Thái độ của Giảng viên và sinh viên đối với NCKH:

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý nghiên cứu khoa học của sinh viên Trường Cao đẳng Sơn La (Trang 43 - 47)

- Những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động NCK Hở trường CĐ Sơn La.

2.4.2.Thái độ của Giảng viên và sinh viên đối với NCKH:

19 Đang đi học nâng cao trình độ 44 (.2%)

2.4.2.Thái độ của Giảng viên và sinh viên đối với NCKH:

Nhiệm vụ của sinh viên trong nhà trường cao đẳng là phải học tập rèn luyện tu dưỡng phấn đấu trở thành người lao động tốt, những cán bộ, chiến sỹ, công nhân, viên chức, sinh viên góp phần xây dựng và bảo vệ đất nước. Ngay từ khi đang ngồi trên ghế nhà trường cao đẳng mỗi sinh viên phải biết quán triệt sâu sắc quan điểm giáo dục của Đảng về công tác đào tạo cán bộ phải thấu suốt mục tiêu đào tạo của trường mình được học như vậy mới xây dựng được cho mình cách thức tham gia HĐNCKH một cách đầy đủ và hợp lý. HĐNCKH không chỉ phục vụ cho bản thân mà ở đó còn có ý nghĩa xã hội rộng lớn. Đảng và Nhà nước tạo mọi điều kiện cần thiết cho sinh viên học tập nghiên cứu, cho nên Đảng và Nhà nước có quyền đòi hỏi ở sinh viên những cống hiến nhất định. Có thể nói thời kỳ sinh viên cũng chính là một giai đoạn sống đích thực của cuộc đời với cả một nội dung đầy thú vị và những hoạt động phong phú.

Thái đội trong NCKH của sinh viên trường cao đẳng là phẩm chất tốt đẹp được hình thành và phát triển trong quá trình học tập và nghiên cứu. Nó gắn liền với sự hiểu biết mục tiêu đào tạo, các điều kiện của phương pháp học tập, nghiên cứu.. Nó được biểu hiện ra ở sự cạnh tranh tích cực với nội dung của tư duy và hành động, với việc khắc phục những khó khăn gặp phải.

Đối với sinh viên phải có tinh thần say sưa, ý thức tự giác chủ động tiến công trong học tập, nghiên cứu. Có ý chí quyết tâm cao, tinh thần tự nguyện, tự giác say sưa trong công việc. Với sinh viên trường CĐ Sơn La hoàn cảnh hiện nay khó khăn không phải là ít. Chất lượng bữa ăn chưa cao, tài liệu chưa đầy đủ. Với ý thức thường xuyên tập cho mình những điều kiện tốt, thích hợp để nghiên cứu. Sinh viên vẫn có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập, nghiên cứu của mình.

Phải có tinh thần thực sự cầu thị, khiêm tốn và thành khẩn trong nghiên cứu. Bác Hồ dạy: "Không ai có thể tự xưng mình là giỏi lý luận, do đó phải nêu cao tinh thần khiêm tốn thật thà, đào sâu suy nghĩ khi nghiờn cứu"…"cỏi gỡ biết thì nói là biết, không biết thì nói không biết, kiêu ngạo, tự phụ, tự mãn là kẻ thù số một của học tập, nghiên cứu". Sinh viên đừng nên cho rằng kiến thức của mình thế là đủ, phương pháp học của mình là tốt nhất rồi bác bỏ ý kiến của người khác. Mà nên suy xét kĩ càng để phân biệt đúng sai trên cơ sở đó rút ra điều cần học tập - nghiên cứu. Đúng như người ta nói: Càng mạnh mẽ thì càng hiền lành, càng thông minh càng khiêm tốn. Phẩm chất khiêm tốn còn thể hiện ở niềm tin sâu sắc và khả năng bản thân.

Với sinh viên phải có thái độ học tõp nghiên cứu toàn diện mục tiêu đào tạo của trường CĐ là nhằm Phát triển con người toàn diện. Bởi thế chất lượng không đo bằng trình độ học vấn bộ môn mà mấu chốt là bằng năng lực tổng hợp. Để đạt được sinh viên phải có thái độ học tập nghiên cứu toàn diện, phải gắn lý luận vào thực tiễn, gắn khoa học cơ bản với khoa học nghiệp vụ. Bác Hồ dạy " Có học tập lý luận Mác - Lờnin mới củng cố được đào tạo cách mạng, giữ vững lập trường, nâng cao hiểu biết về trình độ chính trị, mới làm được tốt công tác của Đảng giao phó cho mình". Có thể nói lý luận Mác - Lờnin, tư tưởng Hồ Chí Minh là cơ sở, là thành phần đước nhất thể hoá trong những kiến thức mà mỗi người được lĩnh hội. Đó là lý luận dẫn đường cho mọi hành động đúng đắn, không những thế nú cũn mang đến cho mỗi sinh viên khả năng nhìn nhận, đánh giá, phê phán những sự vật hiện tượng một cách biện chứng. Tinh thần đoàn kết nhất trí, thương yêu giúp đỡ nhau trong học tập và nghiên cứu.

C.Mỏc nói: "Bản chất con người không phải là cái gì trìu tượng vốn có của một cá nhân riêng biệt. Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hoá của tất cả những quan hệ xã hội". Vấn đề đặt ra cho sinh viên ở đây là phải có tinh thần đoàn kết nhất trí, thương yêu giúp đỡ lẫn nhau để

cùng tiến bộ. Coi kinh nghiệm bạn bè đã được phân tích, chọn lọc là những bài học quý báu. Sẵn sàng tạo ra những điều kiện thuận lợi cho bạn bè trong học tập, nghiên cứu dám nhận về mình những khó khăn vất vả. Những tình bạn đó sẽ giúp đỡ nhau trong học tập nghiên cứu và cùng nhau tiến bộ.

Để làm rõ vấn đề này chúng tôi điều tra cả giáo viên và sinh viên. Có 50 giáo viên, 120 sinh viên tham gia trả lời câu hỏi này. Sau đó tính Di và áp dụng công thức tính hệ số tương quan Spearman để so sánh và rút ra kết luận. Kết quả thu được ở bảng 4.

Bảng 4: Thái độ của giảng viên và sinh viên

STT Các tham số Đánh giá của GV Đánh giá của SV Di Di2

Tỷ lệ Thứ bậc Tỷ lệ Thứ bậc

1 Tích cực, tự giác 86.2 1 38.2 2 - 1 1

2 Bắt buộc, miễn cưỡng 10.5 2 56.8 1 1 1

3 Thờ ơ 2.3 3 2.5 3.5 - 0.5 0.25

4 Lảng tránh 1.0 4 2.5 3.5 0.5 0.25

Áp dụng công thức tính hệ số tương quan Spearman ta có: 6∑ Di2

R= 1 - N (N2 - 1)

Trong đó: R: là hệ số tương quan thứ bậc.

Di: là hiệu 2 thứ bậc của 2 đối tượng được đánh giá. N: là số nội dung đánh giá.

Thay số vào ta có R ≈ 0.7. Điều này khẳng định tương quan này là thuận và chặt chẽ.

Nhận xét: Đánh giá của giáo viên và sinh viên về thái độ hoạt động NCKH được đông đảo giáo viên và sinh viên đồng tình. Theo số liệu ở bảng 4, có 86, 2% giáo viên và 58, 2% sinh viên đánh giá NCKHG là hoạt động tích cực, tự giác. Nhưng vẫn còn 10% giảng viên và 56, 8% sinh viên chưa hứng thú với hoạt động NCKH. Việc tham gia đó chỉ là miễn cưỡng, bắt

buộc. Lực lượng này làm khoa học chỉ là hình thức chiếu lệ, đối phó. Đặc biệt vẫn còn tỷ lệ nhỏ cả giáo viên và sinh viên có thái độ lảng tránh, thờ ơ với hoạt động NCKH (Đối với giáo viên 3, 3%, sinh viên 5%).

Khi nghiên cứu thái độ tham gia hoạt động NCKH, chúng tôi thấy rằng để khích lệ lòng hăng say nhiệt tình đối với công việc NCKH của sinh viên phục thuộc rất nhiều vào cách thức chỉ đạo và quản lý của nhà trường. Từ việc xây dựng quy định về nhiệm vụ, chế độ, chính sách cho người tham gia NCKH. Đánh giá đúng chất lượng sản phẩm mà các nhà nghiên cứu đã thực hiện. Cùng với sự chỉ đạo quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho cả giảng viên và sinh viên làm khoa học sẽ góp phấn đưa hoạt động NCKH của nhà trường ngày càng phát triển và đạt chất lượng.

Tóm lại, thái độ của sinh viên đối với việc NCKH chưa thống nhất với nhận thức của bản thân về hoạt động NCKH. Có ý nghĩa về mặt nhận thức, phân lớn giảng viên và sinh viên đã thấy được ý nghĩa, lợi ích và tầm quan trọng của việc NCKH, nhưng lại có tới 10, 5% giảng viên và 56.8% sinh viên chưa tích cực, tự giác. Điều này có ảnh hưởng không nhỏ đến sản phẩm NCKH của sinh viên.

Để tiếp tục đánh giá chất lượng và hiệu quả NCKH của sinh viên Trường CĐ Sơn La, chúng tôi nghiên cứu một số vấn đề sau:

- Hướng các chủ đề nghiên cứu của sinh viên

- Số lượng bài tập nghiên cứu khoa học của sinh viên những năm gần đây - Chất lượng hiệu quả của bài tập nghiên cứu khoa học và mức độ thực hiện được của kĩ năng nghiên cứu khoa học đối với sinh viên.

- Đánh giá những khó khăn của sinh viên khi tham gia làm bài tập nghiên cứu khoa học

- Các biện pháp quản lý hoạt đông nghiên cứu khoa học của trường Cao đẳng Sơn La đối với sinh viên.

Để đánh giá đúng thực trạng của bài tập nghiên cứu khoa học trong một số năm gần đây để thấy một số khó khăn, thuận lợi của giảng viên và sinh viên khi tham gia vào biện pháp tốt hơn, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt đông nghiên cứu khoa học

Khi nghiên cứu vấn đề này, chúng tôi đã sử dụng phương pháp ngiờn cứu sản phẩm, nghiên cứu các tư liệu, báo cáo văn bản có liên quan đến nghiên cứu khoa học của nhà trường trong những năm gần đây, kết quả thu được như sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý nghiên cứu khoa học của sinh viên Trường Cao đẳng Sơn La (Trang 43 - 47)