CHƯƠNG III. VẬN DỤNG MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH VIỆT NAM THỜI
I. TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH VIỆT NAM
2. Hoạt động du lịch ở Việt Nam thời kỳ đổi mới (Từ 1990 đến nay)
Trong những năm đầu của công cuộc đổi mới, đất nước ta đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ: nền kinh tế tăng trưởng cao, và tương đối toàn diện, cơ cấu kinh tế theo ngành và vùng bắt đầu chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, kinh tế đối ngoại phát triển trên nhiều mặt, thị trường xuất nhập khẩu mở rộng, nguồn vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh, đời sống nhân dân được cải thiện, … Những kết quả này đã tạo điều kiện cho du lịch Việt Nam phát triển.
Thời kỳ này, Đảng và Nhà nước quan tâm đến sự phát triển của ngành du lịch. Nghị quyết 45/CP ngày 22/6/1993/ Chính phủ đã xác định “du lịch là một ngành kinh tế quan trọng trong chiến lược phát triển phát triển xã hội của đất nước” và chỉ thị 46/CT/TW ngày 14/10/1994 của Ban Bí thư Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam xác định “phát triển du lịch là một hướng chiến lược quan trọng trong đường lối phát triển kinh tế xã hội của Đảng và Nhà nước nhằm góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước,… góp phần thực hiện chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước”. Nhận thức này đã tạo điều kiện cho ngành bước vào giai đoạn phát triển rực rỡ nhất, có mức tăng trưởng cao 30 – 40%/năm, mở cửa ra nước ngoài nhằm đuổi kịp với sự phát triển du lịch trên thế giới.
Cùng với việc thành lập lại Tổng cục Du lịch Việt Nam, kiện toàn về công tác tổ chức quản lý du lịch trong cả nước, ngành đã thành lập 14 Sở du lịch tại các trung tâm chủ yếu: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hà Tây, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Huế, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Bà Rịa – Vũng Tàu, Lâm Đồng, Cần Thơ và Thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài ra còn có thêm các Sở Thương mại – Du lịch; Viện Nghiên cứu phát triển Du lịch, Tạp chí du lịch, Trung tâm công nghệ thông tin du lịch và báo tuần Du lịch và 2 trường du lịch Hà Nội và Vũng Tàu, Tổng cục Du lịch đã mở rộng quan hệ với nhiều quốc gia, tham gia các Tổ chức Du lịch thế giới (WTO), Hiệp hội du lịch châu Á - Thái
Bình Dương,… góp phần thúc đẩy quảng bá du lịch, chỉ đạo các doanh nghiệp tham gia hội chợ, khảo sát thị trường du lịch Việt Nam có 2 chức năng không thể thiếu là chức năng quản lý Nhà nước về du lịch và chức năng quản lý sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực du lịch. Về chức năng quản lý Nhà nước, ngành đã có một hệ thống bộ máy tổ chức từ Trung ương đến các tỉnh, thành phố và làm nhiệm vụ tham mưu cho Chính phủ, cho các cấp, các ngành…Với chức năng quản lý kinh doanh, ngành đã xây dựng một mạng lưới kinh doanh chuyên phục vụ khách du lịch rộng khắp cả nước. Bao gồm các công ty, tổng công ty kinh doanh du lịch nhằm phục vụ cho các nhu cầu khác nhau của khách du lịch.
Ngành du lịch Việt Nam đã và đang ra sức phấn đấu thực hiện đúng các chủ trương của Đảng và Nhà nước. Hoạt động du lịch Việt Nam có rất nhiều biến chuyển, đạt nhiều kết quả khả quan, sự phát triển của ngành đã có nhiều tác động tích cực đến nhiều lĩnh vực kinh tế và đời sống xã hội. Tốc độ tăng trưởng về khách du lịch quốc tế trong những năm đổi mới đạt tỷ lệ khá cao. Năm 1990, mới chỉ có 250 ngàn lượt khách quốc tế đến Việt Nam thì đến năm 1992 lên tới 440 ngàn, năm 1995 lên đến 1351,3 ngàn lượt khách và đến 1999 đã đạt 1. 781 ngàn lượt.
Quan hệ đối ngoại mở rộng, tính đến năm 1996 du lịch Việt Nam đã có qua hệ với trên 800 hãng ở khắp các lục địa và đón gần 1,6 triệu khách quốc tế của hầu hết các thị trường trên thế giới. Tuy vậy, công tác truyên truyền còn hạn chế, chất lượng và chủng loại sản phẩm còn yếu… kinh doanh chưa có hiệu quả, chưa có các tua du lịch độc đáo để thu hút khách nhưng hiện nay, ngành đang rất quan tâm đến công tác tiếp thị quảng bá, hướng đầu tư xứng đáng nhằm thúc đẩy phát triển du lịch bền vững.
Cơ sở vật chất kỹ thuật ngành du lịch Việt Nam giai đoạn này cũng có nhiều tiến bộ. Quyết định số 307/TTg ngày 24/5/1995 của Chính phủ về việc quy hoạch tổng thể phát triển du lịch thời kỳ 1995- 2000 xác định: việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật phải tiến hành có trọng điểm và bám sát quy hoạch. Trên cơ sở đó, ngành đã huy động được các nguồn vốn đầu tư như: đầu tư trong nước vào các công trình nhỏ còn đầu tư nước ngoài chú trọng các công trình lớn trọng điểm. Nhìn chung, trong một thời gian ngắn các cơ sở khách sạn, nhà hàng, phương tiện vận chuyển tăng lên đáng kể. Tính đến năm 1997, cả nước có khoảng 55000 phòng khách sạn, trong đó có 27. 000 phòng đạt tiêu chuẩn đón khách quốc tế, có các cơ sở tham quan, vui chơi giải trí, khu du lịch quốc tế,… dần được xây dựng nhằm thu hút và phục vụ các du khách. Ngoài ra
hiện nay ở nước ta có 229 hộ kinh doanh lữ hành và vận chuyển khách du lịch cá thể và có 8063 hộ cá thể và kinh doanh khách sạn, nhà trọ, Motel,…
Thời kỳ này, các cơ quan quản lý nhà nước đã chú trọng đào tạo và bồi dưỡng cán bộ dưới nhiều hình thức khác nhau và đã đạt hiệu quả cao. Đó là mời chuyên gia trong và ngoài nước tham gia giảng dạy, gửi cán bộ đi học nước ngoài, củng cố các trường trung học dạy nghề,… Thực tế cho thấy, ngành du lịch đã nâng trường Du lịch thành trường Trung học và nghiệp vụ Du lịch, Tổng cục Du lịch kết hợp với Viện Đại học Mở Hà Nội, Trường ĐHKTQD, Đại học Văn Hóa, Đại học Thương mại, Đại học Dân lập Phương Đông, Đại học dân lập QTKD,… nhằm đào tạo chuyên ngành du lịch cho đúng thực tế đáp ứng nhu cầu phát triển ngành du lịch.
Được sự quan tâm sâu sắc của Đảng và Nhà nước cùng với sự nỗ lực phấn đấu của các doanh nghiệp du lịch trong phạm vi cả nước đồng thời dưới sự quản lý toàn diện mọi mặt hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Trong thời kỳ này, 1990- 2002 đặc biệt trong giai đoạn 1995- 2002, ngành đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ, chủ yếu về một số chỉ tiêu như sau:
Bảng 3.4: Hoạt động du lịch Việt Nam giai đoạn 1990- 2002
Năm
Khách quốc tế Khách nội địa Doanh thu du lịch Thu nhập xã hội từ du lịch
Số lượng (lượt người)
Tốc độ phát triển
(%)
Số lượng (lượt người)
Tốc độ phát triển
(%)
Số lượng (tỷ đ)
Tốc độ phát triển
(%)
Số lượng (tỷ đ)
Tốc độ phát triển
(%)
1990 250000 - 1000000 - - - 650 -
1991 330000 132.00 1500000 150.00 - - 810 124.62
1992 440000 133.33 2000000 133.33 - - 1350 166.67 1993 670000 152.27 2700000 135.00 3898 - 2500 185.19 1994 1018244 151.98 6214000 230.15 5706 146.38 4000 160.00 1995 1351296 132.71 6908000 111.17 6144 107.68 7000 175.00 1996 1607155 118.93 7254000 105.00 6400 104.17 9500 135.70 1997 1715637 106.75 8500000 117.18 7000 109.38 10670 112.30 1998 1520128 88.60 9600000 112.94 6400 91.43 14000 131.20 1999 1781754 117.21 10685000 111.30 7888 123.25 14670 104.80 2000 2140100 120.11 11200000 104.82 1928 121.29 17460 119.00 2001 2330050 108.88 11650000 104.02 10720 112.05 20560 117.80 2002 2627988 112.79 13000000 111.59 12000 111.94 23500 114.30
Nguồn: Tổng cục Du lịch Việt Nam
Riêng trong năm 2002, sau sự kiện 11/9/2001 nền kinh tế thế giới đang có xu hướng phục hồi. Tăng trưởng kinh tế và an ninh của các nước trong khu vực Đông Nam Á đã ổn định hơn, đã tạo môi trường thuận lợi để du lịch Việt Nam phát triển. Năm 2002 là năm thứ 2 Việt Nam thực hiện chiến lược phát triển kinh tế xã hội do Đại hội Đảng lần IX đề ra. Văn kiện Đại hội IX khẳng định
“phát triển du lịch thực sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn” đã tạo ra cơ hội mới cho ngành du lịch phát triển. Pháp lệnh du lịch ban hành tháng 2 năm 1999 đã tạo ra hành lang cho ngành du lịch từng bước hoàn thiện khuôn khổ pháp lý để phát triển bền vững.
Trong năm vừa qua, khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và người Việt Nam ở nước ngoài về thăm tổ quốc ngày một tăng lên. Năm 2000, du lịch Việt Nam đón được 2,14 triệu lượt khách quốc tế, đã tăng 20,1% so với năm 1999 và tăng 8,4 lần so với năm 1990, khách du lịch nội địa 11,2 lượt tăng 5,7% so với 1999; năm 2001 khách du lịch quốc tế đến Việt Nam đạt 2,33 triệu lượt người, tăng 9% so với năm 2000, khách nội địa đạt 11,7 triệu lượt người, tăng 4% so với năm 2000. Trong 5 năm qua, tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm của du lịch Việt Nam cao nhất trong khu vực, đạt 10%. Cụ thể trong năm 2002, ngành du lịch Việt Nam đã đạt được kết quả khả quan. Tình hình khách du lịch có nhiều tiến triển, tính đến tháng 8 năm 2001 đạt 9,85 khách du lịch. Đến hết năm 2002 đạt 2,6 triệu lượt khách quốc tế tăng 11,3% so với năm 2001. Doanh thu xuất khẩu tại chỗ năm 2002 ước đạt 1,2 tỷ USD, tăng 9,4% so với năm 2001.
Doanh thu xã hội từ du lịch ước đạt 23043 tỷ đồng, tăng 12,2% so với năm 2001. Với kết quả này đã khẳng định ưu thế du lịch Việt Nam được cải thiện trên trường quốc tế và được đánh giá Việt Nam là điểm du lịch an toàn và thân thiện. Cơ cấu khách quốc tế đến Việt Nam cũng có nhiều biến chuyển. thị trường khách có khả năng khai thác hiệu quả là Nhật, Mỹ, Pháp. Hàng năm, khách du lịch từ 3 nước này đến Việt Nam khoảng 23%- 25% trong tổng số khách quốc tế đến Việt Nam. Trong 7 tháng đầu năm 2002, khách du lịch từ 3 nước này đến Việt Nam tăng khoảng 11- 29% so với cùng kỳ năm 2001. Khách du lịch từ Trung Quốc, Đài Loan tuy sức chi tiêu của khách du lịch không cao nhưng có tác động nhiều đến doanh thu du lịch do lượng khách lớn, hàng năm lượng khách từ 2 nước này đến Việt Nam khoảng 27- 28% trong tổng số khách quốc tế.
Năm 2002, hoạt động xúc tiến du lịch trong nước đã thu hút nhiều khách du lịch đến Việt Nam như các lễ hội văn hóa du lịch. Trong đó có lễ hội Festivan
tại Huế, chương trình thể thao mạo hiểm Rai Gaulorses… trong đó đã huy động được đông đảo các phương tiện thông tin đại chúng như đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Báo nhân dân, báo Việt Nam… tham gia một cách có hiệu quả vào công tác quảng bá và xúc tiến du lịch. Ngoài ra, ngành còn tổ chức nhiều hoạt động xúc tiến như hội chợ quốc tế, tại Nhật, Hàn, Trung Quốc, Pháp…
Trong năm 2002, ngành du lịch Việt Nam đã tham gia tích cực diễn đàn du lịch Asean, hợp tác chặt chẽ với tổ chức du lịch thế giới APEc và ASEM, Việt Nam đã được chọn là nước đăng cai tổ chức diễn đàn du lịch Mê Kông vào tháng 8- 2003. Ngoài ra, Việt Nam đã ký được hiệp định hợp tác du lịch với Tây Ban Nha, chuẩn bị ký kết hiệp định hợp tác du lịch với New Zealan. Triển khai dự án phát triển nhân lực du lịch Việt Nam do EU tài trợ 12 triệu Euro, Dự án đào tạo Du lịch do Luxembour, tài trợ khoảng 0,9triệu USD, Dự án đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch Đồng Bằng Sông Cửu Long khoảng 9,5 triệu USD. Qua đó, cho thấy hợp tác quốc tế đã mở ra cho du lịch Việt Nam được hòa nhập vào thị trường du lịch quốc tế, đồng thời chúng ta đã học tập được nhiều kinh nghiệm, tiếp thu công nghệ tiên tiến để nâng cao hiệu quả hoạt động du lịch của mình.
Năm 2003 là năm có tính chất bản lề trong việc thực hiện các chiến lược phát triển ngành. Cùng với việc thực hiện chương trình hành động quốc gia giai đoạn 2001- 2005 và chiến lược phát triển, toàn ngành đã tập trung cao độ năng lực, sáng tạo để nhằm hoàn thành kế hoạch năm 2003 và các năm tiếp theo.
Phấn đầu năm 2003 ngành du lịch Việt Nam đón 2,8 triệu lượt khách quốc tế và 14 triệu lượt khách nội địa, thu nhập từ du lịch đạt 25. 000 tỷ đồng.
Về cơ sở lưu trú, buồng giường, tính đến tháng 2/2003 có 3267 cơ sở lưu trú với 73. 504 phòng gồm:
1490 khách sạn với 53000 phòng 668 nhà nghỉ: 7630 phòng
52 biệt thự : 1310 phòng
11 làng nghề du lịch: 357 phòng 19 Căn hộ cho thuê:249 phòng 8 khu cắm trại: 83 phòng
Và hiện nay có khoảng 10 hãng quản lý khách sạn hàng đầu thế giới có mặt tại Việt Nam bao gồm: Accor, Hilton, Marriot solmeli, SwlssBelhotel International, Nikko hotels International, Daewoo,Omni, Equatorial, Furama Hotels, Resrorts International.
Bảng 3.5: Dự báo nhu cầu buồng khách sạn trong cả nước các năm Đơn vị: buồng Nhu cầu buồng
khách sạn trong cả nước
Số lượng buồng phục vụ khách
quốc tế
Số lượng buồng phục vụ khách nội
địa
Tổng cộng
Năm 2005 46200 43600 89800
Năm 2010 88900 60700 149600
Nguồn: Tổng Cục Du lịch Việt Nam
II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THỐNG KÊ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG DU