Chia 1,5 gam hỗn hợp bột Fe, Al, Cu thành 2 phần bằng nhau

Một phần của tài liệu bai tap kim loai (Trang 65 - 70)

II. Toán đẩy: Kim loại tác dụng với dung dịch muối

30. Chia 1,5 gam hỗn hợp bột Fe, Al, Cu thành 2 phần bằng nhau

65

a. Lấy phần 1 hoà tan bằng dung dịch HCl thấy còn lại 0,2 gam chất rắn không tan và có 448 ml khí bay ra (đktc). Tính khối lượng mỗi kim loại trong mỗi phần.

b. Lấy phần thứ hai cho vào 400ml dung dịch hỗn hợp AgNO3 0,08M và Cu(NO3)2 0,5M. Sau khi kết thúc các phản ứng thu được chất rắn A và dung dịch B. Tính khối lượng chất rắn A và nồng độ mol của các chất

trong dung dịch B. (ĐH Hàng

hải 2001)

31. Lắc m gam Fe vào dung dịch A gồm AgNO3 và Cu(NO3)2 đến khi phản ứng kết thúc thu được x gam chất rắn B. Tách B được nước lọc C. Cho nước lọc C tác dụng với NaOH dư thu được a gam kết tủa của hai hiđroxit kim loại, nung kết tủa trong không khí đến khối lượng không đổi được b gam chất rắn.

a. Lập biểu thức tính a, b.

b. Tính m, số mol hai muối ban đầu biết a = 36 gam, b = 32 gam, x = 34,4gam.

32. Cho hỗn hợp X gồm 0,006 mol Ag; 0,054 mol Pb và 0,034 mol Al vào 500ml dung dịch Cu(NO3)2. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 18,138 gam chất rắn Y.

a. Tính % khối lượng các chất trong Y.

b. Tính nồng độ mol dung dịch Cu(NO3)2.

33. Cho 3,58 gam hỗn hợp bột X gồm Al, Fe, Cu vào 200 ml Cu(NO3)2

0,5M, đến khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch A và chất rắn B.

Nung B trong không khí ở nhiệt độ cao đến phản ứng hoàn toàn được 6,4 gam chất rắn. Cho A tác dụng với dung dịch NH3 dư, lọc lấy kết tủa đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi được 2,62 gam chất rắn D.

a. Tính phần trăm khối lượng các chất trong hỗn hợp X.

b. Hoà tan hoàn toàn 3,58 gam hỗn hợp X vào 250 ml dung dịch HNO3

a mol/l được dung dịch E và khí NO. Dung dịch E vừa tác dụng hết với 0,88 gam bột Cu. Tính a?

34. Cho 3,61 gam hỗn hợp X gồm Al, Fe, Zn tác dụng với 200ml dung dịch Cu(NO3)2 0,5M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn được dung dịch A và 5,12 gam chất rắn B. Lọc bỏ chất rắn B, rồi cho NaOH dư vào phần nước lọc thấy có kết tủa. Lọc lấy kết tủa đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi được 3,2 gam chất rắn D.

a. Viết các phương trình phản ứng xảy ra.

b. Xác định khối lượng mỗi kim loại trong X.

66

35. Cho 9,16 gam hỗn hợp Zn, Cu, Fe vào cốc đựng 170 ml dung dịch CuSO4 1M. Sau phản ứng thu được dung dịch B và kết tủa C. Hoà tan hết C bằng dung dịch HNO3 loãng, thu được 2,8 lít NO (đktc). Thêm NaOH dư vào dung dịch B, lọc lấy kết tủa đem nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi được 10,4 gam chất rắn E.

a. Viết các phương trình phản ứng xảy ra.

b. Tính số gam mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu.

36. Cho 7,16 gam hỗn hợp X gồm Al, Fe, Cu tác dụng với 400ml Cu(NO3)2 0,5M. Sau khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch A và chất rắn B. nung B trong không khí đến khối lượng không đổi được 5,24 gam chất rắn D.

a. Chứng minh rằng Cu(NO3)2 đã dùng dư.

b. Tính % khối lượng các chất trong X.

37. Khuấy kỹ dung dịch chứa 13,6 gam AgNO3 và m gam bột đồng rồi thêm tiếp vào đó dung dịch H2SO4 loãng và đun nóng cho tới khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu được 9,28 gam bột kim loại, dung dịch A và khí NO. Lượng NaOH cần thiết để tác dụng hết với các chất trong A là 13 gam. Hãy xác định các chất có trong A và tính m. (Học viện KTQS-98) 38. Lắc 0,81g bột nhôm trong 200ml dung dịch chứa AgNO3và Cu(NO3)2

một thời gian, thu được chất rắn A và dung dịch B. Cho A tác dụng với NaOH dư thu được 100,8ml khí hiđro (đo ở đktc) và còn lại 6,012g hỗn hợp 2 kim loại. Cho B tác dụng với NaOH dư, được kết tủa, nung đến khối lượng không đổi thu được 1,6g một oxit. Tính nồng độ CM (mol/lít) của AgNO3và Cu(NO3)2 trong dung dịch đầu. (ĐHBK-99) 39. A là hỗn hợp Zn, Cu. Lấy 25,9 gam vào 400 ml dung dịch NaOH cho đến khi ngừng thoát khí, được 5,6 lít H2 (đktc) và thấy còn m gam chất rắn B. Nung m gam chất rắn B trong không khí cho đến khối lượng không đổi được 1,2487m gam chất rắn C.

a. Tính số gam Zn, Cu ban đầu.

b. Tính nồng độ mol dung dịch NaOH.

40. Cho 1,39 gam hỗn hợp A gồm Al và Fe ở dạng bột phản ứng với 500ml CuSO4 0,05M. Khuấy kĩ để các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Sau phản ứng thu được 2,16 gam chất rắn B gồm hai kim loại và dung dịch C.

1. Cần bao nhiêu ml dung dịch HNO3 0,1M để hoà tan hết chất rắn B, biết rằng các phản ứng chỉ giải phóng khí NO duy nhất.

2. Điện phân dung dịch C (điện cực trơ) với cường độ dòng điện 1A, thời gian 32 phút 10 giây. Tính khối lượng kim loại thoát ra ở catot và thể tích

67

khí (đktc) thoát ra ở anot. (Cho biết hiệu suất điện phân là 100% và thứ tự điện phân ở catot là: Cu2+, Fe2+, H+ ). (ĐH Y Thái Bình-98)

41. Cho 2,04 gam hỗn hợp A gồm Fe và Mg vào 200 ml dung dịch CuSO4 , đến khi phản ứng kết thúc thu được 2,76 gam chất rắn B và dung dịch C.

Cho dung dịch C tác dụng với xút dư, lọc lấy kết tủa đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 1,8 gam chất rắn D.

Chất rắn B cho tác dụng với Clo dư, sau đó lấy sản phẩm hoà tan trong nước được dung dịch E. Điện phân dung dịch E với điện cực trơ tới khi ở Anốt thu được 504 ml khí (ở đ.k.t.c).

1. Tính thành phần % khối lượng các chất trong hỗn hợp A?

2. Tính nồng độ mol/l của dung dịch CuSO4 ? 3. Tính khối lượng kim loại tạo thành ở Catốt ?

(ĐH Kiến trúc HN-CPB-98) 42. Cho 4,15 gam hỗn hợp bột Fe và Al tác dụng với 200ml dung dịch CuSO4 0,525M. Khuấy kĩ hỗn hợp để các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Đem lọc được kết tủa A gồm hai kim loại có khối lượng 7,84 g và dung dịch nước lọc B.

1. Để hoà tan kết tủa tủa A cần dùng ít nhất bao nhiêu ml HNO3 2M, biết rằng phản ứng giải phóng ra khí NO.

2. Thêm dung dịch hỗn hợp Ba(OH)2 0,05M + NaOH 0,1M vào dung dịch B. Hỏi cần thêm bao nhiêu ml hỗn hợp dung dịch đó để kết tủa hoàn toàn hai hiđroxit của hai kim loại. Sau đó nếu đem lọc, rửa kết tủa, nung nó trong không khí ở nhiệt độ cao tới khi các hiđroxit bị nhiệt phân hết thì thu được bao nhiêu gam chất rắn. (ĐHKTQD 2001 tr22-ĐH Huế 2001tr135) 43. Cho 2,78 gam hỗn hợp A gồm Al và Fe ở dạng bột vào 500 ml dung dịch CuSO4 0,1M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 4,32 gam chất rắn B gồm hai kim loại và dung dịch C.

1. Tính phần trăm khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp A.

2. Cho 300 ml dung dịch NaOH 0,5M vào dung dịch C. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, lọc kết tủa rửa sạch và nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được chất răn D . Tính khối lượng của chất rắn D.

(ĐH Hồng Đức 2000tr389)

44. Một dung dịch chứa 3,2 gam CuSO4 và 6,24 gam CdSO4. Cho thanh kẽm 65 gam vào dung dịch. Sau khi phản ứng hoàn tất, tất cả kim loại thoát ra đều bám vào thanh kim loại. Viết các phương trình phản ứng xảy ra. Hỏi khối lượng sau cùng của thanh kim loại bằng bao nhiêu?

(ĐHDL Văn Lang-2001tr254)

68

45. Cho m gam bột Al vào 500ml dung dịch A chứa Ag2SO4 và CuSO4 một thời gian, thu được 3,33 gam chất rắn B và dung dịch C. Chia B làm hai phần bằng nhau.

Cho phần thứ nhất vào dung dịch NaOH dư thấy thoát ra 1.512 lít H2

(đktc).

Hoà tan phần thứ hai trong dung dịch HNO3 loãng dư thu 1,455 gam khí NO duy nhất. Thêm HCl dư vào dung dịch C không thấy xuất hiện kết tủa, thu được dung dịch D. Nhúng một thanh sắt vào dung dịch D cho đến khi dung dịch hết màu xanh và lượng khí H2 thoát ra là 0,448 lít (đktc) thì nhấc thanh sắt ra, thấy khối lượng thanh sắt giảm đi 1,072 gam so với ban đầu (kim loại giải phóng ra bám hoàn toàn trên thanh sắt).

Tính m và nồng độ của từng muối trong dung dịch A.

(HVKTQS-2001tr320)

46. Cho hỗn hợp Y gồm 2,8 gam Fe và 0,81 gam Al vào 200 mililít dung dịch C chứa AgNO3 và Cu(NO3)2. Khi phản ứng kết thúc, thu được dung dịch D và 8,12 gam chất rắn E gồm 3 kim loại. Cho chất rắn E tác dụng với dung dịch HCl dư thì thu được 0,672 lít khí H2 (đktc). Tính nồng độ mol của Cu(NO3)2 và AgNO3 trong dung dịch C.

(ĐHY Dược TPHCM-99) 47. Cho 3,78 gam bột Al phản ứng vừa đủ với dung dịch muối XCl3 tạo thành dung dịch Y. Khối lượng chất tan trong dung dịch Y giảm 4,06 gam so với dung dịch XCl3. Xác định công thức của muối XCl3.

Cho dung dịch Y tác dụng với NaOH dư, sau đó sục khí CO2 vào cho đến khi phản ứng kết thúc thì thu được m gam chất kết tủa. Viết phương trình các phản ứng và tính m. (ĐHQG TPHCM-98)

48. Có một dung dịch muối clorua kim loại. Cho một tấm Fe nặng 10 gam vào 100 ml dung dịch trên; phản ứng xong khối lượng tấm kim loại là 10,1 gam. Lại bỏ một tấm Cađimi Cd 10 gam vào 100 ml dung dịch mới muối clorua kim loại trên; phản ứng xong, khối lượng tấm kim loại là 9,4 gam.

a. Viết phương trình phản ứng xảy ra.

b. Định tên clorua kim loại, biết rằng nguyên tử khối kim loại nhỏ hơn 96 đvC.

c. Nồng độ mol dung dịch muối clorua kim loại. (ĐHDLVLang-99) 49. Cho 15,28 gam hỗn hợp A gồm Cu và Fe vào 1,1 lít dung dịch Fe2(SO4)3 0,2M. Phản ứng kết thúc thu được dung dịch X và 1,92 gam chất rắn B. Cho B vào dung dịch H2 SO4 loãng không thấy có khí bay ra.

69

1.Tính khối lượng của Fe và Cu trong 15,28 gam hỗn hợp A.

2. Dung dịch X phản ứng đủ với 200ml dung dịch KMnO4 trong H2SO4. Tính nồng độ mol/lít của dung dịch KMnO4.

(ĐH Cần Thơ-2001) II. Kim loại tác dụng với dung dịch axit:

1. X là hỗn hợp Mg và Zn, Y là dung dịch H2SO4 chưa rừ nồng độ.

- Thí nghiệm 1: Cho 24,3 gam X vào 2 lít Y được 8,96 lít H2 (đktc).

- Thí nghiệm 2: Cho 24,3 gam X vào 3 lít Y được 11,2 lít H2 (đktc).

a. Chứng tỏ rằng trong thí nghiệm 1 thì X chưa tan hết, còn trong thí nghiệm 2 thì X tan hết.

b. Tính nồng độ mol của dung dịch Y và khối lượng các kim loại trong X. (ĐH QG TPHCM 2000)

Một phần của tài liệu bai tap kim loai (Trang 65 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(150 trang)
w