Thực trạng quản lý nghiên cứu khoa học của trường CĐ Sơn La .1. Thực trạng nguồn nhân lực hoạt động NCKH của nhà trường

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý nghiên cứu khoa học của sinh viên Trường Cao đẳng Sơn La (Trang 32 - 38)

Chất lượng và hiệu quả hoạt động NCKH của sinh viên phụ thuộc vào nhiều yếu tố chủ quan và khách quan. để quản lý tốt hoạt động NCKH của nhà trường, đương nhiên các nhà quản lý phái đánh giá đúng mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đó, trên cơ sở điều chỉnh các tác động, tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viờn tham gia NCKH. Đừy chớnh là căn cứ, là cơ sở lý luận và thực tiễn để đưa ra các giải pháp quản lý hoạt động NCKH, nhằm đưa ra hoạt động NCKH đạt tới mục tiêu, chất lượng.

Nguồn nhân lực là yếu tố nền tảng quan trọng quyết định thành quả của hoạt động NCKH. Nguồn lực này bao gồm 3 yếu tố: Nhân lực, vật lực, tài lực. Bên cạnh đó nguồn thông tin về NCKH cũng rất quan trọng.

Với công tác NCKH như hiện nay, nguồn lực đó ở trường CĐ Sơn La như sau:

2.2.2.1. Nguồn nhân lực

Bảng 1: Tổng hợp số lượng cơ bản về dội ngũ cán bộ giảng viên của trường CĐ Sơn La (Tính đến 20/7/2009)

STT Các đơn vị Tổng

số

Đi học

Trình độ chuyên môn

TS THS ĐH TĐ#

1 Khoa sư phạm Tự nhiên 33 8 1 12 20 0 0

2 Khoa sư phạm Xã hội 14 3 0 10 4 0 0

3 Khoa sư phạm nghệ thuật 9 4 0 0 8 1 0

4 Khoa Giáo dục thể chất - QP 8 3 0 3 5 0 0

5 Khoa Ngoại ngữ 9 2 0 0 9 0 0

6 Khoa Lý luận - Chính trị 12 4 0 2 10 0 0

7 Khoa Văn hoá - Du lịch 11 1 0 0 11 0 0

8 BGH 3 1 0 2 1 0 0

9 Phòng Tổ chức cán bộ 6 1 0 2 4 0 0

10 Phòng Công tác HS - SV 5 2 0 0 5 0 0

11 Phòng TH - HC 9 0 0 1 1 1 6

12 Phòng Đào tạo 6 1 0 4 2 0 0

13 Phòng Kháo thí và ĐBCL 6 0 0 2 3 0 1

14 Phòng Kế hoạch - tài chính 5 0 0 0 2 1 2

15 Phòng Quản trị - Đời sống. 14 1 0 0 4 0 10

16 Phòng Thanh tra - Pháp chế 4 0 0 3 1 0 0

17 Phòng Thiết bị Công nghệ 4 1 0 1 3 0 0

18 Phòng QLKH - QHQT 7 0 0 3 4 0 0

19 Ban Quản lý khu nội trú 10 3 0 1 2 0 7

20 Khoa SP Tiếu học - MN 12 2 0 3 9 0 0

21 Khoa Kỹ thuật Công nghệ 5 0 0 1 4 0 0

22 Bộ môn Qlý GD 4 1 0 3 1 0 0

23 Bộ môn Tiếng việt - Lào 4 1 0 0 4 0 0

24 Bộ môn tiếng dân tộc thiểu số 2 0 0 2 0 0 0

25 Khoa Lao động Xã hội 11 3 0 4 7 0 0

26 Thư viện 5 0 0 0 3 0 2

27 Trung tâm bồi dưỡng dạy nghề 5 0 0 3 2 0 0

28 Trung tâm hướng nghiệp XTVL 3 1 0 1 2 0 0

29 Trung tâm tin học 3 1 0 1 2 0 0

Theo như số liệu ở bảng ta thấy, nguồn nhân lực tuy mạnh nhưng không đồng đều, thiếu cân đối và chưa có tính tập thể để cùng nhau giúp sinh viên hoạt động NCKH. Bảng 2: Cơ cấu đội ngũ GV nhà trường hiện nay.

Bảng 2: Phân tích cơ cấu đội ngũ giảng viên trường CĐ Sơn la (Tính đến 20/7/2009).

STT Phân tích cơ cấu Số lượng

1 Tổng số giáo viên toàn trường 229

2 Trong biên chế 168

3 Hợp đồng 061

4 Tổng số nam 96

5 Tổng số nữ 133

6 Độ tuổi từ 55 trở lên 7

7 Độ tuổi từ 50 đến 54 29

8 Độ tuổi từ 40 đến 49 73

9 Độ tuổi từ 30 đến 39 56

10 Tuổi dưới 30 64

11 Tỷ lệ tuổi từ 50 trở lên 15.7%

12 Tỷ lệ tuổi từ 30 trở xuống 27.6%

13 Tổng số cán bộ quản lý 68

14 Tiến sỹ 1 (0.4%)

15 Thạc sỹ 64 (28%)

16 Đại học 133 (58.%)

17 Cao đẳng 3 (1.4%)

18 Trình độ khác 28 (12.2%)

19 Đang đi học nâng cao trình độ 44 (19.2%)

Nhận xét: Đối với giáo viên giảng dạy, NCKH và tự bồi dưỡng là 2 nhiệm vụ rất cơ bản của mỗi giáo viên. So với các trường cùng cấp ở các tỉnh thế Trường có đội ngũ giáo viên vào loại mạnh. Tuỳ theo các giai đoạn khác nhau nguồn nhân lực NCKH ở trường CĐ Sơn La những năm gần đây có nhiều sự thay đổi lớn. Tổng số CB, giỏng viên, công nhân viên hiện nay là 229 người. Đội ngũ giảng viờn là 186 người. Cú sự phừn hoỏ nhất định về

phẩm chất, năng lực và điều kiện phục vụ hoạt động NCKH giữa các đơn vị với cá nhân và với học sinh, sinh viên.

Những ưu điểm: Đội ngũ giảng viên trường CĐ Sơn La số lượng lớn, cơ cấu ngành nghề đào tạo phong phú, trình độ đào tạo nghề cao. Lực lượng giảng viên trẻ đủ về chất lượng giảng viên trẻ đủ tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, bổ sung, thay thế người về hưu. Nhà trường có đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm, có lương tâm, có trách nhiệm nghề nghiệp, cần cù chịu khó trong công tác. Các thế hệ đều có những người giỏi đóng góp vào hoạt động NCKH tạo dựng uy tín cho nhà trường. Giảng viên trẻ có chí phấn đấu vươn lên nâng cao trình độ và làm việc năng động. NCKH là một dạng hoạt động phức tạp của con người. Mỗi giáo viên muốn trở thành chủ thể đích thực của hoạt động NCKH cần nhận thức được vai trò, ý nghĩa của hoạt động trong cuộc sống trong công tác, đồng thời có thái độ đúng đắn khi tham gia NCKH.

Những hạn chế:

Khi xem xét, tìm hiểu thái độ của sinh viên đối với hoạt động NCKH (họ có nhu cầu, hứng thú hay không say mê, nhiệt tình làm KH, NCKH có gắn liền với nhiệm vụ học tập và nghiên cứu khụng?) thỡ:

Thói quen học tập trì trệ, thủ cựu cố hữu, ngại thay đổi nhất là với sinh viên người Dân tộc thiểu số, khó thích nghi với phương pháp mới. Tư tương, tác phong làm việc còn mang dấu ấn tiểu nông chưa quen với nhịp sống công nghiệp hiện đại. Sinh viên giỏi về lý thuyết hạn chế về kỹ năng thực hành.

Sau năm 2000 (các trường được sát nhập), quy mô nhà trường mở rộng, đội ngũ cồng kềnh những chỉ tiêu đào tạo truyền thống giảm, giải quyết việc làm, sắp xếp lại công việc không hợp lý. Hiện nay do việc làm không ổn định, do chính sách quản lý lãnh đạo chưa khích lệ động viên nên tâm thế làm việc của nhiều giảng viên không yên tâm, phấn khởi để làm hết mình. Các chủ trương, chính sách và sự chỉ đạo của nhà trường, các đơn vị, kho, tổ chuyên môn về hoạt động NCKH. Cụ thể: các quy định về nhiệm vụ NCKH

cho giáo viên và sinh viên; chế độ đãi ngộ; văn bản hướng dẫn; chương trình kế hoạch hành động chỉ mang tính hình thức là chủ yếu.

Các điều kiện đảm bảo cho sinh viên thực hiện bài tập NCKH (thời gian, xây dựng kế hoạch, nội dung rèn luyện nghiệp vụ, phương pháp NCKH) ở mức độ thấp, chưa mang tính khoa học giáo dục. Mặt khác sự nhất trí đồng lòng vì sự nghiệp chung chưa cao. Vì thế, hoạt động của đội ngũ này chưa gắn kết, đồng bộ, còn rời rạc.

2.2.2.2. Nguồn vật lực

Nguồn vật lực cho hoạt động NCKH gắn liền với nguồn vật lực chung cho hoạt động khác, không có cơ sở vật chất riêng cho hoạt động NCKH.

Hiện nay nguồn lực này đã được nâng cấp rất nhiều. Các bộ phần đều đó cú văn phòng làm việc với trang thiết bị tương đối đầy đủ. Mỗi văn phòng đều có máy vi tính, máy in, các trang thiết bị nội thất, văn phòng đầy đủ, có 5 phòng tin học với hơn 100 máy vi tính (2 phòng nối mạng internet). Nhà thư viện 3 tầng có nhiều phòng chức năng; thực hành sinh hoá, công nghệ, vật lý.

Thư viện có phòng đọc, phòng mượn với hơn 3.000 đầu sách báo, hơn 10.00 cuốn. Mạng internet chưa được quản lý bỏo trỡ thường xuyên để khai thác có hiệu quả các hoạt động, nhất là khai thác các thông tin NCKH.

Vậy nhà trường đáp ứng những yêu cầu cơ bản ban đầu cho hoạt động NCKH. Tuy vậy với yêu cầu ngày càng cao trong xu thế hiện đại hoỏ cỏc nhà trường thì nguồn vật lực này còn khiêm tốn, bất cập.

2.2.2.3. Nguồn tài lực:

Nguồn ngân sách được chi phí cho hoạt động NCKH

Ngân sách được phân khai trong nguồn kinh phí cấp hàng năm.

Theo văn bản "Hệ thống mục lục ngân sách Nhà nước" (NXB Tài chính - 1/2003) nhà trường áp dụng không tách riêng, trong kế hoạch tài chính hàng năm, nhà trường không dự kiến các khoản chi cụ thể cho NCKH.

Các đề tài cấp trường trở xuống không được kinh phí. Nhà trường chỉ đầu tư một số kinh phí để tổ chức hội thảo khoa học, công tác phản biện (50.000

đ/1đề tài cấp trường; 30.000đ/1 đề tài cấp khoa). Mặt khác thủ tục hành chính cũn nhiều phiền hà, chưa tiện lợi cho việc thanh toỏn và theo dừi.

Nguồn kinh phí "tự có" của nhà trường dành cho hoạt động NCKH:

Thực tế, nhà trường chưa bao giờ dùng khoản này để chi cho hoạt động NCKH. Đầu tư tài trợ của chương trình, dự án, các tổ chức và cá nhân:

Trong những năm gần đây, nhà trường đã hợp đồng dự án phát triển THCS, dự án phát triển tiểu học.

So với các khoản chi khác, kinh phí cho hoạt động NCKH quá thấp, không đảm bảo điều kiện cho việc nghiên cứu, chưa tạo được động lực thúc đẩy cho mọi người vào hoạt động NCKH.

Các thủ tục quản lý tài chính thiếu khoa học và chưa tiện lợi phần nào cản trở cho hoạt động.

2.2.2.4. Nguồn tin lực:

Trang thiết bị, phương tiện, tài liệu, phong phú hơn. Thư viện cú trờn 3.000 đầu sách, hơn 70.000 cuốn. Trong đó có 65% là giáo trình cao đẳng, đại học và sách giáo khoa phổ thông 35% còn lại là sách nâng cao trình độ và sách tham khảo; 50% đầu báo, tạp chí, đĩa CD, VCD. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn rất thiếu cỏc sỏch và tài liệu phù hợp với chuyên môn sâu và giá trị học thuật. Tần số, hiệu suất đến đọc sách, khai thác thông tin còn thấp.

Nhà trường cựng đó lập trang Web (địa chỉ: http://w.w.w.cdsl.com) nhưng hầu như các thông tin trên trang Web chưa được sử dụng hiệu quả.

Thông tin về nguồn lực NCKH được phổ biến trong hệ thống quản lý hành chính nhà trường, thông qua các văn bản hội họp.

Thông tin về công tác quản lý NCKH cơ bản thông suốt trong nội bộ nhà trường. Mọi thành viên đều được tiếp thu các chủ trương, chính sách, kế hoạch có liên quan tới hoạt động NCKH thông qua hệ thống máy từ trên xuống. Hàng tuần trường đều họp giao ban cán bộ cốt cán để trao đổi công tác. Phòng, ban, khoa, tổ sinh hoạt đều đặn để trao đổi chuyên môn, nghiệp vụ.

Sức mạnh của tin lực NCKH biểu hiện ở số lượng và chất lượng thông tin được đánh giá bởi tính khách quan và độ chính xác kịp thời của thông tin.

Nhà trường có thay đổi, xây dựng kết cấu hạ tầng đảm bảo việc cung cấp, xử lý thông tin phục vụ hoạt động NCKH.

Để khích lệ lòng say mê, nhiệt tình của giáo viên đối với hoạt động NCKH của sinh viên phụ thuộc vào nhiều cách thức chỉ đạo và quản lý hoạt động này của nhà trường. Từ việc xây dựng các quy định về nhiệm vụ, chế độ, chính sách cho người quản lý cũng như người tham gia vào hoạt động NCKH. Việc đánh giá đúng giá trị của sản phẩm cùng với sự quan tâm tạo điều kiện thuận lợi để GV hướng dẫn sinh viờn tham gia hoạt động NCKH, tự giỏc, tớch cực, gúp phần nừng cỏo kết quả học tập của sinh viên cũng như chất lượng giáo dục của Tỉnh.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý nghiên cứu khoa học của sinh viên Trường Cao đẳng Sơn La (Trang 32 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w