Các quy định về hoạt động của NCKH đối với sinh viên:

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý nghiên cứu khoa học của sinh viên Trường Cao đẳng Sơn La (Trang 38 - 41)

- Những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động NCK Hở trường CĐ Sơn La.

2.3.Các quy định về hoạt động của NCKH đối với sinh viên:

19 Đang đi học nâng cao trình độ 44 (.2%)

2.3.Các quy định về hoạt động của NCKH đối với sinh viên:

Mục tiêu của trường CĐ hiện nay là đào tạo có chất lượng và hiệu quả những cử nhân khoa học, những cán bộ khoa học trong tương lai phải có kiến thức rộng về các lĩnh vực khoa học tự nhiên và xã hội nhân văn đáp ứng mọi yêu cầu về kinh tế trí thức trong "nền văn minh của làn sóng thứ ba" của thế kỷ XXI. Thực tế đó là vấn đề đặt ra những yêu cầu ngày càng cao đối với nền giáo dục. Theo UNESCO về sự định hướng cho sự phát triển của ngành giáo dục hiện đại nhằm đáp ứng các yêu cầu sau:

Nhà trường là trung tâm giáo dục đào tạo có chất lương cao, đa dạng hoá, chuyên môn hoá trong các lĩnh vực khoa học nhất định nhằm đạt chất lượng và hiệu quả đào tạo tối ưu.

Nhà trường là một trung tâm tập hợp những sinh viên có năng lực trí tuệ phát triển ở mức độ cao, tham gia tích cực vào các chương trình đào tạo luôn quan tâm tới vấn đế công bằng xã hội trong giáo dục, đào tạo.

Nhà trường là một cộng đồng toàn tâm toàn ý sáng tạo trong nghiên cứu khoa học, phổ biến, vận dụng và đưa những phát minh công nghệ thuộc lĩnh vực chuyên môn vào thực tiễn cuộc sống một cách thông minh, sáng tạo.

Nhà trường phải là một trung tâm nghiên cứu và tham gia tích cực trong việc giải quyết vấn đề khoa học của địa phương, dân tộc, khu vực và trên thế giới.

Nhà trường là trung tâm tư vấn về khoa học, công nghệ cho các cấp quản lý từ đó có những chủ trương, quyết định đúng đắn dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn mang tính khả thi.

Vì vậy, Trường cao đẳng cần có phương hướng và hệ thống cho các cấp quản lý từ đó có những chủ trương, quyết định đúng đắn dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn mang tính khả thi.

Trường Cao đẳng Sơn La tuân thủ theo các quy định của Nhà nước, Bộ GD - ĐT, cụ thể hoá nhiệm vụ NCKH bằng văn bản hướng dẫn công tác hoạt động NCKH và tổ chức hoạt động theo quy định học tập và rèn luyện của các sinh viên năm thứ 3.

Để sinh viên năm thứ 3 đi TTSP hoàn thành được công việc thì bước đầu NCKH bằng bài tập NCKH là một việc thiết thực của một sinh viên và một thầy, cô giáo trong tương lai. Giảng viên hướng dẫn sinh viên làm bài tập NCKH dựa vào quy định chung của Nhà nước và Bộ GD - ĐT. Và quy định của Nhà trường đối với mỗi sinh viên thực tập sư phạm (TTSP) cần phải bài tập NCKH.

Đối với Trường CĐ Sơn La, SV TTSP làm bài tập NCKH chủ yếu đi sâu vào nghiên cứu tâm lý học sinh trong học tập và hoạt động khác để thấy được mức độ học tập và hứng thú học tập cũng như vui chơi của học sinh ở lứa tuổi HS THCS.

Trên cơ sở đó giảng viên hướng dẫn sinh viên để làm bài tập NCKH của mình.

NCKH là một dạng nhận thức khoa học đặc biệt hướng tới việc thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu nhằm tìm tòi phát hiện cái mới khách quan về lý luận và thực tiễn. Đó là tri thức mới, kỹ năng mới, phương pháp mới thuộc lĩnh vực khoa học nhất định.

Thực hiện tốt mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài, chứng minh cho giả thiết khoa học, vấn đề cơ bản là chủ thể nghiên cứu phải tìm kiếm được con đường, cách thức giải quyết vấn đề có hiệu quả nhất. Việc tìm kiếm phát minh cái mới, cái chưa biết, cần phải tìm trong quá trình NCKH là một

hoạt động đòi hỏi tác giả phải đầu tư công đức, trí tuệ, phương thức giải quyết hiệu quả tôi ưu, tiết kiệm thời gian công sức, phương tiện vật chất…C. Mác và F.Ănghes đã nhấn mạnh: "Không những đạt được kết quả nghiên cứu mà còn quan trọng hơn là con đường dẫn đến kết quả NCKH đều phải chân thực".

Với xu thế phát triển của thời đại, khoa học công nghệ phát triển như vũ bão với sự bùng nổ của thông tin về mọi lĩnh vực KH, hoạt động NCKH cần được tiến hành thường xuyên, phổ biến, đặc biệt của người NCKH với các mức độ thấp đến mức độ ngày càng cao hơn, khó hơn, phức tạp hơn.

Cụ thể hơn, giảng viên cung cấp cho sinh viên các vấn đề chung trong NCKH. Hay đó là; quá trình NCKH thường được tiến hành theo 3 giai đơn:

GĐ1: Chuẩn bị nghiên cứu:

Người nghiên cứu cần thực hiện các công việc sau: - Xác định đề tài nghiên cứu.

- Xây dựng đề cương nghiên cứu.

- Chi tiết hoá, cụ thể hoỏ cỏc phương pháp, phương tiện nghiên cứu. - Chuẩn bị những điều kiện vật chất, kỹ thuật phục vụ cho hoạt động NCKH.

GĐ2: Triển khai nghiên cứu:

- Lập thư mục các tài liệu có liên quan đến các vấn đề nghiên cứu. - Nghiên cứu tài liệu, các công trình khoa học có liên quan đề các vấn đề nghiên cứu.

- Xây dựng cơ sở lý thuyết của công trình nghiên cứu.

- Phát hiện thực trạng phát triển của đối tượng bằng các phương pháp nghiên cứu (phương pháp quan sát, phương pháp điều tra).

- Kiểm tra giả thuyết.

- Xin ý kiến chuyên về hướng đi và các sản phẩm nghiên cứu.

GĐ 3: Nghiệm thu, đánh giá công trình nghiên cứu.

Đưa công trình nghiên cứu đã được hoàn tất bằng văn bản tới các thành viên trong hội đồng đọc nhận xét về tính cấp thiết, ý nghĩa của nghiên cứu khoa học..

Kết quả chấm điểm dựa trên quy định sau:

* Quy định cho điểm.

Tổng số thanh điểm 10 (có thể cho điểm lẻ 0, 25) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1. Bài tập NCKH phù hợp với mục tiêu đề tài (1 điểm).

2. Bài tập NCKH có tính cấp thiết, phù hợp với yêu cầu nhiệm vu (tối đa 1 điểm)

3. Phương pháp nghiên cứu phù hợp vơi nội dung, nhiệm vụ của bài tập NCKH hợp lý, khoa học (tối đa 1 điểm)

4. Cấu trúc bài tập NCKH hợp lý khoa học (tối đa 1 điểm)

5. Bài tập NCKH giải quyết tốt các nhiệm vụ đề ra (tối đa 2 điểm) 6. Kết quả nghiên cứu được thực nghiệm kiểm chứng ở học sinh PTTHCS (tối đa 2 điểm)

7. Sản phẩm đươc đánh giá cao trong thực tế (tối đa 2 điểm)

* Qui định xếp loại sản phẩm cho một bài tõp NCKH:

- Từ 8 đến 10 điểm: Xếp loại A. - Từ 5 đến 7 điểm: Xếp loại B. - Dưới 5 điểm: Xếp loại C.

Để đảm bảo cho việc hoàn thành bài tập NCKH, sinh viên cần cố gắng nhiều trong quá trình thực hiện, để việc đánh giá bài tập NCKH của sinh viên, giảng viên dựa vào tiờu trớ trờn và cùng đánh giá với kết quả thực tập sư phạm năm thứ 3.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý nghiên cứu khoa học của sinh viên Trường Cao đẳng Sơn La (Trang 38 - 41)