Bài toán cho các ion

Một phần của tài liệu bai tap kim loai (Trang 52 - 56)

Đ 6 - Dung dịch-Axit bazơ- pH của dung dịch

I. Bài toán cho các ion

1. Một dung dịch chứa. a mol Na+ ; b mol Ca2+ ; c mol Al3+; d mol Cl- ; e mol NO3-.

a. Lập biểu thức liên hệ giữa a, b, c, d, e.

b. Lập công thức tính tổng khối lượng các muối trong dung dịch.

2. Một dung dịch chứa a mol Na+, b mol Ca2+, c mol HCO3- và d mol Cl-. Lập biểu thức liên hệ giữa a, b, c, d và công thức tính tổng khối lượng muối trong dung dịch.

3. Dung dịch A chứa a mol Na+ ; b mol NH4+ ; c mol HCO3- ; d mol CO32- ; e mol SO42-. Thêm (c + d + e) mol Ba(OH)2 vào dung dịch A, đun nóng thu được kết tủa B, dung dịch X và khí Y duy nhất có mùi khai. Tính số mol của mỗi chất trong kết tủa B, khí Y và mỗi ion trong dung dịch X theo a, b, c, d, e.

4. Một dung dịch có chứa 2 cation là Fe2+ (0,1 mol) và Al3+ (0,2 mol) và 2 anion là Cl− (x mol) và SO42− (y mol). Tính x và y, biết rằng khi cô cạn dung dịch thu được 46,9 gam chất rắn khan.

(ĐHQGTPHCM-99) 5. Hãy xác định khối lượng các muối có trong dung dịch A chứa các ion Na+, NH4+, SO42−, và CO32−, biết rằng khi cho A tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư và đun nóng thu được 0,34 gam khí có thể làm xanh quì ẩm và 4,3 gam kết tủa; còn khi cho A tác dụng với dung dịch H2SO4 dư thì thu

được 0,224 lít khí (đktc). (HVKTQS-2000tr206)

6. Có 2 dung dịch: Dung dịch A và dung dịch B. Mỗi dung dịch chỉ chứa 2 loại cation và 2 loại anion trong số các ion sau:

K+ (0,15 mol), Mg2+ (0,1 mol), NH4+ (0,25 mol), H+ (0,2 mol), Cl− (0,1 mol), SO42− (0,075 mol), NO3− (0,25 mol), CO32− (0,15 mol).

Xác định dung dịch A và dung dịch B. (ĐHCần Thơ-2001tr214) 7. Dung dịch A có V = 1500 ml chứa các ion (Ba2+, Na+, Cl-, NO3-), chia làm ba phần bằng nhau:

- Phần 1: Thêm Na2SO4 (dư) thu được 4,66 gam kết tủa.

- Phần 2: Thêm AgNO3 (dư) thu được 5,74 gam kết tủa.

- Phần 3: Cô cạn thì được 6,71 gam muối.

Tính CM của các ion trong A.

8. Dung dịch A chứa các ion Na+, NH4+, SO42-, CO32- được chia làm 2 phần bằng nhau:

Phần 1: tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư, đun nóng ta thu được 4,3 gam kết tủa X và 448 ml khí Y (đktc).

Phần 2: tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 224 ml khí (đktc).

Tính khối lượng muối có trong A.

9. Một dung dịch X có chứa ion Ca2+, Al3+, Cl-. Để làm kết tủa hết ion Cl- trong 10ml dung dịch phải dùng hết 70ml dung dịch AgNO3 1M. Khi cô cạn 100ml dung dịch X thu được 35,55 gam hỗn hợp hai muối khan. Tính nồng độ mol của mỗi muối trong dung dịch X.

10. Một cốc nước chứa 0,01 mol Na+ ; 0,02 mol Cl− ; 0,01 mol Mg2+ ; 0,02 mol Ca2+ và 0,05 mol HCO3−. Đun sôi cốc nước trên một hồi lâu, hỏi số mol mỗi ion trong nước sau khi đun bằng bao nhiêu ? Từ đó kết luận nước trong cốc ban đầu thuộc loại nước có độ cứng tạm thời, vĩnh cửu hay toàn phần.

(ĐHYHN-99) 11. Một loại phèn ngậm nước được tạo thành từ cation M+, Al3+ và SO42−. Nung 9,06 gam phèn được 4,74 gam phèn khan. Mặt khác, cho 9,06 gam phèn hoà tan vào nước rồi cho tác dụng với Ba(OH)2 dư được 9,32 gam kết tủa A và khí C. Lượng khí C tạo thành tác dụng vừa đủ với 100 ml dung dịch HCl 0,2M.

Xác định công thức phân tử của phèn. (CĐSPBắcNinh-99)

12. Trong 1 lít dung dịch (Z) có 0,05 mol Na2SO4, 0,10 mol KCl và 0,05 mol NaCl. Hỏi:

a. Cần phải lấy bao nhiêu mol NaCl với bao nhiêu mol K2SO4 để pha chế 400 ml dung dịch muối có nồng độ các ion như dung dịch (Z).

b. Có thể dùng 2 muối KCl, Na2SO4 để pha chế 400 ml dung dịch muối có nồng độ các ion như dung dịch (Z) được không?

(CĐSPHCM-99) 13. Cho V ml dung dịch NH3 2M vào 300 ml dung dịch CuCl2 0,3M thu được 3,92 gam kết tủa. Tính V. (HVQY 2000-tr197) 14. Cho 0,1 mol FeCl3 tác dụng hết với dung dịch Na2CO3 dư, thu được chất khí và kết tủa. Lấy kết tủa đem nung ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi thì thu được bao nhiêu gam chất rắn? Viết các phương trình phản ứng ở dạng ion và phân tử.

(HVKTQS-CB99) II. Dung dịch axit - bazơ

1. Hoà tan hết 7,74 (g) hỗn hợp bột hai kim loại Mg, Al bằng 500 ml dung dịch axit HCl 1M, H2SO4 0,28 M (loãng) thu được dung dịch A và 8,736 (l) khí H2 (đktc). Cho rằng các axit đồng thời phản ứng với hai kim loại.

a. Tính khối lượng muối tạo thành.

b. Cho dung dịch A phản ứng với V lít dung dịch gồm NaOH 1M và Ba(OH)2 0,5 M. Tính V cần dùng để thu được kết tủa lớn nhất. Tính khối lượng kết tủa đó.

2. Hoà tan hoàn toàn 17,88 gam hỗn hợp X gồm hai kim loại kiềm A, B và kim loại kiềm thổ M vào nước thu được dung dịch C và 0,24 mol khí H2

bay ra.

Dung dịch D gồm H2SO4 và HCl trong đó số mol HCl gấp 4 lần số mol H2SO4.

a. Để trung hoà 1/2 dung dịch C cần hết V lít dung dịch D. Tính khối lượng muối tạo thành trong phản ứng trung hòa.

b. Hoà tan hoàn toàn m (g) Al vào 1/2 dung dịch C thu được dung dịch E và một lượng H2 bằng 3/4 lượng H2 thu được ở trên (khi hoà tan X vào nước). Tính m?

c. Nếu cho V lít dung dịch D tác dụng với dung dịch E thì lượng kết tủa thu được nhiều hơn lượng kết tủa tạo ra ở phần 1 bao nhiêu gam?

3. Có V1 lít dung dịch HCl chứa 9,125g HCl (dd A) và V2 lít dung dịch HCl chứa 5,475g HCl (dd B). Trộn dung dịch A với dung dịch B ta được 2 lít dung dịch mới (dd C). Thể tích của dung dịch C bằng tổng thể tích dung dịch A và dung dịch B.

a. Tính nồng độ mol của dung dịch C.

b. Tính CM của dung dịch A và B biết rằng hiệu số nồng độ mol của A và B là 0,4 M

4. Cho dung dịch A gồm 2 chất HCl và H2SO4. Trung hoà 1000 ml dung dịch A thì cần 400ml dung dịch NaOH 0,5M. Cô cạn dung dịch tạo thành thì thu được 12,95 gam muối.

a. Tính nồng độ mol/l của các axit trong dung dịch A.

b. Tính pH của dung dịch A.

5. Tính nồng độ mol/l của dung dịch H2SO4 và dung dịch NaOH, biết rằng:

- 30ml dung dịch H2SO4 được trung hoà hết bởi 20ml dung dịch NaOH và 10ml dung dịch KOH 2M.

- 30 ml dung dịch NaOH được trung hoà hết bởi 20ml dung dịch H2SO4 và 5ml dung dịch HCl 1M.

6. Tính nồng độ mol/l của dung dịch HNO3 và dung dịch KOH, biết rằng:

- 20ml dung dịch HNO3 được trung hoà hết bởi 60ml dung dịch KOH.

- 20ml dung dịch HNO3 sau khi tác dụng với 2 gam CuO thì được trung hoà hết bởi 10ml dung dịch KOH.

7. a. So sánh pH của các dung dịch có cùng nồng độ mol của HCl và CH3COOH . Giải thích.

b. So sánh ( có giải thích) nồng độ mol của các dd CH3COONa và NaOH có cùng pH.

c. Tính thể tích dd Ba(OH)2 0,025M cần cho vào 100ml dd gồm HNO3

và HCl có pH=1,0 để pH của hỗn hợp thu được bằng 2,0.

8. A, B là 2 dung dịch HCl có nồng độ khác nhau. Lấy V lít dung dịch A cho tác dụng với AgNO3 dư thì tạo thành 35,876 gam kết tủa. Để trung hoà V’ lít dung dịch B cần dùng 500ml dung dịch NaOH 0,3M.

a. Trộn V lít dung dịch A với V’ lít dung dịch B ta được 2 lít dung dịch (V+V’=2). Tính nồng độ mol của dung dịch C.

b. Lấy 100ml dung dịch A và 100ml dung dịch B cho lần lượt tác dụng hết với Fe thì lượng H2 thoát ra từ 2 dung dịch chênh nhau 0,448 lít (đktc). Tính nồng độ mol của các dung dịch A, B.

9. Có 2 dung dịch H2SO4 với pH = 1 và 2. Hãy viết phương trình phản ứng xảy ra khi rót từ từ 50ml dung dịch KOH 0,1M vào 50ml mỗi dung dịch trên. Tính nồng độ mol/l của các dung dịch thu được.

10. Để trung hoà hoàn toàn 50 ml hỗn hợp X gồm HCl và H2SO4 cần dùng 20 ml NaOH 0,3M. Cô cạn dung dịch sau khi trung hoà thu được 0,381 gam hỗn hợp muối (khô).

a. Hãy tính nồng độ mol của mỗi axit trong hỗn hợp X.

b. Tính pH của hỗn hợp X, nếu coi H2SO4 phân li hoàn toàn thành ion.

c. Tính số gam tối đa của hỗn hợp Cu-Mg chứa 20% Mg có thể hoà tan hoàn toàn trong 150 ml dung dịch X. (ĐH ThăngLong-99) 11. Tính khối lượng N2O5 cần hoà tan vào 120 gam nước để thu được dung

dịch HNO3 10%. (ĐH Đà Nẵng đợt 2 - 99)

Một phần của tài liệu bai tap kim loai (Trang 52 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(150 trang)
w