- Những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động NCK Hở trường CĐ Sơn La.
19 Đang đi học nâng cao trình độ 44 (.2%)
2.4.1. Nhận thức của cán bộ quản lý, giảng viên và sinh viên về vai trò, tầm quan trọng của hoạt động NCKH.
trò, tầm quan trọng của hoạt động NCKH.
- NCKH là một dạng hoạt động nhận thức đặc thù của con người đòi hỏi nhà nghiên cứu phải có quá trình lao động trí óc hết sức nghiêm túc.
Bảng 3: Nhận thức của cán bộ quản lý, giảng viên và sinh viên trường CĐ
Sơn La về vai trò của hoạt động NCKH.
STT Vai trò của HĐ NCKH Tham số
CBQL Giảng viên Sinh Viên
1 Không quan trọng 0 0 3.8%
2 Quan trọng 63.2% 60.8% 72.2%
3 Rất quan trọng 35.8% 39.2% 24%
Nhận xét:
- Khi nhận được phiếu trưng cầu ý kiến của cán bộ quản lý, giảng viên, sinh viên về vai trò của hoạt động NCKH, kết quả cho ta thấy: 100% cán bộ quản lý, giáo viên, 96, 2% sinh viên đều cho rằng hoạt động NCKH là nhiệm vụ không thể thiếu được và ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng ở trường CĐ Sơn La. Thực tiễn chúng ta thấy ngay mỗi giáo án, mỗi học trình, mỗi học phần mà người giáo viên chuẩn bị để giảng dạy cho sinh viên cũng là một công trình khoa học, chỉ có điều công trình khoa học này sắp xếp theo một niêm luật chặt chẽ, giải quyết trọn vẹn một đơn vị kiến thức phù hợp với đối tượng và yếu tố sư phạm cao. Ở mỗi kiến thức khoa học giáo viên, sinh viên phải nghiên cứu phát hiện tri thức mới phù hợp với thực tiễn hoạt động mà đang tham gia. Đó là loại công trình đích thực theo đúng nghĩa. NCKH là một trong những con đường để tự bồi dưỡng, nâng cao hiểu biết của bản thân với 100% cán bộ quản lý, giáo viên và 96.2% sinh viên của trường đều cho rằng hoạt động NCKH là "quan trọng" "rất quan trọng". Cho ta thấy rằng đại bộ phận đều nhận thức đúng về tầm quan trọng của hoạt động NCKH. Trong đó, giáo viên và sinh viên đánh giá rất cao về "NCKH góp phần nâng cao tầm hiểu biết, rèn luyện các năng lực NCKH phát triển khả năng độc lập nghiên cứu, khả năng tự học, tự sáng tạo". Có 75% và 80, 1% ý kiến đánh giá. Nó hoàn toàn phù hợp với thực tiễn, khi tham gia hoạt động NCKH dù công trình lớn hay nhỏ cũng đòi hỏi người nghiên cứu độc lập, tích cực tư duy, tìm tòi cái mới, thực hiện đúng tiến trình
đảm bảo chất lượng sản phẩm nghiên cứu. Song để đạt được kết quả, chất lượng cho mỗi sản phẩm NCKH của sinh viên còn phụ thuộc vào cách tổ chức và quản lý hoạt động NCKH của giảng viên đối với sinh viên.