CHƯƠNG III. VẬN DỤNG MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH VIỆT NAM THỜI
II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THỐNG KÊ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH Ở VIỆT NAM
III.V ẬN DỤNG MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH VIỆT NAM THỜI KỲ 1995 –
1. Vận dụng phương pháp phân tổ thống kê nghiên cứu kết quả hoạt động du lịch ở Việt Nam
Với điều kiện tài liệu thu thập về kết quả hoạt động du lịch Việt Nam trong giai đoạn 1995 - 2002 chỉ cho phép vận dụng được phân tổ giản đơn để phân tích kết cấu khách du lịch Việt Nam, kết cấu doanh thu du lịch, …
Bảng 3.6: Kết cấu khách du lịch đến Việt Nam phân theo loại khách thời kỳ 1995- 2002.
(đơn vị:%) Năm
Loại khách 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002
Khách quốc tế 16.36 18.14 16.79 13.67 14.29 16.04 16.67 16.82 Khách nội địa 83.64 81.86 83.21 86.33 85.71 83.96 83.33 83.18 Tổng số 100 100 100 100 100 100 100 100
Nguồn: Tổng cục Du lịch Việt Nam.
Qua dữ liệu bảng 3.6 ta thấy khách du lịch quốc tế trong giai đoạn 1995- 1997 tương đối ổn định nhưng đến năm 1998 kết cấu khách quốc tế giảm từ 16.79% xuống 13.67%, năm 1999 giảm xuống 14.29% và đến thời kỳ 2000- 2002 khách quốc tế đã ổn định trở lại, thực tế giao động trong khoảng 16.67%
đến 16.82%. Trong khi đó khách nội địa chiếm một lượng lớn trong tổng số khách du lịch và chiếm hơn 80%. Năm 1998 là năm mà khách du lịch chủ yếu là khách nội địa, chiếm khoảng 86.33% và các năm sau đó khách nội địa đã giảm đi chút ít, giảm từ 86.33% xuống 83.18% trong năm 2002. Mặc dù vậy nhưng nhìn tổng thể thì khách quốc tế ngày càng có dấu hiệu tăng lên.
Khách quốc tế là loại khách ưu tiên hàng đầu của du lịch Việt Nam. Đây là loại khách đã góp phần quan trọng trong việc đánh gía kết quả hoạt động du lịch Việt Nam. Khi đi du lịch họ có thể đến bằng nhiều phương tiện, với nhiều mục đích khác nhau, … và mỗi một loại khách đến thì có nhu cầu khác nhau, có tâm lý tiêu dùng khác nhau.
Bảng 3.7: Kết cấu khách quốc tế đến Việt Nam thời kỳ 1995 - 2002 chia theo phương tiện đến.
(đơn vị: %) Năm
Phương tiện 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 Đường không 89.30 58.47 60.25 57.47 57.36 52.01 55.56 58.60 Đường bộ 9.10 31.46 32.08 32.19 32.09 36.02 32.23 29.63 Đường biển 1.60 10.07 7.67 10.34 10.55 11.97 12.21 11.77
Nguồn: Tổng cục Du lịch Việt Nam
Qua dữ liệu ở bảng 3.7 ta thấy khách quốc tế đến nước ta chủ yếu là bằng phương tiện máy bay. Tỷ trọng khách đến bằng đường không chiếm trong khoảng 52% đến 89.3% trong tổng số khách quốc tế đến Việt nam.Còn khách đến bằng đường biển rất ít chiếm khoảng từ 1.6% đến 12%. Như vậy hầu hết khách nước ngoài đều có xu hướng tiêu dùng phương tiện máy bay. Điều này
một mặt do tâm lý tiêu dùng, do đời sống cao, do nhu cầu du lịch ngày càng gia tăng,.. một mặt do tâm lý của khách luôn thích cảm giác được an toàn. Còn khách đến bằng đường bộ nhiều hơn khách đến bằng đường biển nhưng ít hơn so với đường không. Đường bộ chủ yếu dành cho những khách ở các nước lân cận của Việt Nam như Lào, Trung Quốc,…
Bảng 3.8: Kết cấu khách quốc tế đến Việt Nam thời kỳ 1995 - 2002 chia theo mục đích đến.
(đơn vị: %) Năm
Mục đích 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 Du lịch nghỉ ngơi 45.19 41.17 40.30 39.40 47.00 51.56 52.58 55.58 Du lịch đi công việc 25.17 22.70 23.50 19.20 14.93 19.62 16.96 16.96 Thăm thân, bạn bè 22.79 17.04 21.67 19.80 18.92 17.30 16.75 16.40 Mục đích khác 6.85 19.09 14.53 21.60 19.15 12.52 13.71 11.06
Nguồn: Tổng cục Du lịch Việt Nam
Qua đó cho thấy phần lớn khách nước ngoài đến Việt Nam với mục đích nghỉ ngơi, số lượng khách với mục đích này chiếm từ khoảng 40% đến 56%
trong tổng số. Trong giai đoạn 1995-1997 kết cấu khách loại này tương đối ổn định, đến năm 1998 tỷ trọng giảm từ 45.19% xuống 39.6% sang năm 1999 tỷ trọng lại tăng lên 47% và tăng dần trong các năm sau đó. Riêng năm 2002, loại khách này chiếm nhiều nhất 55.58%. Con với mục đích đi công việc và thăm người thân, bạn bè chiếm tỷ trọng tương đương nhau.Năm 1998, khách hai loại này giảm xuống từ 23.5% đến 19.2% trong năm 1998. Nhưng trong khi đó năm 1998 khách đến với mục đích khác tăng lên, từ 14.53% năm 1997 đến 21.6%
năm 1998. Như vậy, khách nước ngoài đến với mục đích nghỉ ngơi là chủ yếu.
Bảng 3.9: Kết cấu khách quốc tế đến Việt Nam thời kỳ 1995 - 2002 chia theo thị trường khách.
(đơn vị: %) Năm
Trị trường 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 Trung Quốc 4.64 23.49 23.63 27.68 27.17 29.27 28.88 27.56 Mỹ 13.99 9.11 8.63 11.62 11.81 9.75 9.89 9.89
Đài Loan 16.59 10.92 9.10 9.11 9.76 9.92 8.59 8.03 Nhật 8.85 7.36 7.28 6.27 6.37 7.14 8.79 10.65 Pháp 10.20 5.46 4.75 5.48 4.83 4.04 4.28 4.24 Anh 3.91 2.53 2.77 2.61 2.46 2.63 2.78 2.65 Thái Lan 1.71 1.22 1.08 1.08 1.09 1.23 1.36 1.56 Thị trường khác 40.11 39.90 42.77 36.15 36.51 36.00 35.43 35.41
Nguồn: Tổng cục Du lịch Việt Nam.
Qua dữ liệu ở bảng 3.9 cho thấy thị trường khách chủ yếu của Việt nam là Trung Quốc, Mỹ, Nhật, Pháp, Anh, Thái Lan.Năm 1995 , khách Đài Loan chiếm đa số khoảng 16.59% trong tổng số còn khách Trung Quốc chiếm ít hơn chỉ có 4.64%. Nhưng kể từ năm 1996 khách từ Trung Quốc tăng vọt lên, đến 23.49%
và tăng ổn định trong các năm sau đó. Cho đến nay, khách đến từ Trung Quốc vẫn chiếm chủ yếu. Tiếp đến là khách từ Mỹ, số lượng khách này trong giai đoạn này chiếm từ 8.63% đến 14% tuỳ từng năm. Trong năm 2002 lượng khách Mỹ đến Việt Nam chiếm xấp xỉ 1/3 lượng khách Trung Quốc. Bên cạnh đó thì khách từ Pháp, Anh, Thái Lan và một số thị trường khác tuy còn rất ít nhưng đó là các thị trường tiềm năng của Việt Nam. Vì vậy Việt nam cần khai thá có hiệu quả các thị trường.
Như vậy, qua nghiên cứu kết cấu khách du lịch đến Việt Nam trong thời gian qua cho thấy thị trường khách quốc tế chủ yếu của Việt Nam là: Trung Quốc, Mỹ, Đài Loan, Nhật, Pháp, Anh, Thái Lan trong đó chủ yếu là khách từ Trung Quốc. Hầu hết khách đến Việt Nam chủ yếu với mục đích tham quan nghỉ ngơi. Thông thường họ thích đi bằng máy bay, thỉnh thoảng họ đi bằng đường bộ hoặc đường biển nhưng vẫn chủ yếu là đường không. Hiện nay có 15 thị trường dẫn đầu về khách quốc tế kể từ năm 1999 – 2002. Có thể tham khảo bằng số liệu sau:
Bảng 3.10: Cơ cấu và xếp thứ 15 thị trường dẫn đầu về khách quốc tế đến Việt Nam giai đoạn 1999 – 2002.
Thị trường
Tỷ trọng chiếm trong
tổng số (%) Xếp thứ
1999 2000 2001 2002 1999 2000 2001 2002 1. Trung Quốc 27.2 29.3 28.9 27.6 1 1 1 1
2. Nhật 6.4 7.1 8.8 10.6 4 4 3 2
3. Mỹ 11.8 9.7 9.9 9.9 2 3 2 3 4. Đài loan 9.8 9.9 8.6 8.0 3 2 4 4
5. Pháp 4.8 4.0 4.3 4.2 5 6 5 5
6. Hàn Quốc 2.4 2.5 3.2 4.0 9 9 8 6
7. Úc 3.5 3.2 3.6 3.7 7 7 6 7
8. Anh 2.5 2.6 2.8 2.6 8 8 9 8
9. Campuchia 4.2 5.8 3.3 2.6 6 5 7 9
10. Đức 1.2 1.5 1.7 1.8 12 10 11 10
11. Malai sia 0.9 1.0 1.1 1.8 15 15 15 11
12. Canada 1.7 1.4 1.5 1.7 10 11 12 12
13. Thái Lan 1.1 1.2 1.4 1.6 14 14 14 13
14. Lào 1.1 1.3 1.7 1.4 13 13 10 14
15. Singapo 1.5 1.4 1.4 1.3 11 12 13 15
Tỷ trọng chiếm trong tổng số(%)
80.1 81.9 82.2 82.8
Nguồn: Tổng cục Du lịch Việt Nam.
Qua dữ liệu ở bảng 3.10 cho thấy trong 4 năm 1999- 2002 Trung Quốc vẫn là thị trường dẫn đầu về khách du lịch đến Việt Nam.Còn các thị trường Nhật, Mỹ, Đài Loan thay thế lần lượt xếp thứ 2 và là 3 nước đứng sau Trung Quốc.
Trong khi đó 4 nước Malaisia, Thái Lan, Singapo, Lào là những nước có số lượng khách đến Việt Nam ít nhất trong số 15 nước. Riêng Malaisia trong 3 năm liền đều có số khách thấp nhất nhưng sang đến năm 2002 thị trường khách này sang Việt Nam dường như đã tăng lên đáng kể và xếp thứ 11 trong tổng số 15 thị trường. Cũn Singapo đến năm 2002 lượng khỏch giảm rừ rệt và đó xếp cuối cùng trong 15 thị trường dẫn đầu. Sở dĩ như vậy là do từng loại khách thì có nhiều điều kiện khác nhau và tâm lý khách là khác nhau, cụ thể:
Đối với khách Mỹ: người Mỹ rất năng động và thích hành động.Khi đi du lịch họ rất quan tâm đến trật tự an toàn nơi đến, ưa thích môn thể thao, bơi lội,…
thích tham gia các hội hè … ngoài ra trong lần giới thiệu sản phẩm về hoạt động của Saigon Tourst của Việt Nam tại Mỹ đã thu hút rất nhiều khách du lịch Mỹ, mặt khác quan hệ Việt – Mỹ ngày càng khăng khít cho nên trong những năm gần đây Việt Nam đã thu hút rất nhiêu khách Mỹ, hơn nữa Việt Nam là đất nước có nhiều lễ hội rất độc đáo mang tính chất cổ truyền được nhiều khách Mỹ ưa chuộng.
Đối với khách Nhật Bản: khi đi du lịch họ thích nơi có ánh nắng đẹp, cảnh hấp dẫn, nước biển trong xanh, cát trắng …họ thích các di tích cổ kính và thích mua nhiều quà lưu niệm. Họ mang nặng bản sắc dân tộc khi đi du lịch. Việt Nam là một nước có đủ tiềm năng để thu hút loại khách này. Trong nhiều năm gần đây, Việt Nam đã thu hút được nhiều khách Nhật Bản đến thăm đất nước, Nhật là một trong những thị trường tiềm năng của Việt Nam.
Đối với khách là người Trung Quốc và Đài Loan: họ có nhiều hiểu biết và kinh nghiệm khi đi du lịch ở nước ngoài. Họ thích đi du lịch nhiều nước trong một chuyến đi với một khoảng thời gian từ một đến ba tuần đặc biệt họ thích đi du lịch vào mùa xuân và mùa hè. Họ quan tâm đến sự bình yên ở nơi đến du lịch, thích tìm hiểu phong tục lạ …. Trong khi đó Việt Nam là một nước có nhiều ưu thế dể thu hút hai loại khách này.
Bảng 3.11: Kết cấu doanh thu du lịch Việt Nam thời kỳ 1995- 2001phân theo loại hình kinh doanh
(đơn vị: %) Năm
Loại hình KD
1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001
1. Thuê phòng 34.29 30.91 30.10 27.41 29.11 30.36 31.04 2. Lữ hành 5.00 5.55 5.00 6.70 7.11 7.43 7.59 3. Vận tải 2.29 3.13 3.60 4.50 4.78 4.99 5.09 4. Thương nghiệp 29.20 27.09 29.50 23.20 18.45 14.91 13.04 5. Ăn uống 17.69 19.50 18.10 20.00 21.23 22.16 22.65 6. Khác 11.52 13.38 13.70 18.88 19.31 20.15 20.60
Nguồn: Tổng cục Du lịch Việt Nam.
Qua dữ liệu bảng 3.11 cho thấy trong tổng doanh thu, doanh thu thuê phòng chiếm tỷ trọng lớn nhất. Năm 1995 doanh thu cho thuê phòng chiếm 34.29% nhưng đến các năm sau từ 1996 đến nay thì kết cấu doanh thu cho thuê phòng có xu hướng giảm dần, cụ thể năm 1996 là 30.91%, năm 1997 là 30.10%, năm 1998 là 27.41%, và tăng tiếp trong các năm sau đó cho đến năm 2001 là 31.04%. Kinh doanh lưu trú là loại hình kinh doanh chính của ngành du lịch Việt Nam.
Dịch vụ thương nghiệp có doanh thu chiếm tỷ trọng cao thứ hai, đây là loại hình kình doanh du lịch quan trọng trong việc bán nhiều sản phẩm dịch vụ du lịch. Năm 1995 tỷ trọng doanh thu chiếm 29.2%, nhưng lại giảm dần trong các năm sau đó, và đến năm 2001 chỉ còn 13.04%trong tổng số. Điều này chứng tỏ khách du lịch ngày càng chi tiêu nhiều cho dịch vụ lữ hành, ăn uống và một số dịch vụ vui chơi giải trí khác,…
Thực tế cho thấy tỷ trọng doanh thu từ ăn uống từng năm tăng dần, tăng từ năm 1995: 17.69% đến 22.65% trong năm 2001, tỷ trọng doanh thu lữ hành cũng tăng dần từ 5% lên 7.59% năm 2001.Ngoài ra vận tải hành khách ngày càng tăng lên. Điều này chứng tỏ, khách đi du lịch có xu hướng du lịch trong ngày mà ít ngủ qua đêm tại một cơ sở lưu trú nào đó. Vì doanh thu cho thuê phòng giảm, trong khi đó doanh thu các dịch vụ khác lại tăng
Bảng 3.12: Kết cấu giá trị sản xuất ngành du lịch Việt Nam thời kỳ 1995 – 2001.
(đơn vị: %) Năm
Loại hình KD
1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001
1. Thuê phòng 49.89 43.93 44.03 37.06 37.41 37.72 37.99 2. Lữ hành 7.27 7.88 7.31 9.06 9.14 9.23 9.30 3. Vận tải 3.34 4.44 5.27 6.08 6.14 6.19 6.24 4. Thương nghiệp 2.13 1.93 2.15 1.56 1.30 1.09 1.03 5. Ăn uống 20.60 22.16 21.19 21.64 21.18 20.72 20.25 6. Khác 16.77 19.65 20.04 24.59 24.82 25.04 25.21
Nguồn: Tổng cục Du lịh Việt nam
Qua dữ liệu bảng 3.12 thấy, giá trị sản xuất của dịch vụ lưu trú vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất, nghĩa là loại hình kinh doanh đã tạo ra cho toàn ngành du lịch Việt Nam một khối lượng sản phẩm dịch vụ là phần nhiều. Dịch vụ ăn uống cũng chiếm tỷ trọng cao. Thực tế cho thấy năm 1995 tỷ trọng GTSX dịch vụ kinh doanh lưu trú là 49.89%, dịch vụ ăn uống là 20.6% nhưng đến năm 2001 tỷ trọng kinh doanh lưu trú giảm xuống còn 37.99%, ăn uống còn 20.25%. Trong khi đó dịch vụ lữ hành và vận tải có xu hướng tăng qua các năm. Điều này chứng tỏ kinh doanh trong lĩnh vực này có hiệu quả. Tóm lại dịch vụ cho thuê phòng vẫn chiếm vai trò quan trọng nhất trong việc tạo ra GTSX toàn
ngành.Còn lĩnh vực thương nghiệp đóng góp ít nhất, chỉ chiếm từ 1.03% đến 2.15% trong tổng GTSX toàn ngành.
Bảng 3.13: Kết cấu giá trị tăng thêm ngành du lịch Việt Nam thời kỳ 1995 – 2001.
(đơn vị: %) Năm
Loại hình KD
1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001
1. Thuê phòng 47.20 41.72 41.66 34.71 25.05 35.34 35.56 2. Lữ hành 7.30 7.45 7.17 8.77 8.86 8.92 8.98 3. Vận tải 3.07 3.83 4.72 5.39 5.44 5.46 5.52 4. Thương nghiệp 2.49 2.22 2.45 1.76 1.45 1.24 1.15 5. Ăn uống 19.86 21.12 20.26 20.25 19.82 19.40 18.95 6. Khác 20.08 23.65 23.95 29.12 29.37 29.63 29.84
Nguồn: Tổng Cục du lịch Việt Nam
Qua dữ liệu bảng 3.13 cho thấy dịch vụ kinh doanh lưu trú và dịch vụ ăn uống là hai lĩnh vục tạo ra nhiều giá trị sản phẩm tăng thêm. Đối với dịch vụ cho thuê phòng, năm 1995 tỷ trọng GTTT trong tổng số là 47.20% nhưng giảm dần trong các năm sau đó cho đến năm 2001 chỉ còn 35.56%, tuy vậy nhưng loại này vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất trong các loại hình kinh doanh. Còn dịch vụ ăn uống cũng giảm dần qua các năm, là loại hình kinh doanh có GTTT cao thứ hai, năm 1995 chiếm 19.86% nhưng đến năm 2001 tỷ trọng này giảm còn 18.95%.
Đối với dịch vụ lữ hành và vận tải hành khách thì tỷ trọng GTTT tăng dần qua các năm. Thực tế cho thấy năm 1995 chiếm 7.30% nhưng đến năm 2001 là 8.98%. Lĩnh vực kinh doanh lữ hành đóng góp GTTT vào cho toàn ngành chiếm tỷ trọng thấp nhất, chỉ chiếm khoảng từ 1.15% đến 2.5%.
2. Vận dụng phương pháp dãy số thời gian nghiên cứu kết quả hoạt động