Các chỉ tiêu thống kê kết quả hoạt động du lịch

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thống kê kết quả hoạt động du lịch ở Việt Nam giai đoạn 1995 – 2002 và dự đoán đến năm 2005 (Trang 20 - 25)

III. HỆ THỐNG CHỈ TIÊU THỐNG KÊ NGHIÊN CỨU KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH

3. Các chỉ tiêu thống kê kết quả hoạt động du lịch

3.1. Nhóm ch tiêu khách du lch.

Khách du lịch được nhận thức theo 3 tiêu chí sau:

- Về không gian: Khách du lịch phải là người đi khỏi nơi cư trú thường xuyên của họ.

- Về thời gian: Khách du lịch phải là người đi khỏi nơi cư trú thường xuyên từ 24 giờ trở lên.

- Về mục đích chuyến đi: Khách đi du lịch không vì mục đích kinh tế, không nhằm mục đích kiếm tiền nơi mà mình đến du lịch.

Việc phân biệt theo các điều kiện trên được cụ thể theo sơ đồ sau (trang bên).

Các chỉ tiêu thống kê khách du lịch được xây dựng trên cơ sở: phân biệt giữa khách du lịch quốc tế và khách du lịch trong nước. Khách du lịch quốc tế là một khách đi du lịch tới một đất nước không phải là đất nước mà họ cư trú thường xuyên trong khoảng thời gian ít nhất là một ngày đêm nhưng không vượt quá một năm và mục đích chính của chuyến đi không phải là để thực hiện việc kiếm tiền từ đất nước đến thăm. Khách du lịch trong nước là một khách cư trú ở một đất nước đi du lịch tới một địa phuơng trong phạm vi lãnh thổ của đất nước đó nhưng ngoài môi trường thường xuyên của họ trong thời gian ít nhất là một ngày đêm nhưng không quá 6 tháng và mục đích chính của chuyến đi không phải để thực hiện hoạt động kiếm tiền từ địa phương đến thăm.

Phân biệt khách thăm quan và du khách. Khách thăm quan là một loại khách đến với mục đích nâng cao nhận thức tại chỗ có kèm theo việc tiêu thụ những giá trị tinh thần, vật chất, dịch vụ nhưng không lưu lại qua đêm tại một cơ sở lưu trú của ngành du lịch. Còn du khách là người khách cũng với mục đích thẩm nhận tại chỗ những giá trị tinh thần, vật chất, dịch vụ nhưng có lưu lại qua đêm tại một cơ sở lưu trú và có sử dụng các sản phẩm dịch vụ khác của các doanh nghiệp như lữ hành, khách sạn, ăn uống…

Chỉ tiêu về khách du lịch là chỉ tiêu cơ bản để đánh giá khối lượng hoạt động của từng đơn vị cũng như của toàn ngành bao gồm các nhóm chỉ tiêu sau:

nhóm chỉ tiêu phản ánh quy mô khách du lịch, nhóm chỉ tiêu nghiên cứu cơ cấu khách du lịch, nhóm chỉ tiêu phản ánh đặc trưng tiêu dùng của khách.

3.1.1. Nhóm ch tiêu phn ánh quy mô khách du lch.

* Chỉ tiêu số khách du lịch

Số khách du lịch là tổng số lượt người đến và tiêu dùng các sản phẩm dịch vụ du lịch trong kỳ nghiên cứu.

Đơn vị tính: Lượt người (lượt khách)

- Đối với từng đơn vị kinh doanh du lịch: số khách du lịch quốc tế là số lượt khách mà đơn vị phục vụ trong kỳ nghiên cứu.

- Đối với toàn ngành: Số khách du lịch quốc tế là tổng số khách được thu thập ở các cửa khẩu, đường hàng không, đường bộ, đường biển.

Còn số khách du lịch trong nước được thu thập theo 2 cách như sau:

+ Theo thống kê kinh nghiệm: Số khách du lịch trong nước là tổng số khách của các đơn vị kinh doanh nhân hệ số điều chỉnh quy định trước.

+ Qua điều tra: Điều tra từng hộ gia đình hoặc điều tra chọn mẫu.

Ngoài ra tổng số khách du lịch bao gồm số khách của 3 bộ phận:

Số lượng khách du lịch quốc tế Số lượng khách du lịch trong nước

Số lượng khách du lịch trong nước đi ra nước ngoài.

* Chỉ tiêu số ngày khách:

Số ngày khách là tổng số ngày khách được thu thập từ các báo cáo thống kê định kỳ của các tổ chức kinh doanh du lịch

Đơn vị tính: ngày khách (ngày người)

- Đối với từng đơn vị kinh doanh: tổng số ngày khách bằng tổng số khách cộng dồn trong kỳ nghiên cứu.

- Đối với toàn ngành: tổng số ngày khách bằng tổng số khách cộng dồn của các đơn vị kinh doanh du lịch trong kỳ nghiên cứu.

Chỉ tiêu về số ngày khách phản ánh cụ thể hơn về quy mô khách du lịch so với chỉ tiêu số khách.

3.1.2. Nhóm ch tiêu thng kê nghiên cu kết cu khách du lch.

* Kết cấu theo nguồn khách.

- Khách du lịch quốc tế phân theo khu vực và quốc tịch.

- Khách du lịch trong nước chia theo vùng và địa phương

* Kết cấu theo mục đích chuyến đi.

- Nhóm khách vui chơi giải trí, du lịch - Nhóm khách du lịch kết hợp với công việc.

- Nhóm khách với mục đích thăm thân và bạn bè.

- Nhóm khách với mục đích khác.

* Kết cấu theo phương tiện đến.

- Khách đến bằng đường không - Khách đến bằng đường bộ - Khách đến bằng đường biển

* Kết cấu theo thời gian lưu trú.

* Kết cấu theo độ tuổi

*Kết cấu theo nghề nghiệp

*Kết cấu theo đặc tính tinh thần của khách.

* Kết cấu theo phương thức hợp đồng - Khách đi trọn gói

- Khách đi từng phần

* Kết cấu theo loại hình lưu trú.

- Khách đến ở khách sạn - Khách đến ở Motel - Khách đến ở nhà nghỉ - Khách đến ở nhà trọ

- Khách ở bằng Campping…

* Kết cấu theo tháng, theo quý, theo năm.

3.1.3. Nhóm ch tiêu phn ánh đặc trưng tiêu dùng ca khách.

- Thu nhập bình quân của khách

- Chi tiêu bình quân của khách cho du lịch - Cơ cấu tiêu dùng của khách

- Số ngày lưu trú bình quân của khách

3.2. Nhóm ch tiêu thng kê doanh thu du lch.

Doanh thu du lịch là toàn bộ số tiền thu được từ khách du lịch trong kỳ nghiên cứu do hoạt động phục vụ các loại bao gồm các chi phí của khách về du lịch, doanh thu bán hàng hoá (trừ chi phí cho vận tải hành khách quốc tế)

Chỉ tiêu doanh thu du lịch cho phép phản ánh khối lượng hoạt động và chất lượng phục vụ của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch

3.2.1. Ch tiêu tng doanh thu du lch.

- Doanh thu lữ hành - Doanh thu khách sạn

- Doanh thu vận chuyển khách

- Doanh thu khác: doanh thu bán hàng, doanh thu dịch vụ vui chơi giải trí…

3.2.2. Nhóm ch tiêu thng kê nghiên cu kết cu doanh thu du lch

* Theo từng loại khách - Doanh thu khách quốc tế

- Doanh thu khách du lịch trong nước - Khách trong nước ra nước ngoài

* Theo loại hình sản phẩm du lịch - Doanh thu cho thuê phòng - Doanh thu lữ hành

- Doanh thu bán hàng hoá - Doanh thu vận chuyển khách

- Doanh thu bánông nghiệp hàng ăn uống - Doanh thu dịch vụ vui chơi giải trí - Doanh thu khác

3.2.3. Ch tiêu doanh thu bình quân 1 khách, doanh thu bình quân 1 ngày khách.

3.3. Ch tiêu li nhun du lch.

Tổng lợi nhuận của tổ chức du lịch là khoản chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí (hoặc giá thành toàn bộ) của tổ chức du lịch đó.

Chỉ tiêu này phản ánh kết quả cuối cùng của hoạt động du lịch trong kỳ nghiên cứu vì mục tiêu cuối cùng của các doanh nghiệp là tối đa hoá lợi nhuận.

3.4. Ch tiêu giá tr sn xut ngành du lch.

Giá trị sản xuất là toàn bộ của cải vật chất và dịch vụ được tạo ra trong một thời kỳ nhất định của doanh nghiệp, thường là 1 năm.

Đây là chỉ tiêu quan trọng, nó phản ánh toàn bộ kết quả cuối cùng của hoạt động du lịch. Nghiên cứu chỉ tiêu này cho phép phản ánh một cách tổng hợp thành quả đạt được của đơn vị. Giá trị sản xuất du lịch toàn ngành bao gồm:

- Giá trị sản xuất của hoạt động lữ hành - Giá trị sản xuất của hoạt động khách sạn

- Giá trị sản xuất của hoạt động vận chuyển khách - Giá trị sản xuất của các dịch vụ khác

3.5. Ch tiêu giá tr tăng thêm ngành du lch.

Giá trị tăng thêm là giá trị sản xuất sau khi trừ chi phí trung gian ngành du lịch.

Chỉ tiêu này phản ánh kết quả thuần cuối cùng của hoạt động du lịch, là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá kết quả hoạt động du lịch của từng đơn vị hoặc của toàn ngành du lịch trong nền kinh tế quốc dân.

Giá trị tăng thêm toàn ngành bao gồm:

- Giá trị tăng thêm hoạt động lữ hành - Giá trị tăng thêm hoạt động khách sạn

- Giá trị tăng thêm hoạt động vận chuyển khách - Giá trị tăng thêm của các dịch vụ khác.

Chỉ tiêu này là cơ sở để tính thuế giá trị gia tăng.

CHƯƠNG II: MT S PHƯƠNG PHÁP THNG KÊ PHÂN TÍCH

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thống kê kết quả hoạt động du lịch ở Việt Nam giai đoạn 1995 – 2002 và dự đoán đến năm 2005 (Trang 20 - 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)