CHƯƠNG III. VẬN DỤNG MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH VIỆT NAM THỜI
I. TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH VIỆT NAM
1. Hoạt động du lịch Việt Nam trước thời kỳ đổi mới (giai đoạn từ năm1960 đến năm 1990)
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, kinh tế nhiều nước trên thế giới được khôi phục và phát triển mau lẹ, đời sống người dân được cải thiện hoạt động du lịch giữa các nước, giữa các châu lục cũng phát triển mạnh. Cùng thời gian này nhiều tổ chức du lịch quốc tế đã ra đời và du lịch trở thành nhu cầu tất yếu khách quan của con người của xã hội. Ngày 23/11/1959, Việt Nam đón được 20 lượt khách Liên Xô, và đón thêm 120 khách, mở đầu cho sự ra đời ngành du lịch ở các nước xã hội chủ nghĩa. Ngày 16/2/1960 Chính phủ ra chỉ thị 2/CP về việc tổ chức cho khách du lịch nước ngoài vào Việt Nam và ngày 9/7/1960, theo nghị định số 26/CP của hội đồng Chính phủ thì công ty du lịch ra đời. Trong thời gian này, du lịch Việt Nam hoạt động một cách nhạy bén, trong môi trường pháp lý thực sự.
Tuy nhiên, ngay từ những ngày đầu của năm 1960, ngành du lịch Việt Nam hầu như phải tự mình tạo ra toàn bộ cơ sở vật chất kỹ thuật, chủ yếu tập trung ở Hải Phòng và Quảng Ninh. Số lượng khách sạn còn rất ít, chỉ mới có 9 khách sạn với 152 buồng trong cả nước, trong đó ở Hải Phòng có 4 khách sạn (khách sạn Hồng Bàng, khách sạn Hữu Nghị, khách sạn Hòa Bình và khách sạn Cát Bi với tổng cộng là 70 buồng); ở Quảng Ninh có 3 khách sạn (khách sạn Hạ Long có 24 buồng, khách sạn Giao Tế Trà Cổ có 65 buồng) ở Hà Nội có 2 khách sạn (khách sạn Hoàn Kiếm, khách sạn Bờ Hồ với tổng 17 buồng). Mặt khác, hoạt động du lịch còn nhiều lúng túng số lượng khác quốc tế vào Việt Nam chưa nhiều, chỉ trao đổi khách với khách Trung Quốc còn chủ yếu là phục vụ khách trong nước và khách quốc tế của Đảng, Nhà nước, khách mới của Bác Hồ, …
Trong thời kỳ đế quốc Mỹ đánh phá miền Bắc Việt Nam, hoạt động của ngành du lịch phải thu hẹp lại, giai đoạn này chỉ còn 1 phòng trong Bộ Ngoại thương phục vụ cho một lượng khách của Đảng và Nhà nước, … Sau khi Mỹ chấm dứt chiến tranh thì ngành du lịch Việt Nam nhanh chóng phục hồi, mở
rộng tầm nhìn mới trong kinh doanh và ngày 18/8/1969 hoạt động của ngành chịu sự quản lý của Phủ Thủ tướng.
Trong giai đoạn 1970- 1978 du lịch Việt Nam được củng cố và mở rộng các hoạt động trong phạm vi cả nước. Cùng với việc phát triển các ngành kinh tế khác, ngành du lịch có thêm nhiều khách sạn hơn, thị trường du lịch được mở rộng đồng thời tăng cường tuyên truyền, giới thiệu đất nước, con người, dân tộc nhằm đưa du lịch trở thành một ngành kinh tế độc lập. Cùng với việc mở rộng thị trường khác du lịch quốc tế, ngành đã mở nhiều trường đào tạo nghiệp vụ nhằm bồi dưỡng những kiến thức và nâng cao trình độ phục vụ cho cán bộ công nhân viên trong lĩnh vực khách sạn. Đồng thời, hàng loạt các công ty du lịch đã ra đời và tập trung chủ yếu là ở các khu vực Nhà nước do hai hệ thống quản lý đó là Công ty du lịch Việt Nam và Uỷ ban nhân dân địa phương.
Trong giai đoạn 1960- 1978 hoạt động du lịch đã đạt được những kết quả nhất định về số khách quốc tế như sau:
Bảng 3.1: Số lượng khách quốc tế đến Việt Nam thời kỳ 1960- 1975 Đơn vị:lượt khách
Năm Số lượng khách quốc tế Năm Số lượng khách quốc tế
1960 6130 1970 18160
1961 7630 1971 12080
1962 8070 1972 15860
1963 8790 1973 19320
1964 10780 1974 26820
1965 11850 1975 36910
Nguồn: Tổng cục Thống kê
Như vậy, giai đoạn này, số lượng khách quốc tế đến Việt Nam có chiều hướng gia tăng qua các năm, đây là một dấu hiệu cho xu hướng phát triển của ngành du lịch trong những năm tiếp theo.
Kết quả của quá trình hoạt động du lịch trong thời gian qua (1960- 1978) là sự ra đời của Tổng cục Du lịch Việt Nam vào ngày 23/01/1979 theo Nghị định số 32/CP của Chính phủ. Tổng cục du lịch trong cả nước. Thời gian này, hoạt động du lịch mới chỉ trong khối xã hội chủ nghĩa, chính sách kinh tế các nước còn cứng nhắc, thị trường khách du lịch quốc tế chưa ổn định đặc biệt là du khách từ các nước tư bản chủ nghĩa. Mặt khác lượng khách du lịch từ các nước xã hội chủ nghĩa cũng ít dần đặc biệt là khách Trung Quốc. Do đó lượng khách
quốc tế vào không đủ để duy trì cơ sở vật chất, khách nội địa chưa phát triển, … làm cho ngành trong giai đoạn này gặp nhiều khó khăn. Thực tế cho thấy lượng khách quốc tế trong thời kỳ này có nhiều biến động như sau:
Bảng 3.2: Lượng khách quốc tế đến Việt Nam thời kỳ 1997 – 1980 Đơn vị: lượt khách
1997 1978 1979 1980
1. Các đơn vị thuộc Tổng cục
- Khách du lịch xã hội chủ nghĩa 3968 4366 1695 4134 - Khách du lịch tư bản chủ nghĩa 1593 1116 228 631
- Khách quốc tế khác 8571 4841 4803 5652
2. Toàn ngành 29. 000 31. 500 23700 30. 000
Nguồn: Tổng cục Du lịch Việt Nam
Mặt khác, do cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp mà việc quản lý về Du lịch của Tổng cục Du lịch đó cú nhiều hạn chế, điều này thể hiện rất rừ đó là: chỉ quản lý các đơn vị trực thuộc Tổng cục Du lịch; quản lý chủ yếu bằng kinh doanh tổng hợp, kế hoạch kinh doanh của các đơn vị trực thuộc được ấn định mang tính chủ quan, môi trường kinh tế không ổn định do lạm phát, thất nghiệp, khủng hoảng,… Chính vì những điều này, nó đã tác động tiêu cực rất lớn đến tình hình hoạt động kinh doanh du lịch của các doanh nghiệp. Giai đoạn này, hình thức kinh doanh phục vụ hết sức đơn điệu, nghèo nàn, hoạt động kinh doanh chủ yếu để nhằm xây dựng cơ sở vật chất mà chưa tính đến lợi nhuận. Sự tăng trưởng về khách, doanh thu, lợi nhuận đều không ổn định. Có thể đánh giá qua số liệu sau:
Bảng 3.3: Kết quả hoạt động du lịch Việt Nam giai đoạn 1980 đến 1990 Chỉ tiêu
Năm
Du lịch quốc tế Du lịch nội địa Tổng doanh thu (triệu đồng) Số khách
(lượt khách)
Doanh thu (triệu đồng)
Số khách (lượt khách)
Doanh thu (triệu đồng)
1980 41110 - - - -
1985 50830 - - - -
1986 54353 170 280 40 215
1987 73283 280 400 60 365
1988 110390 340 480 100 470
1989 187573 420 540 135 607
Nguồn: Tổng cục Du lịch Việt Nam
* Về số ngày khách:
- Thời kỳ 1981- 1985:
+ Ngày khách quốc tế: 2,5 triệu (ngày khách) + Ngày khách trong nước: 3,6 triệu (ngày khách) - Thời kỳ 1986- 1988:
+ Ngày khách quốc tế: 2,6 triệu (ngày khách) + Ngày khách trong nước: 5 triệu (ngày khách)