Sơn La là một tỉnh miền núi phía Tây Bắc, có diện tích tự nhiên là 4.125 km2, với dân số 1.064.000 người gồm 12 dân tộc cùng sinh sống. Sơn La vẫn là một trong bảy tỉnh đặc biệt khó khăn của cả nước.
Trường Cao đẳng Sơn La nằm cạnh đường quốc lộ 6 thuộc Phường Chiềng Sinh - TP Sơn La. Đây là trường đa cấp, đa hệ của Tỉnh Sơn La. Học sinh, sinh viên của trường chủ yếu là con em các dân tộc thiểu số đang sinh sống tại Tỉnh Sơn La (Nhiệm vụ chính trị của Trường Cao đẳng Sơn la là đào tạo giáo viên).
* Khái quát về nhà trường Cao đẳng Sơn La:
Trường CĐ Sơn La tiền thân là trường Trung học Sư phạm dân tộc Sơn La, được thành lập ngày 15 - 10 - 1963. Đến tháng 12 - 2000 được nâng cấp thành trường CĐ Sư phạm Sơn La theo Quyết định số 5521/QĐ - BGD& ĐT - TCCB ngày 13/12/2000 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (Nâng cấp Trường Trung học Sư phạm Sơn La thành trường CĐSP Sơn La và sát nhập 2 trường Trung cấp SP Mầm non Tỉnh và trường Bồi dưỡng cán bộ quản lý Tỉnh vào nhà trường). Đến tháng 11 năm 2008 trường được đổi tên thành trường CĐ Sơn La.
Trường Cao đẳng Sơn La là đơn vị sự nghiệp trực thuộc UBND Tỉnh Sơn La, nằm trong hệ thống giáo dục Đại học, cao đẳng của nền giáo dục quốc dân, chịu sự quản lý Nhà nước của Bộ Giáo dục và đào tạo và sự quản lý của UBND Tỉnh Sơn La.
Nhà trường đã và đang đào tạo lớp lớp những thế hệ thầy giáo, cô giáo, góp phần quan trọng cùng giáo dục cả nước thực hiện mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
* Chức năng nhiệm vụ của nhà trường.
Đào tạo, bồi dưỡng và liên thông đa ngành đa hệ với nhiều trình độ khác nhau (Đại học, cao đẳng, trung học, dạy nghề …) nhằm phát triển đa dạng nguồn nhân lực cho Tỉnh Sơn La và các Tỉnh phía Bắc nước Cộng hoà Dân chủ nhân dân Lào.
Nghiên cứu khoa học và phát triển ứng dụng tiền bộ khoa học công nghệ phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế văn hoá - xã hội cho Tỉnh Sơn La và góp phần phục vụ khu vực Tây Bắc.
Hợp tác quốc tế trong đào tạo và nghiên cứu khoa học công nghệ.
* Cơ cấu tổ chức nhà trường:
Ban giám hiệu: gồm 01 hiệu trưởng và 3 phó hiệu trưởng.
Cỏc phòng chức năng gồm (10 phòng).
Phòng Tổ chức cán bộ, phòng Đào tạo, phòng Công tác học sinh, sinh viên, phòng Khảo thí và đảm bảo chất lượng, phòng Tổng hợp - hành chính, phòng Tài chính - kế toán, phòng Thiết bị - công nghệ, phòng Quản lý khoa học - Quan hệ quốc tế, phòng Thanh tra - Pháp chế, phòng Quản trị - Đời sống.
Các khoa trực thuộc gồm: Khoa sư phạm - Tự nhiên, khoa sư phạm Xã hội, khoa sư phạm Nghệ thuật, khoa Giáo dục thể chất, khoa Tiểu học - Mầm non, khoa Văn hoá - Du lịch, khoa Nông lâm , khoa Kinh tế, khoa Kĩ thuật - Công nghệ, khoa Ngoại ngữ, kho Lý luận Chính trị, khoa Dự bị.
Cỏc môn trực thuộc gồm: Bộ môn Tâm lý học và Xã hội học, bộ môn Nhà nước - Pháp luật, bộ môn Tiếng dân tộc thiểu số.
Các đơn vị độc lập trực thuộc: Ban Quản lý khu nội trú, Thư viện, trung tâm Bồi dưỡng - Dạy nghề, trung tâm Ngoại ngữ, trung tâm Tin học, Trạm y tế.
Các hội đồng tư vấn: Hội đồng Khoa học, hội đồng Thi đua khen thưởng, hội đồng Xét kỷ luật, hội đồng Lương.
* Đội ngũ các bộ cán bộ công chức:
Số lương: Tính đến 20/7/2009: Biên chế nhà trường có 229 CBVC.
Trình độ: Tiến sỹ 01; Nghiên cứu sinh 04, Thạc sỹ 64, Đang học cao học 44, Đại học 133 và các trình độ khác.
Trình độ lý luận chính trị: cao cấp 27, trung cấp 4, sơ cấp 16.
Đảng viên: 152.
* Cơ sở vật chất trang thiết bị nhà trường.
Tổng diện tích đất là 1, 56 ha, Nhà trường có đủ điều kiện về diện tích để xây dựng các hạng mục công trình, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ hiện tại của nhà trường.
Nhà trường có 38 phòng học; tổng diện tích 5.633 m2.
Nhà thí nghiệm, thư viện: 19 phòng với tổng diện tích 2.311m2. Nhà khoa sư phạm xã hội: Tổng diện tích 211, 2m2.
Ký túc xá (4 nhà): 200 phũng cú sức chứa 2.000 SV.
Nhà tập thể thao đa năng: Tổng diện tích 1.320 m2. Nhà ăn: Tổng diện tích 877, 05m2.
Giảng đường 100 chỗ ngồi: Tổng diện tích 504m2. Nhà hiệu bộ: Tổng diện tích 2.260m2.
Hội trường lớn: 500 chỗ.
Nhà khách 2 tầng.
Nhà trường cơ bản có đủ trang thiết bị phục vụ đào tạo các ngành sư phạm và ngoài sư phạm tương ứng. Các ngành nghề đào tạo khác tiếp tục mở ra sẽ chưa đủ trang thiết bị, cần phải đầu tư thêm để đáp ứng được nhu cầu đào tạo.
* Qui mô và ngành nghề đào tạo:
Đào tạo trình độ cao đẳng: Năm học 2007 - 2008 nhà trường tuyển sinh đào tạo 16 mã ngành sư phạm và ngoài sư phạm. Đến năm 2008 - 2009 trường tuyển sinh, đào tạo thêm 4 mã ngành ngoài sư phạm.
Phòng Quản lý khoa học - Quan hệ quốc tế (QLKH - QHQT) là đơn vị trực tiếp phụ trách hoạt động NCKH của nhà trường (Nhưng phòng QLKH - QHQT cũng mới được thành lập vào tháng 8 năm 2009). Hằng năm nhà trường thành lập hội đồng khoa học. Hội đồng NCKH của nhà trường được thành lập gồm có hiệu trưởng làm chủ tịch, phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn làm phó chủ tịch, trưởng phòng QLKH - QHQT làm thư ký hội đồng, các uỷ viên, trưởng phòng, ban, khoa, tổ nhà trường.
Phụ trách bài tập NCKH của sinh viên do phòng QLKH - QHQT và tổ Tâm lý - giáo dục trực tiếp xây dựng, triển khai và đánh giá kết quả bài tập NCKH của sinh viên năm thứ 3 (TTSP lần 2)
Trường CĐ Sơn La sẽ và đang tiếp tục trỡnh cỏc đề án xin mở thờm cỏc mó ngành trong các năm tiếp theo.
Nhằm đáp ứng yêu cầu đào tạo nhân lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh Sơn La và các tỉnh phí Bắc nước CHDCND Lào.
Đào tạo trình độ trung học chuyên nghiệp và dạy nghề: Tiếp tục đào tạo hệ trung cấp (sư phạm và ngoài sư phạm), dạy nghề cho người lao động.
Đối với cỏc mó ngành mà các trường trung cấp chuyên nghiệp dạy nghề trong lĩnh vực chưa đào tạo được hoặc chưa đáp ứng đủ nhu cầu xã hội.
2.2 Thực trạng quản lý nghiên cứu khoa học của trường CĐ Sơn La