NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CỦA HỮU CƠ VÀ PHẦN HIDROCACBON I. NHỮNG CHÚ Ý

Một phần của tài liệu PHUONG PHAP GIAI NHANH BAI TAP HOA HOC (Trang 37 - 42)

- Khái niệm: đồng đẳng (lúc đó phải xét đến công thức cấu tạo mới nói đến đồng đẳng)

- Nguyên tắc phân tích định tính, định lượng, thành phần của dầu mỏ, khí thiên nhiên, khí mỏ dầu,…

Tài liệu đang biên soạn và chỉnh lý , Các thày cô tiếp tục bổ xung và hoàn thiện rồi upload

- Tên riêng của một số chất hữu cơ thông dụng.

- Khi đốt cháy hidrocacbon phải chú ý đến tương quan giữa số mol nước và số mol CO2, hiệu số giữa số mol nước và số mol CO2.

- Nếu cho hỗn hợp hai hidrocacbon mà không cho cùng dãy đồng đẳng mà có số mol H2O>số mol CO2 thì có thể hỗn hợp gồm 1 ankan + 1 anken,….; nếu số mol H2O=số mol CO2 thì có thể hỗn hợp gồm 1 ankan + 1 ankin,…

Ví dụ: Chia hỗn hợp ankin thành 2 phần bằng nhau. Phần 1 đốt cháy hoàn toàn được 1,76g CO2 và 0,54g H2O. Phần 2 tác dụng với dung dịch Br2 dư thì lượng Br2 tham gia phản ứng là:

a. 4 gam b. 3,2 gam c. 6,4 gam d. 1,6 gam

- Số liên kết pi = (số hidro cực đại – số hidro hiện có)/2 (nếu có vòng đơn thì cũng có thể dùng công thức này để tính với qui ước 1 vòng có giá trị như 1 liên kết pi)

- Hidrocacbon không làm mất mầu dung dịch nước brom có thể là ankan, dãy đồng đẳng của benzen.

- Dạng toán chỉ liên quan đến tỉ khối (hoặc khối lượng phân tử trung bình) thì ta có thể giả sử số mol của một chất trong hỗn hợp là 1 mol,…

Ví dụ: Hỗn hợp gồm etilen, hidro có tỉ khối so với hidro bằng 7,5. Nung nóng hỗn hợp một thời gian với bột niken thì thu được hỗn hợp có tỉ khối so với hidro bằng 9.

a/ Tính thành phần % thể tích các khí trong hỗn hợp ban đầu.

b/ Tính thành phần % thể tích các khí trong hỗn hợp sau phản ứng.

- Hỗn hợp X gồm hidrocacbon và H2, chúng phản ứng tạo hỗn hợp Y. Số mol hidrocacbon trong X = số mol hidrocacbon trong Y, số mol X – số mol Y = số mol giảm = số mol hidro phản ứng

Ví dụ: Cho 300 ml hỗn hợp X gồm anken A ở thể khí và hidro nung nóng với bột niken đến phản ứng hoàn toàn thu được hỗn hợp Y có thể tích là 200 ml. Cho Y qua dung dịch nước brom thấy dung dịch bị nhạt mầu. Thành phần % thể tích của các chất trong X là:

a. @33,33% và 66,67% b. 30% và 70% c. 40% và 60% d. 50% và 50%

II. BÀI TẬP

Câu 1.Hãy chỉ ra nhận định sai. Đặc điểm phổ biến của hợp chất hữu cơ là:

a. Liên kết giữa các nguyên tử thường là liên kết cộng hóa trị

b. @Số oxi hóa của cacbon trong các hợp chất hữu cơ có hóa trị không đổi

c. Khi đun nóng đến 10000C thì các hợp chất hữu cơ hầu hết bị phân hủy thành than d. Hiện tượng đồng phân trong hợp chất hữu cơ là rất phổ biến

Câu 2.Khi dùng phương pháp chưng cất phân đoạn kết hợp với phân tích dầu thô cho thấy có hợp chất có công thức: CH3CH(C3H7)CH(C3H7)CH2C(C2H5)(CH3)2, gốc -C3H7có dạng mạch nhánh. Hãy xác định tên IUPAC đúng của hợp chất?

a. @2,3,6,6 – tetrametyl – 4- iso propyl octan c. 2- etyl – 2 – metyl – 4,5 – đipropyl hexan b. 3,3 – đimetyl – 4,5 – đipropyl hexan d. 2 – etyl – 2,5 – đimetyl – 4 propyl octan

Câu 3.Những loại phản ứng hữu cơ mà sản phẩm phản ứng không phụ thuộc hoàn toàn vào thành phần chất phản ứng bao gồm phản ứng:

a. Trùng hợp b. Thế c. Kết hợp d.@ Phân li

Câu 4.Những phản ứng riêng biệt chỉ có trong hóa học hữu cơ:

a. Phản ứng nhiệt phân c. Phản ứng oxi hóa khử b. @Phản ứng trùng ngưng d. Phản ứng cháy Câu 5.Các kiểu đồng phân được qui về hai dạng chung là:

a. Đồng phân mạch cacbon và đồng phân vị trí của liên kết bội.

b. Đồng phân nhóm chức và đồng phân vị trí liên kết bội.

c. @Đồng phân cấu trúc và đồng phân không gian d. Đồng phân đều đặn và đồng phân không đều đặn Câu 6.Ba dạng đồng phân (octo, meta, para) có ở:

a. Phenol b.@crezol c. etanol d. toluen

Câu 7.Đồng phân không gian có ở:

a. Axit béo b. axit fomic c.@axit oleic d. glixin Câu 8.Đồng phân vị trí liên kết bội có ở giữa phân tử hữu cơ:

a. 2 – metyl butan và 2,2 – đimetyl propan c. Pentin và penten

b. @Axit crotonic và axit vinyl axetic d. Butanol – 1 và butanol – 2

Câu 9.Thể tích oxi cần để đốt cháy hết 1m3 khí thiên nhiên có thành phần về thể tích: 91%CH4, 4%C2H6, 2%H2, 3%N2 (thể tích khí đều đo ở cùng điều kiện) là:

a. 1000 lit b. 25m3 c.@1,97m3 d. 940lit

Câu 10. Cho tất cả các ankan ở thể khí tác dụng với clo. Hãy cho biết sẽ thu được bao nhiêu sản phẩm mono clo.

Tài liệu đang biên soạn và chỉnh lý , Các thày cô tiếp tục bổ xung và hoàn thiện rồi upload

a. 4 b. 5 c. 6 d.@8

Câu 11. Trong phân tử hợp chất 2,2,3 – trimetyl pentan, số nguyên tử cacbon bậc I, II, III và bậc IV lần lượt là:

a. @5,1,1,1 b. 4,2,1,1 c. 2,1,2,1 d. 1,5,1,1

Câu 12. Hiện tượng hay đặc tính nào sau đây giúp ta thấy được cấu tạo hóa học là yếu tố quyết định tính chất cơ bản của hợp chất hữu cơ:

a. Độ âm điện

b. Số lượng nguyên tử của mỗi nguyên tố

c. Sự phân cực của liên kết cộng hóa trị trong hợp chất d. @Hiện tượng đồng phân

Câu 13. Giữa hidrocacbon no và hidrocacbon không no khác nhau ở điểm nào sau đây?

a. Độ tan trong nước c. Tính chất vật lí

b. @Khả năng phản ứng d. Thành phần định tính Câu 14. Phương pháp không được dùng để chế hóa dầu mỏ là:

a. @Crackinh xúc tác c. Crackinh bằng nhiệt

b. Chưng cất d. cacbon hóa

Câu 15. Một số sản phẩm của sự chưng cất dầu mỏ là: 1- xăng, 2 – dầu thắp, 3 – mazut, 4 – Ligroin.

Thứ tự tăng dần nhiệt độ sôi của các sản phẩm là:

a. 1,2,3,4 b.@1,4,2,3 c. 1,2,4,3 d. 3,1,2,4

Câu 16. Chất D có công thức nguyên là: (C4H9ClO)n. Công thức nào sau đây phù hợp với công thức phân tử của D:

a. C8H18Cl2O2b.@C4H9ClO c. C12H27Cl3O3 d. C16H36Cl4O4

Câu 17. Xếp theo thứ tự độ phân cực tăng dần của liên kết O−H trong phân tử của các chất sau:

C2H5OH (1), CH3COOH (2), CH2=CH−COOH (3), C6H5OH (4) , CH3C6H4OH (5) , C6H5CH2OH (6) là:

a. @ (1) < (6) < (5) < (4) < (2) < (3). c. (6) < (1) < (5) < (4) < (2) < (3).

b. (1) < (2) < (3) < (4) < (5) < (6). d. (1) < (3) < (2) < (4) < (5) < (6).

Câu 18. Liopen, chất màu đỏ trong quả cà chua chín (C40H56) chỉ chứa liên kết đôi và liên kết đơn trong phân tử. Khi hiđro hoá hoàn toàn liopen cho hiđrocacbon no (C40H82). Hãy xác định số nối đôi trong phân tử liopen:

a. 10 b. 11. c. 12. d.@ 13.

Câu 19. Tính chất của các hợp chất hữu cơ gây ra bởi vòng benzen trong phân tử được gọi là:

a. Tính vòng b. Tính dị vòng c. Tính vòng không no d.@ Tính thơm

Câu 20. Trong một bình kín chứa hỗn hợp A gồm một hidrocacbon X và hidro. Nung nóng A với bột Niken thu được một hidrocacbon B duy nhất. Đốt cháy B thu được 8,8 gam CO2 và 5,4 gam nước. Biết thể tích hỗn hợp A gấp 3 lần thể tích của B (đo ở cùng điều kiện). Công thức phân tử của X là:

a. @C2H2 b. C2H4 c. C3H6 d. C3H4

Câu 21. Đốt cháy một hỗn hợp hidrocacbon ta thu được 2,24 lit CO2 (đktc) và 2,7 gam H2O. Thể tích oxi (đktc) đã tham gia phản ứng là :

a. 4,48 lit b.@3,92 lit c. 5,6 lit d. 2,8 lit

Câu 22. Để điều chế 5,1617 lit axetilen (đktc) với hiệu suất phản ứng là 95% cần lượng canxi cacbua chứa 10% tạp chất là:

a. @17,2 gam b. 15,0 gam c. 16,54 gam d. 20,0 gam

Câu 23. Đốt cháy hoàn toàn x lit (đktc) propen rồi cho toàn bộ sản phẩm hấp thụ vào dung dịch chứa 102,6 gam bari hidroxit thì thu được lượng kết tủa cực đại. Giá trị của x là:

a. 2,24 lit b.@4,48 lit c. 8,96 lit d. 13,44 lit

Câu 24. Tỉ khối hơi của hỗn hợp gồm metan và oxi so với hidro bằng 40/3. Khi đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp trên thì hỗn hợp thu được sau phản ứng gồm:

a. CH4, CO2, H2O b. O2, CO2, H2O c. CO2, H2O d. CH4, O2, CO2, H2O Câu 25. Đốt cháy hợp chất CH3COONa thu được chất rắn là:

a. Na2O b.@Na2CO3 c. NaHCO3 d. NaOH

Câu 26. Cho sơ đồ phản ứng:

C3H5Br3 + NaOH → X + …..

X + AgNO3 + NH3 + H2O → Ag X + Na → H2

Công thức nào của C3H5Br3 là phù hợp:

a. CH2Br-CHBr-CH2Br b. CH3-CBr2-CH2Br c.CH3-CH2-CBr3 d.@ CH3-CHBr-CHBr2

Câu 27. Cho sơ đồ phản ứng:

Etylbenzen + KMãnO4,H2SO4 → A A + HNO3, H2SO4đ (1:1) → B

Tài liệu đang biên soạn và chỉnh lý , Các thày cô tiếp tục bổ xung và hoàn thiện rồi upload

B + C2H5OH (H2SO4đ) → X

Biết các sản phẩm đều là sản phẩm chính của phản ứng. Chất X có công thức cấu tạo là:

a. o-NO2-C6H4COOC2H5 c. p-NO2C6H4COOC2H5

b. @m-NO2C6H4COOC2H5 d. cả a và c

Câu 28. Cho các hợp chất có công thức: 1-C6H4O2, 2-C5H10O2, 3-C2H2O4, 4-C4H8O, 5-C3H4O2, 6- C4H10O2, 7-C3H8O2, 8-C6H12O4. Hợp chất nào có thể tồn tại hai liên kết pi trong phân tử:

a. @1,3,5 b. 1,2,3,4,5 c. 2,4,6,8 d. 4,8

Câu 29. Hỗn hợp A gồm hidro, hidrocacbon không no, hidrocacbon no. Cho A vào bình kín có chứa xúc tác niken rồi nung nóng, sau một thời gian thu được hỗn hợp B. Nhận định nào sau đây là đúng?

a. Số mol A – số mol B = số mol hidro phản ứng

b. Tổng số mol hidrocacbon trong A luôn bằng tổng số mol hidrocacbon trong B

c. Số mol CO2, H2O tạo ra khi đốt cháy A luôn bằng số mol CO2, H2O tạo ra khi đốt cháy B.

d. @Cả a, b, c đều đúng

Câu 30. Đem crackinh 56 lit butan thì thu được hỗn hợp X có thể tích 101 lit . Biết phản ứng xảy ra theo các sơ đồ sau: C4H10→C2H6+C2H4, C4H10→CH4 + C3H6, C4H10→H2+C4H8. Thể tích butan chưa bị crackinh là: (biết thể tích khi đều đo ở cùng điều kiện)

a. 6 lit b. 10 lit c.@5,5 lit d. 8 lit

Câu 31. Tỉ khối của hỗn hợp khí gồm đồng đẳng thứ 2 và đồng đẳng thứ 3 của dãy đồng đẳng metan so với hidro bằng 18,5. Thành phần % thể tích của hỗn hợp là:

a. @50% và 50% b. 40% và 60% c. 25% và 70% d. 33,3% và 66,7%

Câu 32. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp gồm hai hidrocacbon là đồng đẳng có khối lượng phân tử hơn kém nhau 28 đvC ta thu được 4,48 lit CO2 (đktc) và 5,4 gam nước. Công thức của hai hidrocacbon là:

a. C2H4 và C4H8 b. C2H2 và C4H6 c. @CH4 và C3H8 d. C3H4 và C5H8

Câu 33. Công thức nguyên của một rượu là (C2H5O)n. Công thức phân tử của rượu này là:

a. C6H15O3 b.@C4H10O2 c. C4H10O d. C8H20O4

Câu 34. Khi đốt cháy hoàn toàn một hidrocacbon thu được thể tích hơi nước gấp đôi thể tích khí cacbonic (đo ờ cùng điều kiện). Công thức của hidrocacbon đó là:

a. CnH2n+2 n > 0 c. CnH4n n> 0 c. @CH4 d. CnH4n+2 n>0 Câu 35. Anken thích hợp để điều chế rượu 3 – etyl pentanol – 3 bằng phản ứng hidrat hóa là:

a. 3-etyl penten–3 b. 3-etyl penten–1 c. 3,3–đimetyl penten–2 d.@3-etyl penten – 2

Câu 36. Hỗn hợp hai anken có tỉ khối so với hidro bằng 21. Đốt cháy hoàn toàn 5,6 lit hỗn hợp (đktc) thì thu được thể tích CO2 (đktc) và khối lượng nước tạo ra là:

a. 16,8 lit và 9 gam b.@ 16,8 lit và 13,5 gam c. 2,24 lit và 9 gam d. kết quả khác ĐỀ TỰ LUYỆN

Câu 1.Cho 1,12 gam anken phản ứng cộng vừa đủ với brom ta thu được 4,32 gam sản phẩm. Công thức của anken là:

a. C3H6 b.@ C4H8 c. C2H4 d. C5H10

Câu 2.Penten có bao nhiêu đồng phân (không kể đồng phân hình học) khi hidrat hóa cho sản phẩm là rượu bậc 3?

a. 1 b.@2 c. 3 d. 4

Câu 3.Khối lượng riêng của etanol và benzen lần lượt là 0,78 g/ml và 0,88 g/ml. Khối lượng riêng của hỗn hợp gồm 600 ml etanol và 200 ml benzen là bao nhiêu?. Biết thể tích của hỗn hợp bằng tổng thể tích các thành phần.

a. @0,805 g/ml b. 0,832 g/ml c. 0,975 g/ml d. 0,826 g/ml

Câu 4.Hỗn hợp khí X gồm hidrocacbon A và lượng dư hidro. Tỉ khối của X so với hidro bằng 4,8. Cho X qua bột niken nung nóng để phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với hidro bằng 8. Công thức của A là:

a. C4H6 b. C4H8 c.@C3H4 d. C3H6

Câu 5.Cho các vật liệu: 1-P.E, 2-polistiren, 3-cao su, 4- đất sét ướt, 5- nhôm. Những vật liệu nào sau đây là thành phần chính của chất dẻo?

a. @1,2 b. 1,2,3,4,5 c. 4,5 d. 2,3,5

Câu 6.Thực hiện phản ứng đề hidro hóa hoàn toàn hỗn hợp X gồm etan và propan thu được hỗn hợp gồm etilen, propilen và hidro. Gọi Y là hỗn hợp gồm etilen và propilen. Khối lượng phân tử trung bình của hỗn hợp Y = 93,45% khối lượng phân tử trung bình của X. Thành phần % thể tích của hai chất trong X là:

a. 50 và 50 b. 60 và 40 c.@96,2 và 3,8 d. 46,4 và 53,6

Câu 7.Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp A gồm 1 ankan và 1 anken thu được a mol nước và b mol khí cacbonic.

Tỉ lệ T= a/b sẽ có giá trị trong khoảng nào sau đây?

a. 1<T<1,5 b.@1<T<2 c. 1≤T<2 d. 1<T<2,5

Câu 8.Công thức thực nghiệm của một hidrocacbon là: (CxH2x+1)n. Công thức phân tử của hidrocacbon đó là:

Tài liệu đang biên soạn và chỉnh lý , Các thày cô tiếp tục bổ xung và hoàn thiện rồi upload

a. C2H4 b. C3H4 c. C4H10 d.@CmH2m+2 (m=2x>1)

Câu 9.Đốt cháy hỗn hợp gồm hai hidrocacbon đồng đẳng liên tiếp thu được 6,43 gam nước và 9,82 gam CO2. Công thức phân tử của hai hidrocacbon là:

a. C2H6 và C3H8 b.@ C2H4 và C3H6 c. C3H8 và C4H10 d. C3H6 và C4H8

Câu 10. Cho hỗn hợp X gồm propin và một ankin A. Biết 0,3 mol X phản ứng vừa đủ với dung dịch chứa 0,2 mol AgNO3 (trong môi trường NH3). A là chất nào trong số các chất sau đây?

a. Axetilen b. butin – 1 c. pentin – 1 d.@hexin-2

Câu 11. Hỗn hợp nào không làm nhạt mầu dung dịch nước brom?

a. @H2, C2H6, CO2 b. CH4, SO2, H2S c.CO2, C2H2, H2 d. SO2, C2H4

Câu 12. Hỗn hợp X gồm 0,1 mol propilen và 0,2 mol hidro. Nung nóng X với bột Ni sau một thời gian thu được hỗn hợp Y. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp Y thì khối lượng nước thu được là bao nhiêu?

a. 27 gam b. 18 gam c.@9 gam d. 4,5 gam

Câu 13. Đốt cháy hoàn toàn 1,12 lit (đktc) một hidrocacbon A rồi cho toàn bộ sản phẩm cháy hấp thụ vào dung dịch Ba(OH)2 dư tạo ra 29,55 gam kết tủa và khối lượng dung dịch giảm 19,35 gam. Công thức phân tử của A là:

a. C2H2 b. C3H6c.@ C3H8 d. C3H4

Câu 14. Tách nước hoàn toàn hỗn hợp rượu X (gồm hai rượu no đơn chức là đồng đẳng kế tiếp) thu được hỗn hợp Y gồm hai anken. Nếu đem đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X thì thu được 1,76 gam CO2. Hỏi nếu đem đốt cháy hết hỗn hợp Y thì tổng lượng H2O và CO2 thu được là:

a. 1,76 gam b.@2,48 gam c. 2,94 gam d. 2,76 gam

Câu 15. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp gồm 3 ankin là đồng đẳng thu được 3,36 lit CO2 (đktc) và 1,8 gam H2O. Vậy số mol hỗn hợp 3 ankin bằng:

a. @0,05 b. 0,15 c. 0,08 d. 0,25

Câu 16. Đốt cháy hoàn toàn 2,24 lit hơi X ở 136,50C và 1,5atm thu được 8,8 gam CO2 và 3,6 gam H2O. Công thức của X là:

a. CnH2nOz (z ≥0) b. CH2O c.@C2H4Oz (z≥0) d. C2H4

Câu 17. Trong công thức cấu tạo của hidrocacbon X có chứa một vòng đơn và 3 liên kết pi. Công thức của X là:

a. CnH2n+2-2k(k=3) b.@CnH2n-6 (n≥4) c. C4H4 d.CnH2n-4 (n≥3)

Câu 18. Tỉ khối hơi của hỗn hợp C2H6 và C3H8 so với hidro bằng 18,5. Khi đốt cháy hoàn toàn 10 lit (đktc) hỗn hợp hai chất trên thì khối lượng CO2 và H2O thu được là bao nhiêu?

a. @49,1 gam và 28,1 gam c. 25,5 gam và 30,1 gam b. 12,5 gam và 83,2 gam d. 45,2 gam và 25,3 gam

Câu 19. Cho chất có công thức : Cl C

CH3

Cl CH OH

CH CH2

CH3

CH Cl C CH3

Cl CH3

Tên quốc tế của hợp chất này là:

a. @2,2,5,6 – tetra clo -4-etyl – 6 – metyl heptanol – 3 b. 1,1,3,4 – tetra clo – 3- etyl – 1,5 – đimetyl hexanol – 2 c. 2,3,5,5 – tetra clo – 4 – etyl – 2,6 – đimetyl heptanol - 5 d. 2,3,5,5 – tetra clo – 4- etyl - 2 – metyl hexanol – 3

Câu 20. Cho 6 lit hỗn hợp khí A gồm hidro, etan, axetilen đi qua bột niken nung nóng thì thu được 3 lit một chất khi duy nhất. Thành phần % thể tích của H2, C2H6, C2H2 trong hỗn hợp A lần lượt là:

a. 25%, 25%, 50% b. @50%, 25%, 25% c.75%, 12,5%, 12,5% d. 60%, 20%, 20%

Câu 21. Để tách riêng từng khí : propan, propen, propin ra khỏi hỗn hợp ta có thể làm theo thứ tự nào sau đây?

a. Cho qua dd brom, cho qua dd AgNO3/NH3, sau đó dùng phản ứng hồi phục b. @Cho qua dd AgNO3/NH3, cho qua dd brom, sau đó dùng phản ứng hồi phục c. Cho phản ứng với hidro, cho qua dd brom, sau đó dùng phản ứng hồi phục

d. Cho qua nước thì propin tan, còn lại hai khí, cho đi qua dd brom, sau đó dùng phản ứng hồi phục

Câu 22. Hỗn hợp gồm hai hidrocacbon A và B đều ở thể khí. Khối lượng phân tử của B lớn hơn của A là 24, tỉ khối so với hidro của B bằng 9/5 tỉ khối so với hidro của A. Công thức phân tử của A và B là:

a. @C2H6, C4H6 b. CH4, C3H4 c. C2H2, C4H2 d. C2H4, C4H4

Câu 23. Đốt cháy hoàn toàn một lượng chất hữu cơ chứa C,H,Cl sinh ra 0,22g CO2 và 0,09 g H2O .Khi xác định clo tronh lượng chất đó bằng dung dịch AgNO3 ,người ta được 1,435g AgCl. Xác định công thức phân tử của chất hữu cơ trên,biết tỉ khối hơi của nó so với hidro bằng 42,50.

a. CH3Cl b. CH2Cl2 c.CHCl3 d. Tất cả các trường hợp trên đều sai

Tài liệu đang biên soạn và chỉnh lý , Các thày cô tiếp tục bổ xung và hoàn thiện rồi upload

Câu 24. Công thức nào sau đây luôn đúng:

a. @Ankan: CnH2n+2 (n≥1) c. Ankin, ankadien: CnH2n-2 (n≥3) b. Anken, xicloankan: CnH2n (n≥2) d. Đồng đẳng của benzen: CnH2n-6 (n≥6) Câu 25. C4H6 có số đồng phân ankadien là:

a. 2 b. 4 c. 3 d. 5

Câu 26. Cho PVC phản ứng thế với clo thu được sản phẩm chứa 66,77% clo về khối lượng. Trung bình mỗi phân tử clo phản ứng với số mắt xích -CH2-CHCl- là:

a. 4 b. 1 c. 3 d.@2

Câu 27. Số chất đồng phân của ankin C5H8 phản ứng được với dung dịch AgNO3/NH3 là:

a. 4 b. @2 c. 3 d. 1

Câu 28. Nhận định nào không đúng trong số các nhận định sau:

a. @Hợp chất hữu cơ nhất thiết phải có nguyên tử hidro trong phân tử b. Hidrocacbon no là hợp chất chỉ chứa liên kết đơn trong phân tử.

c. Liên kết đôi gồm một liên kết pi và một liên kết xích ma d. Liên kết ba gồm hai liên kết pi và một liên kết xích ma

Câu 29. Đốt cháy 10 ml một hidrocacbon X bằng 80 ml khí oxi (dư) thu được sản phẩm. Ngưng tụ hơi nước ở sản phẩm thu được hỗn hợp có thể tích 65 ml trong đó có 25 ml khí oxi. Các thể tích đều đo ở cùng điều kiện. X là chất nào sau đây?

a. @ C4H6 b. C4H10 c. C3H8 d. C4H8

Câu 30. Cho các chất: (1) CH2=CH-CH3, (2) CH3-CH=CH-CH3, (3) (CH3)2C=CH-CH3, (4) CHBr=CHBr. Chất có đồng phân hình học là:

a. (1), (3) b. (1), (2), (3) c. (2), (3), (4) d.@(2), (4) Câu 31. Butadien -1,3 phản ứng với HBr thu được số sản phẩm tối đa là:

a. 1 b.@ 3 c. 4 d. 2

Câu 32. Đốt cháy hoàn toàn V lit (đktc) một ankin thu được 10,8 gam nước. Nếu cho tất cả sản phẩm cháy hấp thụ vào bình đựng nước vôi trong dư thì khối lượng của bình tăng 50,4 gam. Giá trị của V là:

a. 6,72 lit b. 3,36 lit c. 2,24 lit d. 4,48 lit

Câu 33. Cho 12,24 gam hỗn hợp A gồm etan, etilen, propin vào dung dịch chứa lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 thu được 14,7 gam kết tủa. Mặt khác, 4,256 lit hỗn hợp A (đktc) phản ứng vừa đủ với 140 ml dung dịch brom 1M. Thành phần % số mol của mỗi chất có trong A là:

a. @52,6%; 26,3%; 21,1% c. 49,02%; 18,3%; 32,68%

b. 50%; 25%; 25% d. 60%; 20%; 20%

Câu 34. Cho ba hợp chất hidrocacbon A, B, D (B, D đều có hai nguyên tử cacbon trong phân tử) có thành phần khối lượng hidro tương ứng là 25%; 14,29%; 7,69%. Công thức phân tử của A, B, D lần lượt là:

a. C2H2, C2H4, C2H6 b. @CH4, C2H4, C2H2 c. C3H8, C2H6, C2H4 d. CH4, C2H6, C2H4

Câu 35. Naptalen có công thức cấu tạo: . Nhận định nào sau đây là đúng:

a. Naptalen là đồng đẳng của benzen c. Naptalen là đồng đẳng của stiren

b. @Naptalen là hidrocacbon thơm d. Naptalen chứa 4 liên kết pi trong phân tử

BUỔI 8: HỢP CHẤT HỮU CƠ Cể NHểM CHỨC

Một phần của tài liệu PHUONG PHAP GIAI NHANH BAI TAP HOA HOC (Trang 37 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w