2.3. Các nghiên cứu trước liên quan
2.3.2. Nghiên cứu trong nước
Trần Văn Út Tám (2017) đã phân tích hiệu quả mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng của nông hộ trên địa bàn huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh. Tác giả sử dụng phương pháp phân tích định tính kết hợp với định lượng. Phương pháp phân tích định tính dựa trên kết quả điều tra, khảo sát thực tế hộ dân nuôi tôm thẻ chân trắng tại 5 xã có diện tích nuôi tôm tập trung của huyện Cầu Ngang trong một vụ nuôi năm 2016. Cỡ mẫu nghiên cứu là 84 và sử dụng phương pháp chọn mẫu phi xác suất, mà cụ thể là phương pháp chọn mẫu định mức theo tỷ lệ, kết hợp chọn mẫu thuận tiện để đánh giá thực trạng nuôi tôm thẻ chân trắng tại nông hộ. Đồng thời tác giả còn sử dụng các phương pháp thống kê mô tả, phương pháp tổng hợp, diễn dịch để phân tích hiệu quả mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng của nông hộ tại huyện Cầu Ngang; sử dụng mô hình hồi quy đa biến để phân tích các yếu tố tác động đến năng suất tôm thẻ chân trắng của các nông hộ. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất được đề xuất gồm có: diện tích nuôi; mật độ con giống thả nuôi; chi phí chuẩn bị ao; chi phí hóa chất, thuốc thú y thủy sản; công lao động; lượng điện tiêu thụ; lượng thức ăn; quy trình nuôi; chất lượng giống và tập huấn kiến thức. Kết quả nghiên cứu đã
xác định được lợi nhuận của nông hộ nuôi tôm thẻ chân trắng tại huyện Cầu Ngang trung bình là 12.435.000 đồng/1.000m 2 /vụ. Tỷ số lợi nhuận/chi phí (BCR) đạt trung bình là 1,35 lần. Các yếu tố tác động có ý nghĩa đến năng suất tôm thẻ chân trắng là: diện tích, mật độ tôm nuôi, chi phí hóa chất thuốc thú y thuỷ sản, công lao động, và chất lượng con giống.
Nguyễn Thị Mộng Thu (2017) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế nuôi cá lóc tại huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh. Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng với kỹ thuật chọn mẫu ngẫu nhiên 117 hộ nuôi cá tại 3 xã Lưu Nghiệp Anh, Đại An, Hàm Tân. Kết quả nghiên cứu cho thấy trước năm 2016 mô hình nuôi cá lóc cho hiệu quả kinh tế cao, sau năm 2016 mô hình nuôi cá lóc có hiệu quả kinh tế thấp, tỷ lệ số lượng hộ bị lỗ là 73,5%, tỷ lệ số lượng hộ có lãi là 26,5%. Thu nhập bình quân của mô hình nuôi cá lóc là -312,6 triệu đồng/ha (bị lỗ), tỷ suất lợi nhuận/chi phí (BCR) -0,2 lần. Nguyên nhân thua lỗ chủ yếu xuất phát từ việc phát triển quá nhanh nghề nuôi cá lóc, thị trường đầu ra không ổn định, giá cả bấp bênh và yếu tố dịch bệnh ảnh hưởng tới hiệu quả kinh tế nuôi cá lóc. Kết quả hồi quy cho thấy các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận nuôi cá lóc xếp theo mức độ từ cao đến thấp là: (1) Diện tích nuôi; (2) Hệ số thức ăn; (3) Dịch bệnh; (4) Giá thức ăn; (5) Giá bán; (6) Mật độ thả nuôi.
Dư Thị Thanh Trúc (2012) nghiên cứu sự ảnh hưởng các yếu tố đầu vào đến năng suất nuôi tôm sú của nông hộ tại huyện Cần Giờ và Nhà Bè. Tác giả sử dụng số liệu sơ cấp là bộ số liệu điều tra chi phí nuôi tôm sú ở 180 nông hộ tại xã Bình Khánh, Lý Nhơn và An Thới Đông.Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất tôm được đề xuất gồm 13 nhân tố là: con giống; thức ăn; chi phí các chất vi lượng; chi phí vôi; chi phí phục vụ cho việc xử lý ao; thuốc xử lý nước; thuốc diệt tạp; chi phí cho phòng chữa bệnh; chi phí cho xăng dầu, điện chạy máy; chi phí khấu hao tài sản cố định; chi phí dụng cụ nhỏ, chi phí thuê ngoài; chi phí lao động tự làm của hộ;
phương thức nuôi tôm. Kết quả điều tra cho thấy năng suất của tôm có biến động theo từng phương thức nuôi, phương thức thâm canh cho năng suất trung bình là 201 kg/1000m2, phương thức bán thâm canh là 128 kg/1000m2, phương thức quảng
canh/quảng canh cải tiến là 67 kg/1000m2 và phương thức nuôi tôm lúa là 64,5 kg/1000m2. Năng suất nuôi và tỷ suất lợi nhuận (50%) theo phương thức thâm canh là cao nhất. Các yếu tố tác động có ý nghĩa đến năng suất tôm thẻ chân trắng là:
lượng con giống; lượng thức ăn; thuốc xử lý nước, thuốc diệt tạp; chi phí cho thuốc phòng chữa bệnh; chi phí thuê ngoài và chi phí tự làm của hộ với mức ý nghĩa thống kê 95%.
Lê Thị Mạnh Hồng (2015) nghiên cứu hiệu quả sản xuất của các hộ nuôi tôm theo hướng dẫn thực hành nuôi tốt hơn (BMP) trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng. Tác giả sử dụng phương pháp định lượng với kỹ thuật chọn mẫu ngẫu nhiên 70 hộ nuôi tôm, mô hình được đề xuất gồm 7 nhân tố: tập huấn về kỹ thuật BMP; mật độ thả tôm;
tổng chi phí đầu tư; tỷ lệ chi phí lao động thuê trên tổng chi phí lao động; sử dụng giống có chứng nhận sạch; kinh nghiệm và tỷ lệ sống. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng hiệu quả kỹ thuật các hộ đạt được là khá tốt, hiệu quả kỹ thuật dưới giả thiết thu nhập quy mô không đổi là 0,632 và hiệu quả kỹ thuật dưới giả thiết thu nhập là 0,852. Những yếu tố có tác động tích cực có ý nghĩa đến hiệu quả kỹ thuật của các hộ sản xuất bao gồm: kinh nghiệm sản xuất của nông hộ; việc sử dụng con giống được cấp giấy chứng nhận và được tập huấn kỹ thuật về sản xuất theo hướng dẫn BMP.
Nguyễn Anh Thơ (2016) nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào đến hiệu quả nuôi tôm hùm tỉnh Phú Yên. Tác giả sử dụng dữ liệu thứ cấp và sơ cấp, nghiên cứu cho thấy rằng năng suất tôm hùm phụ thuộc vào 10 yếu tố: mật độ nuôi tôm; lượng thức ăn; thời gian nuôi; xuất xứ giống tôm hùm; nuôi xen với các loài khác; trình độ người nuôi tôm; số lồng nuôi; chi phí cải tạo lồng; nghề khác ngoài nghề nuôi tôm; chi phí sử dụng thuốc. Kết quả hồi quy mô hình tuyến tính cho thấy năng suất theo quy mô nuôi tôm hùm là giảm dần; giá trị sản phẩm trung bình đều mang dấu dương và phù hợp với lý thuyết. Giá trị sản phẩm biên (MPi) thấp hơn giá trị sản phẩm trung bình (APi) cho thấy năng suất tôm hùm ở tỉnh Phú Yên đạt được lợi nhuận tối đa. Để có thể đạt được hiệu quả kinh tế trong nuôi tôm hùm thì các hộ nuôi tôm có thể tăng mật độ nuôi thêm 2,417 con/m2 và giảm bớt lượng thức 65,85
kg/m3 với các điều kiện các yếu tố khác không đổi. Dựa trên kết quả nghiên cứu, đề tài đã đề xuất các giải pháp và gợi ý các chính sách liên quan đến giống, thức ăn, thuốc cho tôm hùm cũng như các vấn đề liên quan đến việc tập huấn, tuyên truyền, nâng cao trình độ nuôi tôm của chủ hộ nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế cho tôm hùm nuôi trên địa bàn tỉnh Phú Yên.
Vương Quốc Duy, Phạm Thị Tuyết Mai (2014) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật trong mô hình nuôi tôm càng xanh thương mại tại huyện Lấp Vò, Đồng Tháp. Dữ liệu dùng trong bài được tác giả thu thập từ các hộ nuôi tôm càng xanh trên vùng nghiên cứu. Sử dụng mô hình Cobb-Douglas, kết quả chỉ ra rằng doanh thu, chi phí nuôi tôm, sản lượng tôm và giá cả thành phẩm ảnh hưởng đến lợi nhuận của hộ nuôi. Kết quả nghiên cứu cũng dẫn đến một vài giải pháp và ứng dụng để nâng cao hiệu quả mô hình nuôi tôm càng xanh.
Nguyễn Văn Quang, Nguyễn Khắc Minh (2014) các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật trong mô hình nuôi xen canh cá bống bớp và tôm sú của các hộ gia đình tại tỉnh Nam Định. Tác giả dựa trên số liệu điều tra các hộ nuôi xen canh cá bống bớp và tôm sú tại huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định. Phương pháp phân tích bao dữ liệu - DEA được sử dụng để đánh giá hiệu quả kỹ thuật (TE) và hiệu quả quy mô (SE) của các hộ gia đình. Sau đó phương pháp phân tích hồi quy được sử dụng để đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố như độ tuổi, kinh nghiệm; số năm đi học; mật độ cá giống; mật độ tôm giống; hệ số thức ăn; hệ số nợ và số lần tham gia vào các khóa huấn luyện về nuôi trồng thủy sản của các hộ nông dân đến hiệu quả kỹ thuật. Kết quả cho thấy hiệu quả kỹ thuật dưới giả thiết hiệu quả không thay đổi theo quy mô, hiệu quả thay đổi theo quy mô và hiệu quả quy mô lần lượt là 86,44%, 90,24% và 95,66%. Đồng thời, nghiên cứu cũng chỉ ra số năm kinh nghiệm; số năm đi học; số lần tham gia các khóa huấn luyện nuôi trồng thủy sản của người nuôi cá;
mật độ thả cá; hệ số thức ăn có ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật của các hộ nuôi trồng thủy sản.
Đặng Hoàng Xuân Huy, Trần Văn Thắng (2013) phân tích hiệu quả chi phí cho các hộ nuôi tôm thẻ chân trắng tại thị xã Khánh Hòa, tỉnh Khánh Hòa. Tác giả
đo lường hiệu quả chi phí (CE) cho các ao tôm thẻ chân trắng tại thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa dựa trên mô hình phân tích màng dữ liệu (DEA) tối thiểu hóa các yếu tố đầu vào trong trường trường hợp qui mô không ảnh hưởng đến kết quả sản xuất (CRS) và qui mô ảnh hưởng đến kết quả sản xuất (VRS). Kết quả điều tra 250 ao nuôi với 1 biến đầu ra và 12 biến đầu vào trong năm 2011 cho thấy hệ số hiệu quả chi phí trung bình của ao nuôi tôm thẻ chân trắng tại thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa trong mô hình CE _CRS là 0,511, trong mô hình CE_VRS là 0,65.
Nguyễn Thanh Long, Huỳnh Văn Hiền (2015) phân tích hiệu quả kỹ thuật và tài chính của mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng ở tỉnh Cà Mau. Nghiên cứu nhằm phân tích, đánh giá khía cạnh kỹ thuật và tài chính của hệ thống nuôi, xác định những thuận lợi và khó khăn của mô hình nuôi này. Kết quả điều tra 34 hộ nuôi cho thấy các hộ nuôi có diện tích đất nuôi tôm thẻ chân trắng trung bình là 0,72 ha/hộ và diện tích ao nuôi trung bình là 0,22 ha/ao. Tôm giống có kích cỡ từ PL8 đến PL12, có nguồn gốc từ các tỉnh miền Trung, và được thả nuôi với mật độ 74,7 con/m2. Tôm được cho ăn chủ yếu bằng thức ăn viên. Sau thời gian nuôi 87,4 ngày, tôm được thu hoạch với kích cỡ tôm thu hoạch đạt 92,4 con/kg, tỉ lệ sống đạt 71%, hệ số tiêu tốn thức ăn 1,07 và năng suất trung bình đạt 6.366 kg/ha/vụ. Kết quả cho thấy với chi phí sản xuất là 390 triệu đồng/ha/vụ, tổng doanh thu đạt 1.048 triệu đồng/ha/vụ và lợi nhuận bình quân khá cao là 657 triệu đồng/ha/vụ với tỉ suất lợi nhuận đạt 1,66 lần. Tuy nhiên, nghề nuôi cũng gặp một số khó khăn lớn như chi phí thức ăn tăng cao, vốn đầu tư lớn, dịch bệnh và giá con giống cao.
Nguyễn Thanh Long (2016) phân tích hiệu quả tài chính của mô hình nuôi tôm sú thâm canh ở tỉnh Cà Mau. Tác giả sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp được áp dụng trên 45 hộ nuôi tôm sú thâm canh ở huyện Đầm Dơi, Phú Tân và thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau nhằm đánh giá hiệu quả kỹ thuật và tài chính của mô hình nuôi và xác định những thuận lợi và khó khăn của mô hình sản xuất. Kết quả khảo sát cho thấy diện tích ao nuôi trung bình 0,27 ha/ao, tổng lượng thức ăn viên sử dụng trung bình là 6.656±2.302 kg/ha. Tôm được nuôi với mật độ trung bình là 27,9±4,85 con/m2 và phần lớn con giống thả nuôi có nguồn gốc từ miền
Trung. Năng suất tôm và lợi nhuận trung bình của mô hình nuôi thâm canh tôm sú lần lượt là 5.246 ± 1.401 kg/ha/vụ và 551 ± 342 triệu đồng/ha/vụ. Nghề nuôi tôm sú thâm canh hiện đang còn gặp nhiều khó khăn như thời gian nuôi lâu, sự tăng lên về giá thức ăn, dịch bệnh và giá thuốc cao.
Dương Thúy Yên, Trịnh Thu Phương, Dương Nhựt Long (2014) nghiên cứu tìm hiểu ảnh hưởng của tuổi và kích cỡ cá bố mẹ chọn lọc theo khối lượng (cá có khối lượng lớn nhất ở mức 5% và 25% của đường phân phối chuẩn) lên sinh trưởng của cá rô đầu vuông (Anabas testudineus). Cá bột của 2 nhóm cá bố mẹ G1 chọn lọc (G2-CL1 và G2-CL2) và của cá bố mẹ ban đầu (G1-0) được so sánh tăng trưởng và tỉ lệ sống với đàn con của cá G1 ngẫu nhiên (G2-NN) ở 2 giai đoạn ương. Ở giai đoạn cá bột, cá được ương trong bể 1-m3 (3000 con/bể, 4 lần lặp lại). Thức ăn cho cá gồm loại tươi sống (luân trùng, moina, trùn chỉ) kết hợp với thức ăn viên (42%
đạm). Sau 21 ngày, chiều dài cá ương ở 2 nhóm chọn lọc (2,51±0,06 cm và 2,42±0,09 cm) cao hơn nhưng không có ý nghĩa so với nhóm G2-NN và G1-0 (tương ứng là 2,41±0,02cm và 2,37±0,06 cm). Tuy nhiên, khối lượng của cá G2- CL1 (0,43±0,37g) đạt cao nhất có ý nghĩa. Ở giai đoạn ương lên giống, cá được ương trong giai 2 m2 (200 con/giai, 3 lần lặp lại) và cho ăn thức ăn viên. Sau 30 ngày, cá G2-CL1 tăng trưởng nhanh nhất (6,50±1,57cm và 6,29±4,77g). Tỷ lệ sống của cá tương đương giữa các nghiệm thức (p>0,05), từ 79,8–84,9%. Vì vậy, chọn lọc cá bố mẹ vượt đàn 5% góp phần nâng cao tăng trưởng của cá rô đầu vuông giai đoạn bột lên giống