THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của hộ nuôi tôm thẻ chân trắng tại huyện cần giờ, thành phố hồ chí minh (Trang 34 - 39)

THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 3.1.Mô hình nghiên cứu

Hình 3.1: Sơ đồ quy trình nghiên cứu Nguồn: Đề xuất của tác giả (2018) 3.2. Dữ liệu nghiên cứu

Nguồn dữ liệu tác giả thu thập từ cuộc điều tra thủy sản 1/5/2018 của Chi cục Thống kê huyện Cần Giờ theo kế hoạch 140/CTK-NN ngày 16/03/2018 của Cục Thống kê Tp.HCM (Phụ lục 1); từ các xã, thị trấn và phòng, ban của Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ.

3.3. Phương pháp phân tích dữ liệu

Sau khi lấy dữ liệu sẽ mã hóa, kiểm tra, làm sạch dữ liệu trước khi sử dụng phần mềm Excel và Stata phiên bản 12.0 phân tích.

Vấn đề nghiên cứu

Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu có liên quan

Thu thập số liệu thứ cấp

Mô hình nghiên cứu

Phân tích thực trạng sản xuất nuôi tôm

Phân tích hiệu quả tài chính, hiệu quả kỹ thuật

Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến mô hình

Kết luận và đề xuất giải pháp

Mục tiêu 1: Phân tích và đánh giá lợi nhuận của hộ nuôi tôm thẻ chân trắng trên địa bàn huyện Cần Giờ, Tp.HCM.

Sử dụng phương pháp thống kê mô tả và so sánhđể đo lường, phân tích các chỉ tiêu kinh tế, các tỷ số hiệu quả kinh tế, thiết lập các bảng biểu và đồ thị từ dữ liệu thu thập được, từ đó đánh giá được lợi nhuận từ tình hình nuôi tôm thẻ chân trắng của hộ trên địa bàn.

Các chỉ tiêu đánh giá lợi nhuận trong nuôi tôm thẻ chân trắng: Doanh thu, tổng chi phí, giá bán, lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận trên chi phí (BCR) …

+ Doanh thu: là tổng số tiền thu được từ sản lượng thu hoạch tôm và mức giá bán trên 1 đơn vị.

Doanh thu = Sản lượng * Đơn giá bán

+Tổng chi phí: là toàn bộ chi phí mà hộ nuôi tôm bỏ ra và chi cho hoạt động nuôi để tạo ra sản phẩm, chỉ tiêu này phụ thuộc vào quy mô sản xuất và mức đầu tư của từng hộ.

Tổng chi phí = Chí phí vật chất + Chi phí lao động + Chi phí khác + Năng suất thu hoạch: là năng suất chỉ tính trên diện tích thu hoạch không bao gồm diện tích mất trắng

Năng suất thu hoạch = Sản lượng thu hoạch/Diện tích thu hoạch + Giá thành sản xuất: là chỉ tiêu đánh giá chi phí sản xuất để tạo ra 1 kg tôm thẻ chân trắng.

Giá thành = Tổng chi phí/Sản lượng

+ Lợi nhuận: là phần thu được từ doanh thu sau khi trừ đi tổng chi phí bỏ ra để nuôi tôm.

Lợi nhuận = Doanh thu – Tổng chi phí

+ Tỷ suất lợi nhuận: Chỉ tiêu này cho biết cứ 1 đồng chi phí bỏ ra để nuôi tôm thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận.

Tỷ suất lợi nhuận - BCR (Benefit cost ratio) = Lợi nhuận/Tổng chi phí

Mục tiêu 2: Xác định mô hình, các nhân tố ảnh hưởng và phân tích mức độ ảnh hưởng bởi các nhân tố đến lợi nhuận của mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng.

Mô hình Cobb-Douglas được sử dụng để nghiên cứu:

LnY=β0 + β1LnX1 + β2LnX2 +... + βiXi+ ε (3.1) Trong đó:

Y: Biến phụ thuộc;

Xi: Biến độc lập;

β0: Hằng số của mô hình hồi quy;

βi: Hệ số hồi quy của biến độc lập thứ i;

ε: Sai số của mô hình.

Phân tích mức độ ảnh hưởng các yếu tố đến mô hình nuôi tôm TCT dựa trên phần mềm Stata 12.0.

- Xét hệ số r từ ma trận tương quan:

+ r < 0,3: tương quan yếu.

+ 0,3 ≤ r ≤ 0,5: tương quan trung bình.

+ 0,5 ≤ r < 0,7: tương quan khá chặt chẽ.

+ 0,7 ≤ r < 0,9: tương quan chặt chẽ.

+ r ≥ 0,9: tương quan rất chặt chẽ.

- Kiểm định mô hình hồi quy với hệ số xác định R2: đánh giá sự phù hợp của mô hình với mẫu nghiên cứu. Ngoài R2, Stata cũng tính hệ số xác định hiệu chỉnh (Adjusted R2) và hiển thị cả hai trên bảng kết quả hồi quy.

+ Ý nghĩa R2 : cho biết tỷ lệ (%) phần biến động của biến phụ thuộc (Y) đã được giải thích bởi các biến độc lập (X) trong mô hình. Còn lại (1- R2) là phần biến động chưa được giải thích gây ra bởi sai số. R2 càng lớn càng tốt.

+ R2 = 1: Mô hình hoàn toàn phù hợp với mẫu nghiên cứu.

+ R2 = 0: Mô hình không phù hợp với mẫu nghiên cứu.

+ Khi thêm biến độc lập vào mô hình thì R2 càng tăng. Tuy nhiên cần xét R2 hiệu chỉnh (-Adiusted R2) để xem việc thêm biến có giúp cải thiện mô hình về mặt thống kê hay không.

- Số thông kê F trong mô hình hồi quy:

+ Kiểm định mức ý nghĩa của mô hình hồi quy.

+ F càng lớn thì càng có ý nghĩa, vì khi đó Sig F càng nhỏ.

+ F là cơ sở để bác bỏ hay chấp nhận hay bác bỏ giả thiết Ho.

+ F dùng để so sánh trong bảng phân phối F ở mức ý nghĩa α.

Ho : β1=β2 =β3= ... = βi = 0 (βi các tham số hồi quy thứ i).

Biên độ lập (Xi) và biến phụ thuộc (Y) không có liên quan tuyến tính.

H1 : βi ≠ 0 (Biến độc lập Xi và biến phụ thuộc (Y) có liên quan tuyến tính.

+ Nếu F > Ftra bảng thì bác bỏ Ho.

+ F càng lớn thì khả năng bác bỏ Ho càng cao.

- Significant level (Sig F): mức ý nghĩa F, nói lên ý nghĩa của phương trình hồi quy, Sig F càng nhỏ càng tốt (Sig F<0,05), khi đó mô hình có độ tin cậy càng cao.

- Kiểm định đa cộng tuyến: đa cộng tuyến là hiện tượng các biến độc lập trong mô hình có mối quan hệ với nhau. Đa cộng tuyến hoàn hảo làm cho mô hình không ước lượng được. Đa cộng tuyến không hoàn hảo có thể làm các biến độc lập cộng tuyến mất đi ý nghĩa trong mô hình hoặc có thể sai dấu của hệ số hồi quy.

+ Mỗi biến độc lập trong mô hình sẽ có một hệ số phóng đại phương sai VIF. Để tìm VIF, phải đảm bảo hàm hồi quy vừa chạy gần nhất trước đó là hàm hồi quy cần kiểm định đa cộng tuyến.

+ VIF > 10: xác định đa cộng tuyến.

+ Việc phát hiện đổi dấu do đa cộng tuyến có thể thực hiện bằng các so sánh dấu của hệ số tương quan giữa biến phụ thuộc và biến độc lập với dấu của hệ số hồi quy thu được khi chạy mô hình hồi quy. Nếu hai dấu này khác nhau, đó là thể hiện của sai dấu cho các biến độc lập có tương quan với nhau.

- Kiểm định tự tương quan: dùng kiểm định Durbin – Watson sau khi ước lượng hàm hồi quy. Nếu Prob>chi2>5% xác định mô hình không có hiện tượng tự tương quan.

- Kiểm định phương sai thay đổi: dùng kiểm định White. Kiểm định này được Halbert White đưa ra vào năm 1980.

+ Nếu trường hợp có phương sai thay đổi, ước lượng tính được bằng OLS không còn là ước lượng hiệu quả nữa. Đồng thời các kiểm định về hệ số hồi quy được tính toán dựa trên giả định Var(Ui) = σ2 không còn đáng tin cậy.

+ Việc khắc phục phương sai thay đổi có thể tính lại giá trị các kiểm định để kiểm định đáng tin cậy hơn (bằng cách dùng ma trận ước lượng vững của hiệp phương sai) hoặc tìm ướng lượng hiệu quả hơn bằng GLS.

Mục tiêu 3: Sử dụng phương pháp suy luận, diễn dịch để phân tích kết quả từ mục tiêu 1, 2, nhằm đưa ra các chính sách và giải pháp phù hợp để nâng cao lợi nhuận của hộ nuôi tôm thẻ chân trắng trên địa bàn huyện Cần Giờ.

Tóm tắt chương 3

Chương 3 trình bày phương pháp nghiên cứu của đề tài, mô hình phân tích và nguồn dữ liệu nghiên cứu. Trên cơ sở lý thuyết và lượt khảo các nghiên cứu có liên quan, đề tài sử dụng phương pháp thống kê mô tả để phân tích lợi nhuận của hộ nuôi tôm thẻ trên địa bàn.

Mô hình nghiên cứu định lượng các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của hộ nuôi tôm thẻ chân trắng gồm 9 biến độc lập: chi phí thức ăn, chi phí nhiên liệu, giá tôm thành phẩm, kinh nghiệm nuôi tôm, tập huấn kỹ thuật, nguồn gốc con giống, kích cỡ con giống, mật độ thả nuôi con giống, ô nhiễm môi trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của hộ nuôi tôm thẻ chân trắng tại huyện cần giờ, thành phố hồ chí minh (Trang 34 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)