Trong thực tiễn, hoạt động NCKH trong các trường cao đẳng là con đường hiệu quả nhất để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và phát triển năng lực sư phạm của mỗi người làm công tác giảng dạy và giáo dục.
NCKH là một trong hai tiêu chí chính để đánh giá chất lượng của giảng viên cũng như chất lượng đào tạo của nhà trường. Đảm bảo chất lượng của quá trình đào tạo và đảm bảo được mối quan hệ giữa đào tạo và NCKH là mối quan hệ hữu cơ, gắn bó mật thiết có tác dụng tương hỗ thúc đẩy nhau cùng phát triển.
Đào tạo phải gắn với NCKH vì:
- Chỉ có gắn liền với nghiên cứu thì mới tìm ra được những kiến thức mới, những phương pháp mới, ứng dụng mới để bổ xung, nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo.
- Chỉ có gắn liền với nghiên cứu thì đào tạo mới cập nhật những kiến thức mới nhất, hiện đại nhất, phù hợp nhất để tránh đào tạo không bị lạc hậu so với môi trường bên ngoài, với trường bạn.
- Chỉ có gắn liền với nghiên cứu thì trình độ của cả thầy và trò mới được nâng cao.
NCKH phải gắn liền với đào tạo vì:
- Khi triển khai NCKH sẽ tận dụng được tiềm năng chất xám của đội ngũ giảng viên có trình độ, có kinh nghiệm cũng như đội ngũ sinh viên đầy sức trẻ luụn cú những ý tưởng táo bạo và độc đáo.
- NCKH gắn liền với đào tạo là con đường ngắn nhất, nhanh nhất để tạo được đội ngũ cán bộ nghiên cứu có trình độ, kinh nghiệm cao.
- NCKH gắn liền với đào tạo giỳp cỏc kết quả của NCKH được phổ biến một cách nhanh nhất.
Thực tế cho thấy rằng ở các trường cao đẳng, hoạt động NCKH chưa phỏt huy được sức mạnh của nú bởi nhiều nguyờn nhừn. Đối với sinh viờn làm bài tập NCKH là bắt buộc song khâu đánh giá và quản lý chất lượng chưa có nên hoạt động NCKH của sinh viên còn nhiều hạn chế nhất định.
Thêm vào đó, nguồn kinh phí cấp cho NCKH và tài liệu phục vụ cho NCKH hết sức hạn hẹp... Điều này đã làm mất đi sự say mê NCKH của sinh viên, các em vẫn đang gặp nhiêu khó khăn. Hoạt động NCKH ở một số trường cao đẳng đã mang nặng căn bệnh hình thức dẫn đến kết quả các đề tài NCKH không có giá trị thực tiễn cao. Thậm chí có nhiều đề tài sau khi được đánh giá thì bị chớnh cỏc tác giả bỏ quên. Về phía nhà trường, hầu hết các trường cao đẳng sư phạm chưa có phòng quản lý khoa học riờng nờn việc tổ chức, quản lý hoạt động NCKH cũng mất đi tính khoa học của nó.
Vậy làm thế nào để mối quan hệ giữa hai hoạt động đào tạo và NCKH thực sự hiệu quả đã, đang và sẽ là bài toán khó của các trường cao đẳng trong tình hình hiện nay khi mà Nghị quyết Trung ương VI lần II, Nghị quyết Trung ương VI khoá IX đã và đang đi vào đời sống kinh tế, chính trị và xã hội của cả nước.
Thực tiễn chứng minh rằng: NCKH giúp cho giảng viên và sinh viên cập nhật tri thức, nâng cao sự hiểu biết và khả năng nhận thức. NCKH giúp cho họ đạt chuẩn về trí tuệ và tự đổi mới về phương pháp trong quá trình hoạt động giáo dục một cách hiệu quả. Theo nghiên cứu của Hoàng Thị Nhị Hà:
"Một khảo sát các quan điểm về vấn đề này ở Úc" cho rằng:
- Giảng dạy có đầu tư vào từ nghiên cứu có thể chuyển tải tri thức tiến bộ nhất, sinh viên mong đợi nó và nó duy trì tiếng tăm của cơ sở đào tạo.
- Đầu vào dùng phương pháp nghiên cứu phát triển ở người học cách tiếp cận và thái độ tích cực đối với tri thức.
- Nghiên cứu cung cấp phương tiện cho cơ sở đào tạo nào thực hiện nnghiờn cứu mới kích thích và có thể lôi cuốn những nhà nghiên cứu tiềm năng.
Mặt khác, giảng dạy sinh viên giúp giảng viên - nhà nghiên cứu - sẵn sàng hành động " (21, 17).
NCKH là loại lao động trí tuệ cao cấp, có những chuẩn mực chặt chẽ, đòi hỏi kiến thức sâu rộng, phẩm chất trung thực, khách quan và năng lực sáng tạo. Cho nên nghiên cứu khoa học là biện pháp chủ yếu bồi dưỡng giảng viên, cải tiến phương pháp dạy học của giảng viên các trường cao đẳng sư phạm là vô cùng quan trọng sự nghiệp phát triển giáo dục của cả nước.
- Những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động NCKH ở trường CĐ Sơn La.
Hoạt động NCKH của sinh viên trường cao đẳng chịu ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố như: Nguồn nhân lực, nguồn tài lực, nguồn vật lực, nguồn tin lực….
Trong đó yếu tố quan trọng nhất là những người tham gia hướng dẫn NCKH ở trường, bao gồm chủ yếu là đội ngũ giảng viên có kinh nghiệm giảng dạy và NCKH ở các khoa, tổ bộ môn và sinh viên đạt kết quả cao trong học tập.
Các nguồn nhân lực quan trọng khác phục vụ cho hoạt động NCKH bao gồm: các cơ sở vật chất, trang thiết bị, nguồn thông tin, tư liệu, nguồn tài chính …phục vụ cho hoạt động NCKH.
Cụng tỏc quản lí, các quy định, quy chế NCKH, các chính sách NCKH của ngành, của trường, mối quan hệ giữa nhà trường và các đối tác, các lực lượng xã hội có liên quan việc thực hiện và sử dụng kết quả NCKH.
NCKH đòi hỏi sự uyên bác về kiến thức, một tư duy sắc xảo, một quan điểm đúng, một hệ phương pháp phù hợp và khả năng thành thạo trong việc sử dụng các phương tiện kĩ thuật. Tương ứng với chúng là một hệ thống các kĩ năng nghiên cứu. Điều này, yêu cầu người sinh viên phải luôn có ý thức tự học hỏi, tự rèn luyện, cập nhật tri thức, trau dồi các kĩ năng nghiên cứu.
1.4.2. Yêu cầu đối với quản lí hoạt động NCKH ở trường CĐ
Điều 18 Luật giỏo dục nờu rừ: " Nhà nước tạo điều kiện cho nhà trường tổ chức, nghiên cứu, ứng dụng, phổ biến khoa học, công nghệ; kết hợp đào tạo với NCKH và sản xuất nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và phục vụ xã hội, từng bước thực hiện vai trò trung tâm văn hoá, khoa học, công nghệ của địa phương hoặc của cả nước". Đừy chớnh là cơ sở phỏp lớ để cỏc nhà trường triển khai hoạt động NCKH gắn với đào tạo,
Hệ thống quản lí, cơ cấu tổ chức, lề lối làm việc, cơ sở vật chất kĩ thuật của nhà trường đều phải xây dựng, sắp xếp xuất phát tù hai nhiệm vụ giảng dạy và NCKH. Việc quản lí hoạt động NCKH của sinh viên nằm trong việc quản lí toàn bộ hoạt động giáo dục và đào tạo của nhà trường và được tiến hành một cách song song, đồng bộ.
Quản lí hoạt động NCKH phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Khơi dậy và phát huy tinh thần tích cực tự học, tự bồi dưỡng của giảng viên, đảm bảo để hoạt động NCKH của nhà trường đạt được mục đích, mục tiêu mong muốn. Muốn vậy nhà quản lí phải thực hiện một quy trình quản lí từ việc xây dựng kế hoạch, xác định mục tiêu hoạt động NCKH, đề xuất và định hướng các vấn đề thực tiễn giáo dục đang bức xúc để công tác NCKH hướng vào việc giải quyết các vấn đề thực tiễn đó, làm cho công tác NCKH có hiệu quả thiết thực.
- Quản lí tổ chức, sắp xếp các nguồn lực cho việc NCKH của mỗi giảng viên vừa phù hợp với điều kiện, năng lực, chuyên ngành đào tạo của họ, vừa góp phần giải quyết được những vấn đề thực tiễn mà giáo dục đặt ra.
Quản lí tốt khâu này sẽ đảm bảo cho sinh viên lựa chọn được các vấn đề nghiên cứu, các hướng nghiên cứu phù hợp, thiết thực, tránh được khuynh hướng nghiên cứu viển vông, xa rời thực tế, làm cho công tác NCKH không đạt hiệu quả.
- Nhà trường cần phải tạo điều kiện cung cấp những thông tin khoa học dưới dạng những tài liệu, sách báo chuyên môn, cũng như các tài liệu tham khảo đầy đủ, phong phú. Ngoài ra, các phương tiện kĩ thuật để phục vụ
cho công tác nghiên cứu cũng vô cùng quan trọng, nó quyết định chất lượng và hiệu quả NCKH. Quản lí hoạt động NCKH là phải biết khai thác, huy động để các chủ thể nghiên cứu biết sử dụng các phương tiện kĩ thuật để nghiên cứu, khai thác, thu nhập và xử lí thông tin, tài liệu nghiên cứu.
Do vậy, chất lượng và hiệu quả hoạt động NCKH của sinh viên không chỉ được biểu hiện ở những khám phá mới, những sự tìm tòi, phát hiện được những chân lý mới, tri thức mới, những sự vận dụng sáng tạo tri thức lý luận vào thực tiễn giáo dục mà còn được biểu hiện ở nhận thức, thái độ và mức độ hình thành các kỹ năng NCKH của sinh viên. Tổ chức hoạt động NCKH cho sinh viên phải góp phần thực hiện đầy đủ ba chức năng, đó là:
+ Chức năng giáo dưỡng: điều này có nghĩa là sinh viên khi tham gia NCKH sẽ có điều kiện, cơ hội củng cố, đào sâu và mở rộng tri thức, nâng cao tầm hiểu biết. Bởi vì trong quá trình nghiên cứu, trình bày quan điểm khoa học của mình, sinh viên phải vận dụng vốn tri thức đã tiếp thu trong quá trình học tập, kinh nghiệm và thực tế, kinh nghiệm của thầy (cụ) giáo, bạn bè truyền cho, cùng với các kĩ năng, phương pháp NCKH , phương pháp đọc sách, kỹ năng sử dụng các thiết bị dạy học, cách xử lí số liệu để tìm ra cách thức giải quyết vấn đề nghiên cứu và cuối cùng rút ra được những kết luận khoa học. Chính trong quá trình đó, tri thức được khắc sâu, mở rộng. Đó cũng chính là tác dụng của NCKH mà giáo sư Kazcaxki đã khẳng định" Chỉ có tri thức chúng ta tìm kiếm một cách tích cực và lĩnh hội một cách tự lực mới có thể làm giàu trí nhớ, mở rộng trí tuệ và cho ta năng lực hành động và tri thức càng tiếp thu một cách độc lập thì càng bắt rễ sâu vào kí ức và trí tuệ người học, càng trở thành động cơ sống động của tư duy và hành động "
[ Trích theo 31; tr 68].
+ Chức năng phát triển: Khi tiến hành hoạt động NCKH đó giỳp sinh viên phát triển mọi mặt mà chủ yếu là:
- Phát triển phương pháp nghiên cứu và cách tiếp cận đối tượng khi nghiên cứu. Thông qua NCKH, sinh viên phải lựa chọn nhiều cách tiếp cận
để khám phá bản chất của hiện tượng nghiên cứu, trên cơ sở đó hình thành được các kĩ năng, sử dụng thành thạo các phương pháp NCKH để kết quả nghiên cứu có độ tin cậy cao hơn.
- Phát triển các năng lực nhận thức. Khi tiến hành NCKH, sinh viên không phải sử dụng linh hoạt tri thức khoa học, khả năng phân tích, tổng hợp, khái quát những vấn đề có liên quan đến nhiệm vụ nghiên cứu. Do đó, thông qua quá trình NCKH, sinh viên vừa được nâng cao trình độ nhận thức, vừa rèn luyện và phát triển được năng lực nhận thức, đặc biệt là óc tư duy khoa học, úc phờ phỏn…
- Thông qua hoạt động NCKH cũn giỳp phát triển các phẩm chất của nhà nghiên cứu. Bởi NCKH là một loại hình lao động đặc biệt đòi hỏi các nhà khoa học có phẩm chất đặc biệt như tính khách quan, đức tính trung thực, ham học hỏi…
+ Chức năng giáo dục: Tổ chức hoạt động NCKH cho sinh viên còn có tác dụng giáo dục toàn diện nhân cách của người cán bộ khoa học, trước hết là giáo dục thái độ học tập, nghiên cứu, xây dựng được niềm tin vào khả năng của mình rèn luyện được ý trí, luôn luôn chủ động dựa vào sức mình là chính.
Ngoài ra, việc tham gia NCKH cũn giỳp sinh viên rèn luyện tác phong làm việc khoa học, tính trung thực, tinh thần trách nhiệm và lũng kiờn trỡ….
Quản lí hoạt động NCKH của sinh viên là tổ chức tốt các nguồn lực, tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên NCKH có chất lượng, có hiệu quả. Việc tổ chức đánh giá kết quả NCKH của sinh viên một cách khoa học, có chế độ khen thưởng phù hợp là những nhân tố quan trọn trong quản lí góp phần nâng cao chất lượng hoạt động NCKH nói riêng và chất lượng đào tạo của nhà trường nói chung.
Trong các trường Cao đẳng hiện nay, NCKH là một trong hai nhiệm vụ cơ bản của sinh viên. NCKHGD là con đường để nâng cao hiệu quả rèn luyện tay nghề cho sinh viên, bởi ngoài nhiệm vụ NCKH, mỗi giáo viên còn có trách nhiệm hướng dẫn và giúp đỡ sinh viên NCKH. Mặt khác trong các
trường CĐ, năng lực NCKH của sinh viên còn là căn cứ, là tiêu chuẩn để đánh giá và xếp loại rèn luyện nghiệp vụ. Do vậy, quản lí hoạt động NCKH của sinh viên là biết động viên, khích lệ tinh thần hăng say, tích cực NCKH, làm cho công tác NCKH là hoạt động mang tính tự giác và trở nên có chất lượng, có hiệu quả. Điều này phụ thuộc xác định mục tiêu quản lí và việc vận dụng các phương pháp quản lí của chủ thể quản lí, đặc biệt, xác định các giải pháp, cách thức quản lí hoạt động NCKH có ý nghĩa then chốt đảm bảo sự thành công trong công tác quản lí.
Tóm lại, qua việc trình bày về vấn đề lý luận nghiên cứu trên đây có thể nói rằng: Quản lí hoạt động NCKH trong các trường cao đẳng có một ý nghĩa vô cùng quan trọng. NCKH là một hoạt động, một khâu, một mắt xích không thể thiếu được trong nội dung, chương trình đào tạo của các trường Cao đẳng. NCKH vừa có tác dụng toàn diện nhân cách người nghiên cứu, đem lại sự trưởng thành vững vàng trong chuyên môn, giỏi về năng lực thực hành, tăng cường đạo đức, tác phong của người cán bộ khoa học góp phần thực hiện thành công mục tiêu, nhiệm vụ của các trường Cao đẳng vừa góp phần giải quyết những mâu thuẫn, những bức xúc nảy sinh trong thực tiễn giáo dục hiện nay.
KẾT LUẬN CHƯƠNG I
Quản lí hoạt động NCKH ở trường CĐ là quá trình chủ thể quản lí tác động tới đối tượng quản lí một cách có tổ chức, có định hướng nhằm tạo ra sản phẩm khoa học thực thụ. Quản lí hoạt động NCKH trong các trường CĐ có một ý nghĩa vô cùng quan trọng, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nói chung, hiệu quả học tập của sinh viên nói riêng trong các trường CĐ. Do đó, NCKH là một nội dung quản lí cốt yếu trong công tác quản lí ở các trường CĐ.
Chương 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CHO SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƠN LA