KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận
TCT là một trong những con nuôi chủ yếu tại huyện Cần Giờ, có giá trị kinh tế và chiếm tỷ trọng khá cao trong ngành nuôi trồng thủy sản. Huyện Cần Giờ Có được điều kiện tự nhiên thuận lợi (khí hậu, đất đai, nguồn nước), đồng thời được sự quan tâm chỉ đạo của chính quyền địa phương (mở các lớp tập huấn kỹ thuật, hỗ trợ lãi suất vay vốn, thuốc thú y…) nên nghề nuôi tôm TCT có nhiều tiềm năng phát triển mạnh.
Quy mô sản xuất tôm TCT trên địa bàn vẫn còn là hộ gia đình chiếm chủ yếu, vốn lao động chủ yếu là sử dụng lao động trong gia đình, mặc dù được tập huấn kỹ thuật thường xuyên, nhưng các hộ dân vẫn còn sử dụng cách nuôi truyền thống kết hợp với kinh nghiệm nuôi tích lũy được, chủ yếu là nuôi bán thâm canh và sử dụng ao đất nên hiệu quả nuôi còn thấp.
Đề tài sử dụng lý thuyết dựa trên cơ sở lý thuyết hàm sản xuất trong nông nghiệp, trong đó mô hình Cobb-Douglas dùng để phân tích bằng mô hình hồi quy tuyến tính. Từ đó phân tích và đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến lợi nhuận nuôi tôm TCT của nông hộ.
Số liệu thứ cấp mà đề tài sử dụng được là thu thập từ dữ liệu điều tra thủy sản 1/5/2018 của Chi cục Thống kê Cần Giờ; UBND huyện Cần Giờ, các xã, thị trấn;
Niên giám của Chi cục Thống kê huyện Cần Giờ ; báo cáo tình hình KT-XH của Phòng Kinh tế huyện Cần Giờ. Bộ dữ liệu phân tích gồm 137 hộ nuôi tôm TCT, sử dụng Excel và Stata 12.0 để phân tích. Phương pháp hồi quy đa biến gồm 9 biến độc lập và phương pháp bình phương nhỏ nhất OLS để ước lượng các hệ số hồi quy.
Kết quả nghiên cứu cho thấy lợi nhuận trung bình của hộ là 128,04 triệu đồng trong 1 vụ nuôi tôm TCT, có 114 hộ (83,21%) đạt được lợi nhuận, 23 hộ (16,79%) bị lỗ. Tỷ suất lợi nhuận/tổng chi phí (BCR) trung bình là 0,46 lần, có nghĩa là cứ 1 đồng chi phí bỏ ra sẽ tăng 0,46 đồng lợi nhuận.
Dựa trên cơ sở lý thuyết, các nghiên cứu có liên quan đến đề tài, tác giả đã đề xuất mô hình ban đầu gồm 9 biến : chi phí thức ăn, chi phí nhiên liệu, giá tôm thành phẩm, kinh nghiệm thả nuôi, tấp huấn kỹ thuật, nguồn gốc con giống, kích cỡ con giống, mật độ thả nuôi và môi trường. Sau khi chạy hồi quy bằng phần mềm Stata 12.0 đã xác định được các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận gồm 5 biến là chi phí thức ăn, kinh nghiệm thả nuôi, tập huấn kỹ thuật nuôi, nguồn gốc con giống và ô nhiễm môi trường. Các biến độc lập trong mô hình giải thích được 65,75% sự biến động về lợi nhuận của hộ nuôi tôm TCT, còn lại 34,25% phần biến động của lợi nhuận chưa được giải thích gây ra bởi sai số.
5.2. Kiến nghị
Qua việc phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của hộ nuôi tôm TCT trên địa bàn huyện Cần Giờ, Tp.HCM, tác giả đề xuất một số kiến nghị để nâng cao lợi nhuận cho nông hộ như sau :
5.2.1. Đối với nông hộ
Lựa chọn thức ăn phù hợp, đảm bảo chất lượng, giám sát quãn lý chặt chẽ việc cho tôm ăn. Tùy theo giai đoạn và thời gian phát triển con tôm mà cân bằng lượng thức ăn phù hợp, nhằm tránh dư thừa hoặc thiếu hụt thức ăn cho tôm, đảm bảo chi phí thức ăn tôm hợp lý để đạt lợi nhuận tối đa.
Các nông hộ cần phải tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật nuôi tôm đầy đủ để trang bị kiến thức, kỹ thuật nuôi đúng quy trình. Mạnh dạn thay đổi cách nuôi truyền thống sang kỹ thuật nuôi hiện đại nhằm nâng cao năng suất thu hoạch như mô hình nuôi tôm công nghệ cao sử dụng nhà lưới, lót bạt đáy ao, máy vận hành xử lý nước…
Chọn mua con giống phù hợp, con giống phải khỏe mạnh và có tỷ lệ sống cao, nguồn gốc phải rừ ràng, đó qua kiểm dịch.
Hộ nuôi tôm TCT cần nâng cao kinh nghiệm nuôi, tham gia các lớp tập huấn, hợp tác xã hay tổ hợp tác sản xuất nhằm trao đổi kinh nghiệm nuôi tôm, nắm bắt kịp thời các thông tin kỹ thuật nuôi tiên tiến.
Các hộ nuôi tôm nên sử dụng ao lắng để xử lý nước trước khi xả vào ao, có thể kiểm soát được mầm bệnh và nguồn nước, cũng như các sinh vật khác như cá, tôm… ảnh hưởng đến quá trình phát triển của tôm, đảm bảo môi trường nuôi tôm phát triển mạnh.
5.2.2. Đối với chính quyền địa phương
Tuyên truyền vận động người dân hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm để đảm bảo chất lượng con tôm.
Thường xuyên mở các lớp tập huấn hỗ trợ kiến thức, kỹ thuật hộ nuôi tôm cũng như các cán bộ sản xuất trên địa bàn. Tạo điều kiện cho hộ nuôi tiếp cận với các kỹ thuật nuôi tiên tiến, các mô hình nuôi có hiệu quả từ các tỉnh khác.
Quy động nhiều nguồn vốn, hỗ trợ lãi suất vốn vay cho nông hộ, tạo điều kiện mở rộng quy mô sản xuất nuôi tôm.
Tăng cường đầu tư trại sản xuất giống trên địa bàn, đảm bảo nguồn giống ổn định và có chất lượng cho hộ nuôi tôm TCT. Kiểm soát chặt chẽ nguồn giống tôm TCT từ các nơi khác nhập vào trên địa bàn, nguồn giống phải được kiểm dịch và nguồn gốc rừ ràng.
Tuyên truyền, vận động người dân thả nuôi đúng thời vụ, xử lý mầm bệnh khi phát hiện dịch bệnh trên tôm trước khi xã ra ngoài để tránh rủi ro, thiệt hại và ảnh hưởng đến môi trường nuôi xung quanh.
Tình hình ô nhiễm môi trường ngày càng nhiều và phức tạp, chính quyền địa phương cần liên kết với các tỉnh, huyện xung quanh để kiểm soát chặt chẽ ô nhiễm nguồn nước, đồng thời thường xuyên tuyên truyền người dân xử lý nguồn nước trong ao nuôi nuôi tôm trước khi xả ra sông.
5.3. Đóng góp, hạn chế của luận văn và hướng nghiên cứu tiếp theo
Từ kết quả nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của hộ nuôi tôm TCT trên địa bàn huyện Cần Giờ, Tp.HCM cho thấy đề tài có những đóng góp như sau:
+ Các nhân tố trong mô hình của đề tài là những cơ sở cho huyện Cần Giờ xây dựng giải pháp phát triển mô hình tôm TCT, từ đó đề xuất những chính sách hợp lý hỗ trợ cho nông hộ, nhằm đem lại hiệu quả cao trong sản xuất tôm.
+ Từ những phân tích chi tiết tình hình nuôi và những giải pháp đề xuất có liên quan trực tiếp đến nghề nuụi tụm TCT, giỳp chớnh quyền địa phương nhỡn rừ hơn về thực trạng nuôi TCT trên địa bàn, từ đó xây dựng chính sách, kế hoạch phát triển phù hợp, tạo điền kiện cho nghề nuôi TCT phát triển mạnh hơn, đảm bảo ổn định xã hội và phát triển bềnh vững trong tương lai.
Nhận định những hạn chế mà đề tài chưa giải quyết được: Luận văn chỉ nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của hộ nuôi tôm, chưa đánh giá hết các yếu tố khó khăn khác như độ mặn pH nguồn nước, dịch bệnh, mùa vụ…mà đề tài chưa giải quyết được.
Hướng nghiên cứu tiếp theo: đề tài này tác giả chỉ nghiên cứu một phần trong các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của nghề nuôi tôm TCT, các yếu tố trong mô hình giải thích 65,75% biến động của lợi nhuận, còn lại 34,25% sự ảnh hưởng của các yếu tố khác chưa đưa vào mô hình. Vì vậy, tác giả thấy rằng cần phải nghiên cứu thêm nhiều yếu tố khác giúp nghề nuôi tôm trên địa bàn huyện Cần Giờ nói riêng và ngành thủy sản nói chung phát triển hơn nữa, cụ thể các nghiên cứu như:
+ Các yếu tố tự nhiên: thời tiết, khí hậu, mùa vụ, nguồn nước, nhiệt độ…
+ Các yếu tố xã hội: phong tục tập quán vùng miền, dân tộc, giới tính, trình độ chung của nông hộ, chính sách hỗ trợ của địa phương…
+ Các yếu tố kỹ thuật: dịch bệnh, các mô hình nuôi tôm VietGap, công nghệ sinh học để chuyển hóa NH3, NO2, CO2…thành dạng không độc,quy trình kỹ thuật nuôi…