Đ 12. Nhận biết các chất vô cơ
13. Có 5 lọ mất nhãn, mỗi lọ đựng một trong các dung dịch hoá chất sau
NaHSO4, KHCO3, Mg(HCO3)2, Na2SO3, Ba(HCO3)2. Trình bày cách nhận biết từng dung dịch mà chỉ được dùng cách đun nóng.
121
14. a. Có 5 dung dịch các chất sau: H2SO4, HCl, NaOH, KCl, BaCl2. Trình bày phương pháp phân biệt các dung dịch này mà chỉ được dùng quỳ tím làm thuốc thử.
b. Dùng quỳ tím nhận biết: H2SO4, Ba(OH)2, BaCl2, HCl, NaCl, NaOH.
15. a. Nhận biết 4 dung dịch mất nhãn sau: K2CO3, NaCl, KOH, HNO3
mà chỉ được dùng một loại thuốc thử.
b. Chỉ dùng một thuốc thử hãy nhận biết các dung dịch sau: BaCl2, Na2SO4, Na3PO4, HNO3.
16. a. Hãy tự chọn một hoá chất thích hợp để phân biệt các muối:
NH4Cl, (NH4)2SO4, NaNO3, MgCl2, FeCl2, FeCl3, Al(NO3)3. Viết các phương trình phản ứng xảy ra.
b. Dùng một hóa chất để phân biệt các dung dịch sau: BaCl2, KI, Fe(NO3)2, AgNO3 và Na2CO3.
17. a. Hãy nêu phương pháp nhận biết các dung dịch bị mất nhãn sau:
AlCl3, MgCl2, NaCl, H2SO4 mà chỉ được phép sử dụng một thuốc thử.
b. Chỉ được dùng kim loại hãy nhận biết các dung dịch sau đây:
HCl, HNO3 đ, AgNO3, KCl, KOH.
c. Dùng một kim loại, hãy nhận biết các dung dịch sau: AgNO3, NaOH, HCl, NaNO3.
c. Chỉ dùng một hóa chất, hãy phân biệt các dung dịch: K2SO4, K2CO3, K2SiO3, K2S, K2SO3.
18. a. Có các ống nghiệm không nhãn chứa dung dịch của một trong các hoá chất sau: HCl, Na2SO4, NaOH, NaCl, BaCl2, AgNO3. Hãy nhận biết dung dịch trong các ống nghiệm đó bằng cách dùng thêm quỳ tím.
b. Chỉ dùng thêm một thuốc thử, hãy tìm cách nhận biết các dung dịch mất nhãn sau: NH4HSO4, Ba(OH)2, HCl, NaCl, H2SO4.
c. Trình bày phương pháp và nguyên tắc tiến hành phân biệt 4 chất:
NaCl, BaCO3, Na2CO3, BaSO4 với điều kiện chỉ dùng thêm dung dịch HCl loãng. Viết các phương trình phản ứng xảy ra.
19. Chỉ dùng thêm giấy quỳ tím, trình bày cách nhận biết các dung dịch loãng sau: Na2SO4, Na2CO3, NaCl, H2SO4, BaCl2, NaOH. Viết các phương trình hóa học để minh họa. (Đề thi ĐH năm 2006)
122
20. a. Có 5 lọ mất nhãn đựng 5 dung dịch : NaOH, KCl, MgCl2, CuCl2, AlCl3. Hãy nhận biết các dung dịch trên mà không cần dùng thêm hoá chất khác. Viết các phương trình phản ứng xảy ra.
b. Hãy nhận biết các lọ hoá chất mất nhãn sau đây bằng phương pháp hoá học: NaCl, Mg(NO3)2, Cu(NO3)2, Al2(SO4)3.
c. Có 6 lọ hoá chất mất nhãn sau: Na2CO3, NH4Cl, MgCl2, AlCl3, FeSO4, Fe2(SO4)3. Chỉ được dùng dung dịch NaOH, làm thế nào để nhận biết được lọ nào đựng dung dịch gì? Viết các phương trình phản ứng.
21. a. Có 6 lọ mất nhãn đựng các dung dịch không màu là: Na2SO4, Na2CO3, BaCl2, Ba(NO3)2, AgNO3, MgCl2. Bằng phương pháp hoá học và không dùng thêm các chất khác, hãy trình bày cách nhận biết các dung dịch trên, biết rằng chúng có nồng độ đủ lớn để các kết tủa ít tan có thể được tạo thành trong dung dịch.
b. Có 4 cốc đựng các chất sau: dung dịch NaCl, dung dịch HCl, dung dịch Na2CO3. Không dùng hóa chất nào khác, hãy nhận biết từng chất.
22. Có 4 ống nghiệm đánh số 1, 2, 3, 4, mỗi ống đựng một trong các dung dịch sau: Na2CO3, HCl, FeCl2, NH4HCO3. Lấy ống 1 đổ vào ống 3 thấy có kết tủa. Lấy ống 3 đổ vào ống 4 thấy có khí bay ra. Hỏi ống nào đựng dung dịch gì?
23. Có 5 lọ được đánh số 1, 2, 3, 4, 5, mỗi lọ chứa một trong các dung dịch: Ba(NO3)2 , Na2CO3, MgCl2, K2SO4, Na3PO4. Xác định lọ nào chứa dung dịch gì, biết rằng:
- Lọ 1 tạo kết tủa trắng với các lọ 3 và 4.
- Lọ 2 tạo kết tủa trắng với lọ 4.
- Lọ 3 tạo kết tủa trắng với các lọ 1 và 5.
- Lọ 4 tạo kết tủa trắng với các lọ 1, 2 và 5.
Kết tủa sinh ra do lọ 1 tác dụng với lọ 3 phân huỷ ở nhiệt độ cao tạo ra oxit kim loại. Viết các phương trình phản ứng minh hoạ.
24. Cho A, B, C là hợp chất của cùng một kim loại. A tác dụng với B cho ta C. Khi cho C phản ứng với một ít HCl thì cho ta B và khi phản ứng với lượng dư axit thì cho ta chất D là khí không màu, không mùi. D phản ứng với A, tuỳ điều kiện sẽ cho ta B hoặc C. Khi điện phân nóng chảy A thu
123
được ở Catot kim loại có số thứ tự trong bảng HTTH là 19. Cho biết A, B, C là những chất gì?