính EFI main đến rơle EFI đến cầu chì EFI NO.1 rồi đến chân + B để cấp nguồn cho hộp ECM.

Bơm xăng hoạt động : Khi có tín hiệu STA ( tín hiệu khởi động) thì lúc này ECM sẽ nối mass cho chân FC làm cho rơle C/OPN đóng lại.Lúc này sẽ có dòng điện chính đi từ rơle EFI đến rơle C/OPN đến bơm nhiên liệu L7 .Lúc này nhiên liệu được bơm đi.Ngược lại thì bơm xăng không làm việc.

Hoạt động của các vòi phun nhiên liệu : Các kim phun B9,B10,B11,B12 đều được cấp nguồn sẵn từ rơle IG2 và 1 chân còn lại #10,#20,#30,#40 được nối với hộp ECM.Khi

khởi động hoặc động cơ làm việc: Thì hộp ECM sẽ nhận biết được kỳ nạp của các xilanh từ tín hiệu của 1 số cảm biến gửi về để điều khiển các chân #10,#20,#30,#40 được nối mass theo thứ tự làm việc của xilanh. Lúc này kim phun sẽ mở và nhiên liệu được phun vào đường ống nạp trước xupap nạp ứng với xilanh đó.

Ở sơ đồ trên thì chân E1 là chân nối mass cho hộp ECM.

1.4.2.2 Mạch điện hệ thống đánh lửa

Nguyên lý hoạt động:

Khi bật khóa điện( ON), động cơ chưa khởi động : Thì lúc này sẽ có dòng điện đi từ khóa điện đến cầu chì IG2 NO.2, sau đó đến cuộn dây điều khiển của rơle IG2 đến mass.

Lúc này làm cho rơle IG2 đóng lại. Lúc này sẽ có dòng điện chính đi từ (+) Accu đến cầu chì IG2 qua rơle IG2. Sau đó đến các chân +B của 4 cụm bôbin IC tích hợp để cấp nguồn. 4 Cụm bôbin IC có chân GND là chân mass.

Khi khóa điện bât (ON) và động cơ động cơ được khởi động hoặc làm việc: Thì lúc này ECM sẽ nhận tín hiệu từ 2 cảm biến chính là : Cảm biến vị trí trục khuỷu và cảm biến vị trí trục cam từ các chân (NE+) và (G2+) để nhận biết được kỳ nổ và vị trí của piston.Lúc này tương ứng với xilanh nào đang ở thời kỳ cuối nén đầu nổ thì ECM sẽ gửi tín hiệu đánh lửa IGT đến Bôbin IC của xilanh đó để tạo ra tia lửa ở bugi.

Sau khi đánh lửa xong thì một tín hiệu IGF1 được gửi về ECM để ECM xác nhận rằng đã đánh lửa xong để ECM điều khiển phun xăng.

Bộ lọc nhiễu B30 có chức năng bảo vệ các linh kiện điện tử khác hoạt động tốt và kéo dài tuổi thọ do bị nhiễu sóng bởi hệ thống đánh lửa.

1.4.2.3 Mạch điện điều khiển quạt làm mát động cơ

Nguyên lý hoạt động:

Khi công tắc áp suất điều hòa đóng lại và nhiệt độ nước còn nguội: Lúc này sẽ có dòng điện đi từ rơle IG1 đến cầu chì ECU-IG No.1 sau đó đến cuộn dây điều khiển của rơle FAN No.3 rồi đến bộ khuyêch đại điều hòa rồi đến công tắc áp suất điều hòa rồi đến mass. Lúc này làm cho rơle FAN No.3 đóng lại. Lúc này sẽ có dòng điện chính đi từ (+)

rơle FAN No.2. Sau đó qua điện trở quạt làm mát rồi về mass. Lúc này do dòng điện đi qua Điện trở nên lúc này quạt làm mát sẽ làm việc ở tốc độ chậm.

Khi công tắc áp suất điều hòa đóng lại và nhiệt độ nước tăng cao: Lúc này ECM sẽ nhận tín hiệu từ cảm biến nhiệt độ nước làm mát để biết được nhiệt độ động cơ đang tăng. Lúc này ECM sẽ điều khiển cho chân FANH nối mass. Lúc này sẽ làm cho rơle quạt FAN No.2 đóng lại. Lúc này sẽ có dòng điện chính đi từ (+) Accu đến cầu chì RDI FAN đến rơle FAN No.3 rồi đến mô tơ quạt làm mát sau đó đến rơle FAN No.2. Sau đó về mass. Lúc này dòng điện đi qua mô tơ quạt làm mát sẽ không đi qua điện trở mà sẽ đi trực tiếp ra mass. Lúc này quạt sẽ làm việc ở tốc độ cao.

1.4.2.4 Mạch điện điều khiển khởi động động cơ

Nguyên lý hoạt động:

Khi bật khóa điện (E4) sang vị trí khởi động (ST1) và (ST2): Lúc này sẽ có dòng điện đi từ (+) Accu đến cầu chì FL Main sau đó đến cầu chì ALT rồi đến cầu chì AM1 rồi đến *1 hoặc *2 ( đến *1 sử dụng cho hộp số tự động; đến *2 sử dụng cho hộp số thường) sau đó đến cuộn dây kích thích của rơle ST. Lúc này làm cho rơle ST đóng lại.Sau đó sẽ có dòng điện chính đi từ cầu chì AM2 qua khóa điện E4 đến rơle ST cấp điện vào chân B8 của máy khởi động. Lúc này sẽ làm tiếp điểm sau chân (B4) đóng lại. Lúc này sẽ có dòng điện trực tiếp đi từ (+) Accu đến máy khởi động làm cho máy khởi động quay.

Chân STA trong sơ đồ có chức năng gửi tín hiệu khởi động đến hộp ECM để ECM nhận biết đang khởi động động cơ để lúc này ECM sẽ phát tín hiệu để điều khiển phun xăng và đánh lửa.

Một phần của tài liệu HỆ THỐNG ĐIỆN ĐIỀU KHIỂN ĐỘNG CƠ YARIS 2011 (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)