1. Trong một bình kín chứa đầy không khí (có 20% thể tích O2 và 80% thể tích N2 ) cùng với 21,16 gam hỗn hợp chất rắn A gồm MgCO3 và FeCO3. Nung bình đến phản ứng hoàn toàn được hỗn hợp chất rắn B và hỗn hợp khí D.
Hoà tan B vừa hết 200 ml dung dịch HNO3 nồng độ 2,7M và thu được 0,01 mol khí NO.
1. Hãy tính khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp A.
2. Tính áp suất của khí trong bình sau khi nung ở 136,5OC. Cho biết dung tích của bình là 10 lít và thể tích chất rắn không đáng kể.
(ĐH Mở HN-98) 2. Trong công nghiệp HNO3 được điều chế theo sơ đồ:
NH3 → NO → NO2 → HNO3.
1. Nếu lấy 17 kg NH3 thì điều chế được bao nhiêu lít dung dịch HNO3
46,85% ( d = 1,29 gam/ml), biết hiệu suất của quá trình điều chế là 90%.
2. Nếu lấy a gam dung dịch HNO3 trên, thêm nước để được 1,9 lít dung dịch HNO3 loãng (dung dịch D.. Nếu cho 13,5 gam Al tác dụng vừa đủ với 1,9 lít dung dịch D thu được hỗn hợp khí gồm NO và N2O có tỉ khối so với H2 bằng 19,2.
a. Tính số mol mỗi khí thu được.
b. Tính nồng độ mol/lít của HNO3 trong dung dịch D.
c. Tính a. (ĐHYHN-98) 3. Cho một bình kín dung tích 112 lít trong đó chứa N2 và H2 theo tỉ lệ thể tích 1: 4 ở 0OC và áp suất 200 atm với một ít chất xúc tác thích hợp.
Nung nóng bình một thời gian, sau đó đưa nhiệt độ về 0OC thấy áp suất trong bình giảm đi 10% so với áp suất ban đầu.
1. Tính hiệu suất của phản ứng điều chế NH3.
2. Nếu lấy 12% lượng NH3 tạo thành có thể điều chế được bao nhiêu lít dung dịch NH3 25% (d = 0,907 g/ml)?
3. Nếu lấy 50% lượng NH3 tạo thành có thể điều chế được bao nhiêu lít dung dịch HNO3 67% (d = 1,40 g/ml), biết hiệu suất quá trình điều chế HNO3 là 80%.
4. Lấy một thể tích dung dịch HNO3 67% ở trên pha loãng bằng nước được dung dịch mới, dung dịch này hoà tan vừa đủ 9 gam Al và giải phóng hỗn hợp khí NO và N2O có tỉ khối so với H2 là 16,75. Tính thể tích dung dịch HNO3 67% đã dùng. (ĐH DượcHN-99)
147
4. Một hỗn hợp X gồm V (lít) O2, 2,5V (lít) hỗn hợp gồm N2 và H2. Đốt cháy X rồi đưa về điều kiện nhiệt độ và áp suất ban đầu của X thì thể tích hỗn hợp khí còn lại là 0,5V (lít). Giả sử chỉ có phản ứng giữa H2 và O2, lượng hơi nước còn lại không đáng kể. Tính xem thể tích H2 ban đầu chiếm khoảng bao nhiêu (lít). (ĐH Hàng hải MN-99) 5. Cho một thể tích không khí (chứa 20% oxi và 80% nitơ về thể tích) cần thiết đi qua bột than đốt nóng, thu được khí than A chỉ chứa cacbon oxit và nitơ. Trộn khí than này với một lượng không khí gấp 2 lần lượng cần thiết để đốt cháy cacbon oxit, ta được hỗn hợp khí B. Đốt cháy hỗn hợp khí B, thu được hỗn hợp khí C trong đó nitơ chiếm 79,21% về thể tích.
1. Tính hiệu suất phản ứng đốt cháy cacbon oxit.
2. Tính nhiệt lượng toả ra khi đốt cháy 1,5 m3 khí B (đo ở đktc., biết rằng lượng nhiệt toả ra khi đốt cháy hoàn toàn1 mol cabon oxit là 284,24 kJ.
3. Tính % thể tích của các khí trong hỗn hợp C.
4. Tính tỉ khối của hỗn hợp khí C so với khí than A.
(ĐH Dược HN-2000tr155) 6. Nhiệt phân hoàn toàn 29,78 gam hỗn hợp gồm 2 muối Al(NO3)3 và AgNO3 người ta thu được 8,4 lít hỗn hợp khí (ở đktc. và chất rắn A gồm một oxit kim loại và một kim loại.
1/ Tính phần trăm khối lượng mỗi muối trong hỗn hợp đầu.
2/ Tính khối lượng dung dịch NaOH 4M (d = 1,15 g/ml) có thể hoà tan tối đa lượng chất rắn trong A. (CĐSPBắcGiang-99) 7. Cho 8,32 gam hỗn hợp A gồm FeCO3 và MgCO3 vào bình kín dung tích 1,2 lít chứa không khí (có tỉ lệ V : VO2 N2 = 1 : 4 ) ở 292,5OK và 1atm.
Nung bình đến nhiệt độ cao để phản ứng xảy ra hoàn toàn ta thu được hỗn hợp chất rắn B và hỗn hợp khí C, sau đó đưa bình về nhiệt độ ban đầu thì áp suất trong bình là P. Lượng hỗn hợp chất rắn B phản ứng vừa đủ với HNO3 có trong 250 gam dung dịch HNO3 5,376% thu được dung dịch D và khí NO.
1. Tính % khối lượng các chất trong A.
2. Tính % thể tích các khí trong C.
3. Tính P.
4. Tính lượng muối tạo thành trong dung dịch D và thể tích khí NO (đo ở đktc). (ĐH Đà Nẵng đợt 2-99)
148
8. Một muối cacbonat (A. của kim loại M hoá trị n, trong đó M chiếm 48,28% theo khối lượng. Cho 58 gam A vào bình kín chứa một lượng O2
vừa đủ để phản ứng hết với A khi đun nóng. Sau phản ứng, chất rắn thu được gồm Fe2O3 và Fe3O4 có khối lượng là 39,2 gam.
1. Tìm công thức của A.
2. Hỏi sau khi phản ứng xong, áp suất trong bình tăng thêm bao nhiêu
% so với ban đầu ở cùng điều kiện.
3. Nếu lấy lượng chất rắn thu được sau khi nung cho tan hết trong HNO3 đặc nóng được khí NO2 duy nhất; trộn NO2 với 0,0175mol O2 rồi cho hấp thụ hoàn toàn vào H2O thì thu được 9 lít dung dịch B. Tính pH của dung dịch B. (ĐHNT 2001) 9. Cho 5,22 gam một muối cacbonat kim loại (hợp chất X) tác dụng hoàn toàn với dung dịch HNO3 . Phản ứng làm giải phóng ra hỗn hợp khí gồm 0,336 lít khí NO và x lít khí CO2. Các thể tích khí đều được đo ở điều kiện tiêu chuẩn.
a. Hãy xác định muối cacbonat kim loại đó và tính thể tích khí CO2 (x).
b. Cho a gam hỗn hợp gồm FeS2 và hợp chất X trên với số mol bằng nhau vào một bình kín chứa lượng dư oxi. áp suất trong bình là p1 at. Đun nóng bình để phản ứng xảy ra hoàn toàn rồi đưa bình về nhiệt độ ban đầu, áp suất khí trong bình lúc này là p2 at, khối lượng chất rắn thu được là b gam. Biết rằng thể tích chất rắn trong bình trước và sau phản ứng là không đáng kể. Hãy xác định các tỉ số p1/p2 và a/b. (ĐHQGHN-99) 10. Một hỗn hợp D gồm (KMnO4 + muối M). Trong M có 31,84% kali;
28,99% clo; 39,18% oxi. Nung không hoàn toàn D được hỗn hợp A; A tác dụng với axit A1 tạo ra khí B; B phản ứng với B1 tạo ra clorua vôi; clorua vôi tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng tạo ra khí B. Mặt khác, khi cho dây sắt nung nóng cháy trong khí B tạo ra chất rắn B2.
Viết các phương trình phản ứng, biết rằng B là khí thu được khi điện phân dung dịch NaCl. (ĐH Ngoại Thương-Phía Bắc-98)
11. Nung nóng 18,56 gam hỗn hợp A gồm FeCO3 và một oxit sắt FexOy
trong không khí đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được khí CO2 và 16 gam chất rắn là một oxit duy nhất của sắt. Cho khí CO2 hấp thụ hết vào 400 ml dung dịch Ba(OH)2 0,15M, thu được 7,88 gam kết tủa.
1. Xác định công thức của FexOy.
2. Tính thể tích dung dịch HCl 2M ít nhất phải dùng để hoà tan hoàn toàn 18,56 gam hỗn hợp A. (ĐHDL Đông Đô-2001)
149