CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG MÔI GIỚI
1.2. NGHIỆP VỤ MÔI GIỚI CHỨNG KHOÁN
1.2.4. Quy trình của nghiệp vụ môi giới chứng khoán
Trước khi mua và bán chứng khoán qua hoạt động môi giới, khách hàng phải mở một tài khoản giao dịch tại công ty chứng khoán. Khách hàng được hướng dẫn thủ tục mở tài khoản: điền thông tin vào “ Giấy mở tài khoản
” bao gồm các thông tin theo luật pháp quy định và các thông tin khác tuỳ theo yêu cầu của công ty chứng khoán. Bộ phận quản lý tài khoản khách hàng của công ty phải kiểm tra tính chính xác của thông tin, đồng thời trong quá trình hoạt động của tài khoản những thay đổi của thông tin cũng cần được cập nhật. Tài khoản giao dịch hiện nay có thể chia thành nhiều loại khác nhau như:
- Tài khoản tiền mặt là loại tài khoản thông dụng nhất, giống như tài khoản tiền gửi thanh toán của các ngân hàng thương mại. Khách hàng có thể mua bán bất kỳ loại chứng khoán nào qua tài khoản này. Tuy nhiên loại tài khoản này yêu cầu khách hàng phải trả đủ tiền trước khi nhận được chứng khoán.
- Tài khoản ký quỹ hay tài khoản bảo chứng: là loại tài khoản dùng để mua bán chứng khoán có ký quỹ. Theo đó, để mua chứng khoán, khách hàng chỉ cần ký quỹ một tỷ lệ % tiền trên giá trị chứng khoán muốn mua, số còn lại khách hàng có thể vay công ty chứng khoán thông qua tài khoản bảo chứng.
Trong dịch vụ này, khách hàng phải chịu một lãi xuất khá cao, thường là cao hơn lai xuất cho vay của ngân hàng, ngược lai khách hàng có thể mua số lượng chứng khoán có giá trị lớn hơn nhiều so với số tiền đã ký quỹ. Sau khi mở tài khoản, công ty chứng khoán sẽ cung cấp cho khách hàng một mã số tài khoản và một mã số truy cập vào tài khoản để kiểm tra khi cần thiết.
Bước 2: Nhận lệnh của khách hàng:
Mỗi lần giao dịch, khách hàng phải phát lệnh theo mẫu in sẵn. Lệnh giao dịch khách hàng phải điền đầy đủ các thông tin quy định trong mẫu có sẵn. Đó là những điều kiện bảo đảm an toàn cho công ty chứng khoán cũng như tạo điều kiện cho khách hàng yên tâm khi phát lệnh. Việc phát lệnh có thể theo hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua điện thoại, telex, fax, hay hệ thống máy tính điện tử… tuỳ thuộc vào mức độ phát triển của thị trường.
Mẫu lệnh phải bao gồm các thông tin sau:
1) Lệnh mua hay lệnh bán: thông thường từ “mua” hay “bán” không được viết ra mà người ta dùng chữ cái “B” hay “S” để thể hiện. Hầu hết các thị trường chứng khoán sử dụng các lệnh mua bán được in sẵn. Hai mẫu lệnh này được in bằng hai mầu mực khác nhau hay trên hai mầu giấy khác nhau để dễ phân biệt.
2) Số lượng các chứng khoán: số lượng này được thể hiện bằng các con số. Một lệnh có thể thực hiện kết hợp giữa giao dịch một lô chẵn và một lô lẻ 3) Mô tả chứng khoán được giao dịch ( tên hay ký hiệu ): Tên của chứng khoán có thể được viết ra hoặc viết tắt hay thể hiện bằng ký hiệu, biểu hiện được mã hoá và đăng ký trước.
4) Số tài khoản của khách hàng, tên tài khoản, ngày giao dịch và đưa ra lệnh.
5) Giá các loại lệnh giao dịch mà khách hàng yêu cầu ( lệnh thị trường, lệnh giới hạn, lệnh dừng, lệnh dừng giới hạn…). Nếu là lệnh bán công ty chứng khoán sẽ yêu cầu khách hàng đưa ra số chứng khoán muốn bán để kiểm tra trước khi thực hiện lệnh hoặc đề nghị khách hàng ký quỹ một phần số chứng khoán cần bán theo một tỷ lệ nhất định do Uỷ ban chứng khoán quy định.
Trong trường hợp chứng khoán của khách hàng đã được lưu ký, công ty sẽ kiểm tra trên số tài khoản của khách hàng đã lưu lý.
Nếu là lệnh mua, công ty chứng khoán sẽ yêu cầu khách hàng phải ký quỹ một số tiền nhất định trên tài khoản của khách hàng ở công ty. Khoản tiền này được tinh trên một tỷ lệ % giá trị mua theo lệnh.
Bước 3: Thực hiện lệnh:
Trên cơ sở của khách hàng công ty sẽ kiểm tra các thông tin trên lệnh, kiểm tra thị trường thực hiện, kiểm tra số tiền ký quỹ. Sau đó công ty chuyển lênh tới sở giao dịch để thực hiện.
Trên thị trường tập chung, lệnh giao dịch của khách hàng sẽ được chuyển đến Sở giao dịch chứng khoán. Các lệnh được khớp với nhau dểd hình thành giá cả cạnh tranh của thị trường tuỳ theo phương thức đấu giá của thị trường. Trên thị trường OTC, việc mua bán chứng khoán sẽ được dựa trên cơ sở thoả thuận giữa khách hàng và công ty chứng khoán nếu côn ty này là nhà tạo lập thị trường.
Bước 4: Xác nhận kết quả thực hiện lệnh
Sau khi thực hiện lệnh xong công ty chứng khoán gửi cho khách hàng một bản xác nhận những lệnh nào của khách hàng được thực hiện. Xác nhận này giống như một hoá đơn thanh toán tiền của khách hàng.
Bước 5: Thanh toán bù trừ giao dịch:
Việc thanh toán bù trừ chứng khoán được thực hiện dựa trên cơ sở tài khoản của các công ty chứng khoán tại các ngân hàng. Đối với việc đối chiếu bù trừ chứng khoán do trung tâm lưu ký chứng khoán thực hiện thông qua hệ thống tài khoản lưu ký chứng khoán. Việc bù trừ kết quả giao dịch chứng khoán sẽ được kết thúc bằng việc in ra các chứng từ thanh toán. Các chứng từ này được gửi cho các công ty chứng khoán là cơ sở để thực hiện thanh toán và giao nhận giữa các công ty chứng khoán.
Bước 6: Thanh toán và nhận chứng khoán:
Đến ngày thanh toán, công ty chứng khoán sẽ thanh toán tiền cho khách hàng thông qua hệ ngân hàng chỉ định thanh toán và giao chứng khoán thông qua hình thức chuyển khoản tại trung tâm lưu ký chứng khoán. Sau khi hoàn tất các thủ tục giao dịch tại Sở giao dịch, công ty chứng khoán sẽ thanh toán tiền cho khách hàng thông qua hệ thống tài khoản giao dịch của khách hàng mở tại công ty chưng khoán.
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động của nghiệp vụ môi giới chứng khoán của công ty chứng khoán
Nghiệp vụ môi giới chứng khoán có ảnh hưởng cực kỳ quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của các công ty chứng khoán nói riêng và thị trường chứng khoán nói chung. Qua kinh nghiệm khảo sát thực tế ở các nước cho thấy, các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động môi giới chứng khoán tại công ty chứng khoán bao gòm các nhân tố khách quan và các nhân tố chủ quan.
1.3.1. Các nhân tố khách quan
* Sự phát triển và thực trạng của nền kinh tế:
Thị trường chứng khoán là một bộ phận của thị trường tài chính quốc gia hay nó là một bộ phận của nền kinh tế. Vì vậy sự phát triển của nền kinh tế có ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của thị trường chứng khoán. Sự ổn định và tăng trưởng kinh tế là cơ sở cho sự phát triển của một quốc gia, là điều kiện tiền đề để phát triển các công ty chứng khoán nói chung và phát triển nghiệp vụ môi giới chứng khoán nói riêng. Có thể nói thị trường chứng khoán là sản phẩm của nền kinh tế thị trường, một khi thị trường này phát triển sẽ tác động vào nền kinh tế làm nó biến đổi theo một hướng tích cực.
Sự ổn định và tăng trưởng kinh tế sẽ tạo ra nhiều việc làm mới giảm số lao động thất nghiệp, tăng thu nhập cho dân cư và nâng cao mức sống cho người dân. Do thu nhập tăng lên, nhu cầu tiêu dùng và các khoản tiết kiệm ở khu vực cá nhân cũng tăng lên tương ứng, từ đó lam tăng nhu cầu đầu tư từ phía công chúng và khuyến khích các doanh nghiệp phát triển sản xuất và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội.
Sự ổn định và phát triển kinh tế bền vững làm giảm thiểu các rủi ro và tăng hiệu quả của hoạt động đầu tư, điều này làm tăng tính hấp dẫn cho thị trường trong nước và thu hút đầu tư nước ngoài. Mặt khác nhu cầu đầu tư ra nước ngoài của các nhà đầu tư, các doanh nghiệp trong nước cũng tăng theo.
Đây là tiền đề cho sự phát triển các hoạt động của công ty chứng khoán, trong đó có hoạt động môi giới.
* Sự phát triển của thị trường chứng khoán:
Thị trường chứng khoán là môi trường hoạt động của các công ty chứng khoán. Sự phát triển của thị trường chứng khoán có ảnh hưởng trực tiếp đến việc tạo cơ hội cho các công ty chứug khoán trên thị trường chứng khoán. Sự phát triển của thị trường chứng khoán ở đây là sự phát triển về
cung cầu chứng khoán, các thành viên tham gia thị trường chứng khoán và các hoạt động khác.
Thị trường tài chính phát triển ở trình độ cao là tiển đề để môi giới chứng khoán có thể đảm nhận tốt các chức năng cung cấp sản phẩm, dịch vụ tài chính. Ở các thị trường chứng khoán phát triển, các chứng khoán có chất lượng tốt, tính thanh khoản cao, đa dạng về chủng loại và lớn về số lượng; các công cụ phái sinh được thực hiện nhằm cung cấp các công cụ phòng vệ hữu hiệu cho nhà đầu tư.
Thị trường càng phát triển, số lượng các nhà đầu tư, các tổ chức phát hành càng lớn sẽ tạo điều kiện phát triển các nghiệp vụ của công ty chứng khoán. Hơn nữa với sự phát triển của hệ thống kiểm toán kế toán, hệ thống công bố thông tin, hệ thống đăng ký, hệ thống bảo quản định kỳ góp phần tạo nên sụ tin cậy của thị trường chứng khoán; cung cấp các thông tin cần thiết và tin cậy, giải quyết vấn đề thông tin không cân xứng lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức. Một khối lượng thông tin nghiên cứư khổng lồ từ bộ phận nghiên cứu của công ty được các nhà môi giới sử dụng để cung cấp cho khách hàng của mình trong những trường hợp cụ thể. Và nhà môi giới cũng có đủ kiến thức để trở thành nhà tư vấn đắc lực của khách hàng..
* Môi truờng pháp lý:
Môi trường pháp lý có ảnh hưởng rất lớn đến các hoạt động của công ty chứng khoán. Một hệ thống văn bản pháp luật đầy đủ và đồng bộ sẽ tạo điều kiện bảo vệ quyển lợi hợp pháp của các chủ thể tham gia thị trường, trong đó phải nói đén các công ty chứng khoán và nhà môi giới. Một hệ thống pháp luật ổn định, khuyến khích về tổ chức hoạt động của công ty từ đó lamg tăng lòng tin của công chúng đầu tư. Ngược lại, sụ chồng chéo, thiếu toàn diện của hệ thống pháp luật sẽ cản trở sự hoạt động của công ty chứng khoán và như vây hạot động môi giới cũng không phát triển.
* Thu nhập, kiến thức và thói quen đầu tư của công chúng:
Cũng giống như thị trường khác, thị trường chứng khoán cũng vận động theo quy luật cung cầu. Để chuyển tiết kiệm thành đầu tư ( cung - cầu ) một yếu tố đầu tư rất quan trọng là thu nhập, kiến thức của công chúng những nhà đầu tư tiềm năng.Thị trường nào mà thu nhập cũng như kiến thức về các sản phẩm, dịch vụ tài chính của công chúng là cao thị hoạt động của thị trường sẽ sôi động và nghiệp vụ môi giới cũng có điều kiện phát triển hơn.
1.3.2. Các nhân tố chủ quan
* Nhân tố con người:
Nhân sự là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới chất lượng của các công ty chứng khoán nói chung và nghiệp vụ môi giới chứng khoán nói riêng. Những nhà môi giới thành công sẽ đem lại cho công ty những khoản tiền khổng lồ và họ được gọi là những nhà sản xuất hàng đầu. Thành công của những nhà môi giới cũng chính là thành công của công ty chứng khoán nếu họ chiếm được lòng tin của khách hàng, thu hút được ngày càng nhiều khách hàng đến với mình, được khách hàng gửi gằm ngày càng nhiều tài sản để quản lý. Khi đã chiếm được lòng tin của khách hàng, người môi giới có thể tin rằng ngay cả khi những khuyến nghị của họ không mang lại những kết quả như mong muốn thì không vì thế mà họ mất khách hàng. Điều quan trọng là khách hàng vẫn còn nhận thức được một cách nhất quán rằng sự hiện diện của nhà môi giới là nhằm phục vụ lợi ích của họ.
Để đạt hiệu quả và nâng cao được chất lượng của hoạt động môi giới, hiện nay các công ty chứng khoán và các nhà môi giới luôn phải cạnh tranh để thu hút khách hàng và cung cấp các dịch vụ cho khách hàng tiềm năng. Để làm được điều đó nhà môi giới phải không ngừng trau dồi kiến thức nhằm nắm vững và sử dụng thuần thục các kỹ năng cơ bản đến chuyên nghiệp. Vì vậy các công ty chứng khoán muốn giành thắng lợi trong cạnh tranh thì họ phải không ngừng đào tạo đội ngũ nhân viên môi giới trở thành các nhà môi giới chưyên nghiệp, có kỹ năng, có đạo đức nghề nghiệp nhằm phát huy sức
mạnh nghề nghiệp để chiếm được lòng tin của khách hàng, từ đó nâng cao uy tín của công ty góp phần làm tăng hiệu quả của hoạt động môi giới chứng khoán.
* Cơ sở vật chất và trình độ công nghệ:
Cơ sở vật chất có ý nghĩa rất quan trọng trong hoạt động của các công ty chứng khoán. Là trung gian mua bán chứng khoán cho khách hàng. Các công ty chưng khoán phải có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, để đảm bảo việ tiếp nhận và thực hiện các yêu cầu của khách hàng một cách nhanh tróng và chính xác. Vì thị trường chứng khoán luôn nhạy cảm với sự biến đổi của nền kinh tế xã hội trong nước và quốc tế, do đó nếu công ty chứng khoán không có đủ trang thiết bị cần thiết để thu thập và xử lý thông tin thì không thể bảo vệ quyền lợi cho khách hàng.
Các nhân viên môi giới sẽ không có đủ các thông tin cần thiết để thực hiện tư vấn và cung cấp các sản phẩm dịch vụ tốt nhất cho khách hàng.
Hiện nay tại các công ty chứng khoán, cơ sở vật chất chủ yếu là sàn giao dịch, hệ thống mạng luới và hệ thống thông tin. Các hệ thống này mặc dù phục vụ cho tất cả các hoạt động của công ty nhưng thực tế thì nó phục vụ cho hoạt động môi giới là chủ yếu.
* Mô hình tổ chức của các công ty chứng khoán:
Mô hình tổ chức của các công ty chứng khoán có ảnh hưởng rất lớn đến tính chất chuyên môn hoá của nghiệp vụ môi giới chứng khoán từ đó ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động của nghiệp vụ môi giới. Nếu bộ phận môi giới được tổ chức thành một phòng chức năng riêng biệt sẽ được nghiên cứu và phát triển một cách chuyên sâu và có tính thực tiễn. Tại các công ty chứng khoán mà ở đó nghiệp vụ môi giới chứng khoán và các nghiệp vụ khác được quản lý tập chung tại một phòng chức năng thì hiệu quả của hoạt động môi giới là không cao do việc đầu tư tại một nghiệp vụ là rất khó khăn.
* Kiểm soát nội bộ: