1. Về công tác thống kê kết quả hoạt động du lịch ở Việt Nam
*Cần có sự quan tâm đối với công tác thống kê kết quả hoạt động du lịch.
Cần có sự thống nhất giữa hai ngành thống kê và du lịch về việc chuẩn hoá các ý niệm về thống kê du lịch cho phù hợp với quốc tế và phù hợp với thực tế.
Cần thiết nhận thức được vai trò của công tác thống kê du lịch, từ đó giúp chúng ta có nhận thức và hành động đúng đắn về việc tăng cường đầu tư như thế nào để đưa ngành du lịch phát triển.
* Cần tổ chức tốt việc thu thập thông tin về các chỉ tiêu thông kê kết quả hoạt động du lịch
- Thứ nhất, ở chương ba mới chỉ vận dụng được ba phương pháp thống kê phân tích kết quả hoạt động du lịch ở Việt Nam còn phương pháp hồi quy tương quan chưa được vận dụng vào để phân tích kết quả hoạt động du lịch. Điều này do chưa đủ tài liệu về các thông tin phản ánh các nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động của kết quả hoạt động du lịch như nhân tố : tăng trưởng kinh tế (GDP), vốn đầu tư vào du lịch, giá bán theo chuyến, chi phí quảng cáo....Đây là một hạn chế của công tác thông kê du lịch Việt Nam. Vì vậy, ngành thống kê cần phải tổ chức tốt việc thu thập thông tin vè các chỉ tiêu có vai trò là nhân tố tác động đến sự biến động kết quả hoạt động du lịch ở Việt Nam, từ đó để biết được nhân tố nào có ảnh hưởng lớn đến kết quả hoạt động du lịch, trên cơ sở đó có các chiến lược hạn chế và phát huy phát triển từng nhân tố
- Thứ hai, trong bài vận dụng phương pháp phân tổ thống kê mới chỉ phân tích được kết cấu kết quả hoạt động du lịch theo phương pháp giản đơn mà chưa vận dụng được phương pháp thống phân tổ kết hợp để phân tích các mối liên hệ giữa các tiêu thức, chẳng hạn mối liên hệ giữa số khách theo mục đích chuyến đi với độ dài thời gian lưu trú của khách ... Điều này do tài liệu còn bị hạn chế, chưa đủ số liệu để vận dụng..Vì vậy bộ phận thống kê ngành du lịch cầ phối hợp với bộ phận thống kê Nhà nước tổ chức việc thu thập thông tin chi tiết về số khách theo độ dài lưu trú,..
- Thứ ba, trong bài vận dụng phương pháp dãy số thời gian chỉ phân tích đwocj tính thời vụ du lịch Việt Nam thông qua chỉ tiêu khách quốc tế đến Việt Nam theo tháng mà chưa phân tích được tính thời vụ thông qua một số chỉ tiêu khác như chỉ tiêu doanh thu, chỉ tiêu thu nhập xã hội từ du lịch...Điều này là một hạn chế của thống kê du lịch Việt Nam . Vì vậy, bộ phận thống kê kết quả hoạt
động du lịch ở Việt Nam cần thống kê chi tiết đầy đủ hơn về kết quả hoạt động du lịch.
- Thứ tư, trong bài vận dụng phương pháp chỉ số chỉ phân tích được biến động của tổng doanh thu do ảnh hưởng của hai nhân tố : doanh thu bình quân chung 1 khách và tổng số khách (theo mô hình 1 trong chương II ), mà chưa phân tích được biến động của tổng doanh thu theo các mô hình khách ( Mô hình 2, 3, 4, 5, 6 trong chương II). Đây là một hạn chế làm cho bài viết kém phần phong phú. Vì vậy bộ phận thống kê du lịch thuộc Tổng cục Du lịch Việt Nam nói riêng và bộ phận thống kê du lịch ở Việt Nam nói chung cần có biện pháp tô chức thu thập các thông tin cụ thể hơn, chi tiết hơn về tổng doanh thu theo từng loại khách, số ngày lưu trú theo từng loại khách..
Xuất phát từ nhiều hạn chế trên của thống kê du lịch Việt Nam tôi xin đưa ra một số giải pháp cho những kiến nghị ở trên:
+ Một là, bộ phận thống kê của Tổng cục Du lịch Việt Nam cần phải tổ chức nhiều cuộc điều tra hơn về kết quả hoạt động du lịch trong một năm.
+Hai là, bộ phận thống kê của Tổng cục Du lịch càn phối hợp với bộ phaanj thống kê của Nhà nước ( TCTK) tổ chức tốt việc xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê kết quả hoạt động du lịch, Báo cáo thống kê tổng hợp cho từng đơn vị kinh doanh du lịch.
+Cần thống nhất phương pháp tính các chỉ tiêu thônga kê kết quả hoạt động du lịch về số khách, số ngày khách, doanh thu, TNXHTDL, GTSX, GTTT...
+Cần dành một số kinh phí hàng năm để phục vụ cho việc thực hiện công tác thống kê kết quả hoạt động du lịch ở Việt Nam.
2. Về chiến lược phát triển ngành du lịch ở Việt Nam.
* Từ việc phân tích kết cấu khách ở chương III cho thấy ngành du lịch Việt Nma nên mở rộngthị trường khách quốc tế trong đó chủ yếu tập trung khai thác thị trường kháhc Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Đài Loan song đặc biệt là kahchs Trung Quốc và Nhật Bản vì hàng năm lượng khách ở các thị trường này đến Việt Nam chiếm chủ yếu, chi tiêu cho du lịch Việt Nam cũng cao hơn các thị trường khác. Ngoài ra ngành cần có chiến lược phát triển cơ sở lưu trú, ăn uống, nhằm phục vụ cho nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí do gần đây thì khách quốc tế đến Việt Nam chủ yếu nhằm mục đích nghỉ ngơi. Mặt khác, ngành du lịch Việt nam cần phối hợp với ngành giao thông vận tải phát triển về cơ sở hạ tầng như đường giao thông, sân bay,..
* Từ việc phân tích kết cấu doanh thu, GTSX, GTTT ở chưong ba cho thấy ngành du lịch cần tập trung phát huy thế mạnh ccs cơ sở lưu trú, buồng giường phục vụ khách, đa dạng hoá sản phẩm trong kinh doanh ăn uống. Bên cạnh đó nên tập trung đầu tư mở rộng kinh doanh ngành thương nghiệp.
* Qua phân tích tính thời vụ du lịch qua chỉ tiêu khách quốc tế đến Việt Nam cho thấy ngành du lịch Việt Nam cần tập trung xây dựng cơ sở vật chất kỹ thật, đào tạo đội ngũ cán bộ trong lĩnh vực du lịch như hướng dẫn viên, cán bộ nhân viên quản lý trong lĩnh vực du lịch, đặc biệt trong mùa hè và mùa xuân trong năm vì trong các thời gian này thì lượng khách đi du lịch nhiều hơn ,làm cho ngành trong thời gian này hoạt động mạnh mẽ hơn.
* Qua kết quả dự đoán trong chương ba về kết quả hoạt động du lịch ở Việt Nam cho thấy qui mô kết quả dự đoán tăng lên qua các năm, đây là chỉ tiêu kế hoạch đặt ra nhằm phát triển ngành, song tuy nhiên ngành cần có mục tiêu kết quả hoạt động kinh doanh lớn hơn trong các năm tiếp theo. đòng thời phải phòng trước những nhân tố làm ảnh hưởng xấu đến kết quả hoạt độn kinh doanh của ngành.
Ngoài ra, ngành du lịch cần thực hiện một số việc sau:
- Từ phía doanh nghiệp kinh doanh du lịch: cần quảng bá sản phẩm du lịch của chính doanh nghiệp, đa dạng hoá sản phẩm, chất lượng phục vụ khách tốt và có hiệu quả ....
- Từ phía Tổng cục Du lịch:
+ Quảng bá các sản phẩm du lịch của các doanh nghiệp kinh doang du lịch thuộc lĩnh vực quản lý.
+ Hỗ trợ kinh phí cho các doang nghiệp, từng đơn vị kinh doanh du lịch.
+Tăng cường vai trò quản lý Nhà nước về du lịch.