PHẢN ỨNG CỦA CÁC CHẤT TRONG DUNG DỊCH

Một phần của tài liệu PHUONG PHAP GIAI NHANH BAI TAP HOA HOC (Trang 26 - 32)

(Kim loại với dd muối, kim loại tác dụng với axit, muối tác dụng với muối, muối tác dụng với axit,…..) I. NHỮNG NỘI DUNG CẦN CHÚ Ý

- Với hn hợp kim loại tác dụng với dung dịch muối thì phản ứng diễn ra lần lượt, hỗn hợp kim loại (ví dụ Ag, Cu tác dụng với dung dịch HNO3, nếu axit hết thì cũng diễn ra lần lượt; hết Cu mới đến Ag)

Tài liệu đang biên soạn và chỉnh lý , Các thày cô tiếp tục bổ xung và hoàn thiện rồi upload

- Lượng chất phản ứng có thể dư.

- Để chứng minh lượng dư có thể dùng các cách sau:

+ Dùng phương pháp bảo toàn electron (tổng số mol e cho = tổng số mol e nhận, nếu mol e cho < mol e nhận thì suy ra chất có vai trò nhận e sẽ dư và ngược lại)

Ví dụ 1: Một hỗn hợp X gồm 0,5 mol Zn và 0,2 mol Mg được cho vào 200ml dung dịch Y chứa CuSO4 0,5M và AgNO30,3M thu được chất rắn A. Chứng minh Cu và Ag kết tủa hết.

Vớ dụ 2: Lấy 1 lớt dung dịch A chứa K2Cr2O7 0,15M và KMãnO4 0,2M và thờm vào đú 2 lớt dung dịch FeSO4 1,25M (ở môi trường H2SO4).

a/ Chứng minh phản ứng dư hay hết FeSO4.

b/ Phải thêm vào dung dịch thu được trong câu trên bao nhiêu lít dung dịch A hay dùng dung dịch FeSO4 1,25M để có phản ứng vừa đủ giữa chất oxi hóa và chất khử ?

+ Dùng phương pháp toán học (thường dùng với hỗn hợp kim loại tác dụng với axit): dựa vào toán học tìm khoảng biến thiên của số mol axit cần, sau đó so sánh với số mol thực tế của axit)

Ví dụ 1: Một hỗn hợp X gồm Fe và Al nặng 22g. Cho hỗn hợp X tác dụng với 2 lít dung dịch HCl 0,3M (d =1,05 g/ml).

a. Chứng tỏ rằng hỗn hợp X không tan hết.

b. Tính thể tích khí H2 thoát ra ở đktc

Ví dụ 2: Một hỗn hợp gồm Zn và Fe có khối lượng 37,2g. Hoà tan hỗn hợp này trong 2 lít dung dịch H2SO4 0,5M.

a) Chứng tỏ rằng hỗn hợp này tan hết.

b) Nếu dùng một lượng hỗn hợp Zn và Fe gấp đôi trường hợp trước, lượng H2SO4 vẫn như cũ thì hỗn hợp mới này có tan hết trong H2SO4 hay không?

+ Có thể giả sử một chất hết sau đó phản chứng lại

Ví dụ: Cho 12,88g hỗn hợp Mg và Fe vào 700ml dung dịch AgNO3. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn C nặng 48,73g và dung dịch D. Cho dung dịch NaOH dư vào D rồi lấy kết tủa nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 14g chất rắn.

a/ Hãy chứng minh chất rắn C không chỉ có Ag.

- Khái niệm: dung dịch bão hòa, dung dịch quá bão hòa, độ tan II. BÀI TẬP

Câu 1. Hoà tan 14,6g hỗn hợp X: Fe, Mg, Al bằng 400ml dung dịch chứa đồng thời H2SO4 2M và HCl 1M thu được dung dịch A và khí B. Nhận định nào sau đây là đúng:

a. trong A vẫn còn dư axit c. trong A lượng kim loại và axit cùng dư b. trong A không có axit dư d. chỉ có axit H2SO4 phản ứng, HCl còn nguyên

Câu 2. Cho 3,87g hỗn hợp A gồm Mg, Al vào 250ml dung dịch X chứa HCl 1M và H2SO4 0,5M thu được dung dịch B và 4,368 lít H2 (đktc). Nhận định nào sau đây là đúng:

a. Mg đã phản ứng hết, Al còn dư c. Al phản ứng hết, Mg còn dư b. Axit còn dư, kim loại hết d.Cả Al, Mg còn dư, axit còn dư

Câu 3. Một hỗn hợp X gồm Al, Mg cho vào dung dịch chứa hỗn hợp hai muối Cu(NO3)2 và AgNO3 lắc đều đến khi phản ứng xong thì được một hỗn hợp rắn Y chứa 3 kim loại và một dung dịch Z chứa hai muối.

1. Kết luận nào sau đây là đúng:

b. Ba kim loại gồm: Mg, Cu, Ag c.Ba kim loại gồm: Al, Cu, Ag

c. Ba kim loại gồm: Mg, Al, Ag d. Ba kim loại gồm: Al, Mg, Cu 2. Dung dịch Z gồm:

a. Cu(NO3)2, AgNO3 c. Mg(NO3)2, Cu(NO3)2

b. Al(NO3)3, Cu(NO3)2 d.Al(NO3)3, Mg(NO3)2

Câu 4. Cho hỗn hợp bột kim loại Fe và Mg (có số mol bằng nhau) vào dung dịch CuSO4. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp 2 kim loại nặng 2,48g, trong đó có 1,92g Cu. Số mol Fe và Mg đã dùng là:

a. 0,02 mol b. 0,01 mol c. 0,04 mol d. 0,015 mol

Câu 5. Một hỗn hợp X gồm Al và Al2O3 có % Oxi là 30,77% về khối lượng.

1. Thành phần % (theo số mol) của X là:

a. 34,6% và 65,4% b.66,67% và 33,33% c. 75% và 25% d. 30,77% và 69,23%

2. Hoà tan 156g X trong 5 lít dung dịch Y chứa NaOH 0,6M và KOH 0,4M; kết quả thu được là:

a. X bị hòa tan hết c. X không bị hòa tan hết

b. Al còn dư, Al2O3 hết d. Al phản ứng hết, Al2O3 còn dư

Câu 6. Nung nóng m(g) hỗn hợp A gồm Fe và Fe2O3 với một luồng khí CO (dư) sau phản ứng thu được 25,2g Fe. Nếu ngâm m gam A trong dung dịch CuSO4 dư, thì được chất rắn B có khối lượng m + 2(g). Hiệu suất các phản ứng đạt 100%. Khối lượng của mỗi chất trong A là:

a. 5,6 gam và 40 gam b. 32 gam và 2,8 gam c. 14 gam và 16 gam d. 8 gam và 11,2 gam

Tài liệu đang biên soạn và chỉnh lý , Các thày cô tiếp tục bổ xung và hoàn thiện rồi upload

Câu 7. Cho 8,4g một muối cacbonat kim loại hoá trị II vào 20g dung dịch H2SO4 tạo thành dung dịch muối sunfat có nồng độ là 50%. Biết rằng khi cho thêm MCO3 vào dung dịch sản phẩm vẫn có khí thoát ra. Muối MCO3 là:

a. MgCO3 b. CaCO3 c. ZnCO3 d. FeCO3

Câu 8. Cho 3,2g một kim loại hoá trị II tan vừa đủ trong 20g dung dịch HNO3 đặc nóng thì thu được 18,6g dung dịch muối. Nồng độ ban đầu của dung dịch HNO3 là:

a. 68% b.63% c. 31,5% d. không xác định được

Câu 9. Khi cho a(g) dung dịch H2SO4 loãng nồng độ A% tác dụng hết với lượng hỗn hợp 2 kim loại Na và Mg (hỗn hợp kim loại dư) thì thấy lượng H2 tạo thành là 0,05a(g). Giá trị của A là:

a. 12,25% b. 25% c. 8,16% d.15,8%

Câu 10. Hoà tan 1 ôxit kim loại A hoá trị 2 bằng một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 10% ta thu được dung dịch muối nồng độ 11.77%. Kim loại A là kim loại nào sau đây?

a. Ca b. Cu c.Mg d. Zn

Câu 11. Hỗn hợp A gồm 2 kim loại X và Y có hoá trị không đổi. Oxi hoá hoàn toàn 15,6g A trong oxi dư được 28,4g hỗn hợp 2 oxit. Nếu lấy 15,6g hỗn hợp A tác dụng hết với hỗn hợp H2SO4 loãng thì thu được mg muối khan. Biết cả hai kim loại đều phản ứng được với axit sunfuric loãng. Giá trị của m là:

a. 92,4 gam b. 54 gam c. 94 gam d. không xác định được

Câu 12. Cho 5g hỗn hợp Fe và Cu (chứa 40% Fe) vào một lượng dung dịch HNO3 1M, khuấy đều cho phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu được một phần chất rắn A nặng 3,32g, dung dịch B và khí NO.

1. Khối lượng muối thu được trong dung dịch là:

a. 7,26 gam b.5,4 gam c. 6,42 gam d. 3,32 gam

2. Thể tích khí NO thu được ở đktc là:

a. 0,448 lit b. 0,672 lit c. 1,344 lit d. 0,224 lit

Câu 13. Cho bột nhôm tác dụng với dung dịch HNO3 loãng, dư được dung dịch A, khí N2O. Cho dung dịch NaOH dư vào A được dung dịch B, khí C. Số phương trình phản ứng diễn ra trong cả quá trình là:

a. 4 b. 3 c. 6 d.5

Câu 14. Cho kalipemanganat tác dụng với axit clohiđric đặc thu được một chất khí màu vàng lục. Dẫn khí thu được vào dung dịch KOH đã được đun nóng ở 1000C thì phản ứng tạo ra sản phẩm là:

a. KCl, KClO, H2O b. KCl, H2O c. KClO4, KCl, H2O d.@KCl, KClO3, H2O

Câu 15. Hoà tan Fe3O4 trong dung dịch H2SO4 loãng dư được dung dịch A. Cho 1 lượng Fe vừa đủ vào dung dịch A thu được dung dịch B. Cho dung dịch B tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư, lọc kết tủa rửa sạch và nung trong không khí được hỗn hợp rắn. Thành phần của hỗn hợp chất rắn gồm:

a. Fe2O3, BaSO4 b. Fe2O3 c. FeO, BaSO4 d. FeO

Câu 16. X, Y là 2 kim loại có cấu hình electron ở phân lớp đang xây dựng là 3p1 và 3d6. Khi cho 8,3 gam hỗn hợp X, Y vào dung dịch HCl 0,5M hỗn hợp tan hết và thu được 5,6 lit khí (đktc). Khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp là:

a. 2,7 gam và 5,6 gam b. 5,4 gam và 2,9 gam c. 5,5 gam và 2,8 gam d. 8 gam và 0,3 gam

Câu 17. Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp gồm FeS2 và FeS vào dung dịch H2SO4 đặc nóng thu được muối sắt, khí SO2. Hấp thụ hết khớ SO2 vào dung dịch KMãnO4 thu được dung dịch Y khụng mầu. Nhận định nào sau đõy là đúng về pH của dung dịch Y.

a. Lớn hơn 7 b. bằng 7 c.nhỏ hơn 7 d. không xác định được

Câu 18. Cho 4 dung dịch riêng biệt sau: NH3, FeSO4, BaCl2, HNO3. Số cặp dung dịch nào có thể phản ứng được với nhau là:

a. 1 b. 2 c. 3 d.4

Câu 19. Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp bột Al và Al2O3 bằng dung dịch NaOH vừa đủ thu được dung dịch A.

Khuấy đều dung dịch A đồng thời cho từ từ dung dịch NH4Cl bão hòa đến dư, đun nóng thấy có khí mùi khai bay ra và xuất hiện kết tủa trắng. Nhận định nào sau đây là đúng:

a. Kết tủa trắng là do NH4Cl dư tạo kết tủa, mùi khai là khí amoniac thoát ra b. Kết tủa trắng là do Al hoặc Al2O3 còn dư, khí mùi khai là khí amoniac

c. Kết tủa trắng là nhôm hidroxit, khí mùi khai là do NH4Cl phân hủy tạo amoniac d. Kết tủa trắng là nhôm hidroxit, khí mùi khai là amoniac

Câu 20. Kim loại đồng không phản ứng được với dung dịch nào sau đây?

a. Hỗn hợp gồm NaNO3, HCl c. dung dịch H2SO4 loãng có hòa tan oxi b. Hỗn hợp Cu(NO3)2 và H2SO4 loãng d.HCl đặc

Câu 21. Cho a mol CO2 vào dung dịch chứa 2a mol NaOH được dung dịch A. Cho dung dịch A vào dung dịch FeCl3 thu được kết quả là:

a. Không có hiện tượng gì, hai dung dịch hòa tan bình thường vào nhau b. Xuất hiện kết tủa trắng của Fe2(CO3)3

c. Xuất hiện kết tủa nâu đỏ, có khí không mầu thoát ra d. Xuất hiện kết tủa trắng rồi kết tủa lại dần tan ra.

Tài liệu đang biên soạn và chỉnh lý , Các thày cô tiếp tục bổ xung và hoàn thiện rồi upload

Câu 22. Cho khí H2S hấp thụ vào dung dịch NaOH được dung dịch B chứa muối trung hòa. Cho dung dịch B vào dung dịch Fe(NO3)3, kết quả thu được là:

a. Có kết tủa Fe2S3 xuất hiện c. Có kết tủa nâu đỏ xuất hiện

b. Không có hiện tượng gì d.Có kết tủa đen xuất hiện, đồng thời có cả kết tủa mầu vàng.

Câu 23. Hòa tan một ít phèn chua trên vào nước thu được dung dịch A. Thêm dung dịch NH3 vào dung dịch A đến dư. Sau phản ứng kết thúc, thêm tiếp vào đó một lượng dư Ba(OH)2, thu được kết tủa B và dung dịch D.

Nhận định nào sau đây là chính xác?

a. Kết tủa B là Al(OH)3

b. Kết tủa B là BaSO4, dung dịch D gồm Ba(OH)2, Ba(AlO2)2

c. Kết tủa B là BaSO4, dung dịch D chứa Ba(AlO2)2

d. Kết tủa B là BaSO4, dung dịch D gồm Ba(OH)2, Ba(AlO2)2, KOH Câu 24. Trong các dãy sau đây, dãy nào có các hỗn hợp không đồng nhất?

a. Nước và hexan c. benzen và hexan

b. Rượu etylic và nước d. nước và đồng (II) glixerat Câu 25. Thành phần % khối lượng của canxi trong canxi photphat (Ca3(PO4)2) bằng:

a. 38,7% b. 37,8% c. 36,9% d. 39,6%

Câu 26. Một mẫu quặng chứa 82% Fe2O3 theo khối lượng. Phần trăm khối lượng của sắt trong quặng đó là:

a. 58,4% b. 60% c. 54,7% d. 57,4%

Câu 27. Khi nung 10 gam xôđa tinh thể ngậm nước, khối lượng giảm 6,3 gam. Công thức tinh thể hidrat nào ứng với loại xôđa đã nung:

a. NaHCO3.5H2O b. NaHCO3.10H2O c. Na2CO3.3H2O d.Na2CO3.10H2O

Câu 28. Nguyên tố kết thúc chu kì 7 vẫn chưa tìm ra. Tuy nhiên dựa theo qui luật của BTH có thể biết được số hiệu nguyên tử của nó bằng:

a. 120 b.118 c. 110 d. 116

Câu 29. Khi hòa tan amoni nitrat vào nước, nhiệt độ dung dịch sẽ như thế nào?

a. Không biến đổi b.Giảm c.Tăng d. Lúc đầu tăng, sau đó giảm Câu 30. Tinh thể chứa các phân tử nước được gọi là:

a. Tinh thể hidrat b. Tinh thể hidrat hóa c. Tinh thể hidro hóa d. Tinh thể sonvat hóa Câu 31. Huyền phù là dạng:

a. Hỗn hợp chất rắn và chất lỏng c. Dung dịch bão hòa b. Dung dịch của chất rắn trong dung môi chất lỏng d. Dung dịch keo Câu 32. Trong phòng thí nghiệm có thể tách chất tan ra khỏi dung môi bằng cách:

a. Điện phân b. Lọc c. Gạn d.Chưng cất

Câu 33. Độ tan của muối amoni clorua trong nước ở 800C là 65,6 gam trong 100 gam nước. Dung dịch chứa 37,5 gam muối amoni clorua trong 100 gam dung dịch ở nhiệt độ đó là:

a. Dung dịch quá bão hòa c. Dung dịch loãng b. Dung dịch bão hòa d.Dung dịch chưa bão hòa

Câu 34. Hòa tan 25 gam muối sắt (II) sunfat ngậm 7 phân tử nước trong 400 ml nước thu được dung dịch có nồng độ % là bao nhiểu?

a. 12,3% b. 22,3% c.3,2% d. 32%

Câu 35. Độ tan của MgSO4 ở 200C bằng 35,5 và ở 500C bằng 50,4. Nếu đun nóng 400 gam dung dịch bão hòa MgSO4 ở 200C lên 500C thì có thể hòa tan thêm được bao nhiêu gam muối nữa?

a. 112,4 b. 43,98 c. 170,6 d. 120,16

Đáp án:

1a 2b 3c,3d 4a 5b,5a 6c 7a 8b 9d 10c

11a 12b,12a 13c 14d 15a 16a 17c 18d 19d 20d

21c 22d 23d 24a 25a 26d 27d 28b 29b 30a

31a 32d 33d 34c 35b 36

BÀI TẬP TỰ LUYỆN Câu 1. Phản ứng nào sau đây là phản ứng hóa hợp:

a. NH3 + O2 → c. NH4Cl + NaOH → b. NH3 + HCl → d. CuO + HCl →

Câu 2. Phản ứng: Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + CO2 + H2O thuộc loại phản ứng gì?

a. Trung hòa b. oxi hóa khử c.Trao đổi d. phân hủy

Câu 3. Hãy chỉ ra phản ứng thu nhiệt trong số các phản ứng có sơ đồ sau đây a. 2H2O → 2H2 + O2 c. 3H2 + N2→ 2NH3

b. SO3 + H2O → H2SO4 d. 2Fe + 3Cl2→ 2FeCl3

Câu 4. Nhôm phản ứng với axit sunfuric đặc nguội tạo sản phẩm có

a. SO2 b. Al2O3 c. Al2(SO4)3 d. Không có phản ứng

Tài liệu đang biên soạn và chỉnh lý , Các thày cô tiếp tục bổ xung và hoàn thiện rồi upload

Câu 5. Những phản ứng nào sau đây viết sai:

1. FeS + 2NaOH → Fe(OH)2 + Na2S 2. FeCO3 + CO2+ H2O → Fe(HCO3)2 3. CuCl2 + H2S → CuS + 2 HCl 4. FeCl2 + H2S → FeS + 2HCl

A. 1, 2 B. 2, 3 C. 3, 4 D. 4, 1

Câu 6. Dãy các chất đều phản ứng với dung dịch HCl là:

1.NaOH, Al, CuSO4, CuO 2.Cu(OH)2, Cu, CuO, Fe

3. CaO, Al2O3, Na2SO4, H2SO4 4.NaOH, Al, CaCO3, Cu(OH)2, Fe, CaO, Al2O3

a. 1 b. 2 c. 3 d. 4

Câu 7. Dãy các chất đều phản ứng với dung dịch NaOH là:

a. H2SO4, CaCO3, CuSO4, CO2 c. SO2, FeCl3, NaHCO3, CuO b. H2SO4, SO2, CuSO4, CO2, FeCl3, Al d. CuSO4, CuO, FeCl3, SO2

Câu 8. Cho Fe nung với S một thời gian thu được chất rắn A . Cho A tác dụng với dd HCl dư thu được khí B, dd C và chất rắn D màu vàng. Khí B có tỉ khối so với H2 là 9.Thành phần của chất rắn A là:

a. Fe, S, FeS b. FeS, Fe c. FeS, S d. FeS

Câu 9. Có dung dịch AlCl3 lẫn tạp chất là CuCl2. Có thể dùng chất nào sau đây để làm sạch muối nhôm:

a. AgNO3 B. HCl C. Al D. Mg

Câu 10. Một hh gồm MgO, Al2O3, SiO2. Thu lấy SiO2 tinh khiết bằng cách nào sau đây:

a. Ngâm hh vào dd NaOH dư c. Ngâm hh vào dd HCl dư b. Ngâm hh vào dd CuSO4 dư d. Ngâm hh vào nước nóng

Câu 11. Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm: hh gồm (Al + Fe3O4) đến hoàn toàn, sau phản ứng thu được chất rắn A. A tan hoàn toàn trong ddHCl dư giải phóng H2, nhưng chỉ tan một phần trong dd NaOH dư giải phóng H2. Vậy thành phần của chất rắn A là:

a. Al, Fe, Fe3O4 b. Fe, Al2O3, Fe3O4 c. Al, Al2O3, Fe d. Fe, Al2O3

Câu 12. Cho m gam hh (Na, Al) vào nước dư thấy thoát ra 8,96 lit khí (đktc) và còn lại 2,7g kim loại không tan. Khối lượng m của hh ban đầu là:

a. 12,7 gam B. 9,9 gam C. 21,1 gam D. tất cả đều sai

Câu 13. Đồng tiền làm bằng bạc (92,5%) và đồng. Trong 200 g đồng tiền bằng bạc có bao nhiêu gam đồng ?

a. 7,50 g B. 15,0 g C. 92,5 g D. 185 g

Câu 14. Khi mở nắp chai Coca Cola, xuất hiện bọt khí trong toàn bộ chất lỏng. Nguyên lí của hiện tượng này cũng có thể dùng để giải thích

A. Sự sủi bọt khi cho viên C sủi vào nước. B. Sự sủi bọt khi cho magiê vào axit

C. Sự sủi bọt khi nước sôi. D. Bọt khí nitơ trong máu mà người thợ lặn có thể gặp.

Câu 15. Chọn danh sách các đơn chất có chứa theo thứ tự các nguyên tố cần thiết cho các yêu cầu sau:

1. Để tạo xương vững chắc.

2. Để tạo chì trong bút chì.

3. Làm cho răng cứng.

A. Photpho, flo, canxi. B. Canxi, cacbon, flo. C. Silic, chì, canxi. D. Flo, cacbon, photpho.

Câu 16. Phương pháp nào trong đây không hiệu quả trong việc điều chế muối tan trong nước?

A. Chưng cất. B. Kết tinh. C. Bay hơi. D. Gạn.

Câu 17. Một chất kết tinh màu trắng có điểm nóng chảy cao , dẫn điện tốt khi nóng chảy . Chất này là hợp chất của:

A. Nguyên tố nhóm IV và nguyên tố nhóm VI. B. Nguyên tố nhóm VI và nguyên tố nhóm VII.

C. Nguyên tố nhóm IV và nguyên tố nhóm V. D. Nguyên tố nhóm I và nguyên tố nhóm VII.

Câu 18. Một số cây cỏ có tính độc do thân và lá chứa axit oxalic, H2C2O4, hoặc natri oxalat, Na2C2O4. Khi ăn những chất này sẽ bị sưng các cơ hô hấp dẫn đến nghẹt thở. Một phương pháp tiêu chuẩn để xác định hàm lượng ion oxalat, C2O42-, trong một mẫu thử là kết tủa oxalat dưới dạng canxi oxalat. Phương trình ion rút gọn của phản ứng giữa natri oxalat và canxi clorua là:

A. 2Na+ + C2O42- + Ca2+ + 2Cl- → CaC2O4 + 2Na+ + 2Cl-. B. Ca2+ + C2O42- → CaC2O4

C. 2Na+ +2Cl- → 2NaCl

D. Na2C2O4 + CaCl2 → CaC2O4 + 2NaCl Câu 19. Chất nào sau đây là hoá chất tinh khiết?

I) Natri cacbonat rắn. III) Sữa tươi. V) Thép.

II) Dung dịch natri cacbonat. IV) Nước. VI) Thuỷ ngân.

A. (III) và (IV). B. (I), (IV) và (VI). C. (IV) và (VI). D. Tất cả

Tài liệu đang biên soạn và chỉnh lý , Các thày cô tiếp tục bổ xung và hoàn thiện rồi upload

Câu 20. Chất nào dưới đây dẫn điện được nhờ sự chuyển động của các ion?

A. Dây đồng. B. Than chì. C. Natri hiđroxit nóng chảy. D. Natri clorua rắn.

Câu 21. Người ta tiến hành thí nghiệm sau: cân một lượng thực phẩm, đun nóng trong lò tại 1100C trong 15 phút rồi cân lại. MỤC ĐÍCH của việc tiến hành thí nghiệm này có thể là gì?

A. Để phát hiện xem thực phẩm bắt đầu cháy ở nhiệt độ nào.

B. Để đo lượng nước có trong mẫu thực phẩm.

C. Để cho thấy các phần tử trong thực phẩm phản ứng với nhau khi đun.

D. Để đo hàm lượng protein trong thực phẩm.

Câu 22. Người ta bán vàng thỏi theo khối lượng. Độ tinh khiết tiêu chuẩn cho các thỏi vàng phải bằng 995/1000 vàng nguyên chất theo khối lượng. Với tiêu chuẩn này, khối lượng vàng trong một thỏi vàng nặng 12,5 kg bằng

A. 100g. B. 1,26kg. C. 5,00kg. D. 12,4kg.

Câu 23.

Nguyên tố Màu của hợp chất rắn Màu phát ra trong ngọn lửa

Kẽm Trắng Không

Natri Trắng Vàng

Đồng Lục/lam Lục

Canxi Trắng đỏ

Kali Trắng tím

Từ các dữ kiện trong bảng trên, hãy cho biết phát biểu nào dưới đây là đúng? (Trắng, đen không được coi là có màu) A. Chỉ các hợp chất có màu mới nhuộm màu ngọn lửa.

B. Các hợp chất màu trắng có thể nhuộm màu ngọn lửa.

C. Màu của ngọn lửa giống như màu của các hợp chất rắn.

D. Chỉ các hợp chất màu trắng có thể nhuộm màu ngọn lửa.

Câu 24. Tên của cặp nào dưới đây là không đúng?

A.CaCl2,canxi clorua. B. AlH3, nhôm cacbua. C. K2O, kali oxit. D. Fe(OH)2, sắt (III) hiđroxit.

Câu 25. Bảng dưới đây cho biết một số thông tin về bốn nguyên tố U, V, Z, Y.

Cặp nguyên tố nào dưới đây không thể phản ứng để tạo hợp chất?

A. U và V. B. V và Z. C. U và Y. D. U và Z.

Câu 26. Hoà tan 0,67g kali dicromat (K2Cr2O7) vào một lit nước để điều chế dung dịch W.

Dung dịch W được pha loãng 10 lần với nước để được dung dịch X.

Dung dịch X được pha loãng 10 lần với nước để được dung dịch Y.

Tính nồng độ g/l của dung dịch Y? (Cho K = 39,1 ; Cr = 52,0 ; O = 16,0) A. 0,0023. B. 0,067. C. 0,0067. D. 0,00067.

Câu 27. Độ tan của KBr ở 100C và 800C lần lượt là: 60 và 95. Làm lạnh 400 gam dung dịch KBr bão hòa ở 800C xuống 100C, khối lượng chất kết tinh thoát ra là:

a. @71,8 gam b. 80 gam c. 96 gam d. 45 gam

Câu 28. Nồng độ % của dung dịch HCl bão hòa ở 00C là 45,11%. Biết khối lượng riêng của dung dịch là: 1,22 g/ml. Nồng độ mol của dung dịch này là:

a. 10 b. 12,5 c. 14 d. @15,1

Câu 29. Để điều chế dung dịch axit sunfuric 10% từ 6,02.1023 phân tử lưu huỳnh (VI) oxit vào nước. Thể tích nước cần là:

a. 0,8 lit b.@ 0,9 lit c. 1 lit d. 9 lit

Câu 30. Hỗn hợp chất rắn nào dưới đây có thể dễ tách riêng nhất bằng cách thêm nước vào rồi lọc?

a. Muối và đường b.@Muối và cát c. cát và mạt sắt d. đường và bột mì

Câu 31. Học sinh thứ nhất trộn 10ml dung dịch NaOH với 15 ml dung dịch HCl thì thu được một dung dịch chỉ chứa muối và nước. Học sinh thứ hai trộn 15 ml mỗi thứ của hai dung dịch trên thì thu được dung dịch (gọi là dung dịch A). Dung dịch A sẽ chứa:

a. Nước, NaOH và HCl c. Chỉ có nước và muối b. Nước, muối và HCl d.@Nước, muối và NaOH Câu 32. Tên đúng của Ca(NO2)2 là:

a. Canxi nitrat b.@Canxi nitrit c. Canxi nitrua d. Canxi đinitrat

Câu 33. Dung dịch bạc nitrat phản ứng với dung dịch natri clorua tạo thành kết tủa rắn, mầu trắng và nhanh chóng lắng xuống đáy của dụng cụ phản ứng. Bạc clorua hình thành kết tủa trắng vì:

Tài liệu đang biên soạn và chỉnh lý , Các thày cô tiếp tục bổ xung và hoàn thiện rồi upload

Nguyên tố Loại Điện tích ion tạo được

U Kim loại +2

V Phi kim -1

Z Kim loại +2, +3

Y Phi kim -2

Một phần của tài liệu PHUONG PHAP GIAI NHANH BAI TAP HOA HOC (Trang 26 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w