CHƯƠNG III. VẬN DỤNG MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH VIỆT NAM THỜI
II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THỐNG KÊ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH Ở VIỆT NAM
2. Thực trạng công tác thống kê kết quả hoạt động du lịch ở Việt Nam Thống kê du lịch Việt Nam có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc cung
cấp các thông tin phục vụ cho công tác nghiên cứu, hoạch định chính sách phát triển ngành du lịch. Trong đó thống kê kết quả hoạt động du lịch là 1 trong những nhiệm vụ của Thống kê du lịch nhằm để phân tích, đánh giá tình hình kinh doanh của từng đơn vị, từng doanh nghiệp và trong phạm vi cả nước, từ đó giúp các nhà quản lý du lịch đưa ra quyết định kịp thời trong chiến lược phát triển ngành du lịch.
Hiện nay, quá trình thu nhập, xử lý, tổng hợp, thông tin về thống kê theo các chế độ báo cáo thống kê định kỳ đã được ban hành, cho thấy thống kê một số chỉ tiêu kết quả hoạt động du lịch còn có nhiều tồn tại xen lẫn với ưu thế của nó:
* Về thống kê khách du lịch trong nước
Thống kê khách du lịch trong nước trong thời gian qua vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Cho đến nay, nước ta vẫn chưa có 1 phương pháp thống nhất để thống kê về khách du lịch trong nước. Tuy nhiên, nhiều nước trên thế giới đã và đang nghiên cứu, tiến hành thống kê khách du lịch trong nước theo nhiều cách
khách nhau, tùy theo mục đích, phạm vi nghiên cứu. Việt Nam cũng đang triển khai mạnh mẽ công tác thống kê khách du lịch trong nước vì nó là cơ sở nhằm đánh giá đầy đủ, đúng đắn về vai trò vị trí của ngành.
* Về thống kê khách du lịch quốc tế
Số lượng khách quốc tế đến Việt Nam được thu nhập từ các cơ quan quản lý xuất nhập cảnh. Trước đây, các số liệu này do cơ quan quản lý xuất nhập cảnh thuộc Bộ công an đảm nhiệm. Từ 2000 đến nay việc thu nhập số liệu về khách quốc tế đến Việt Nam và người Việt Nam ra nước ngoài dựa vào chế độ báo cáo thống kê định kỳ hàng tháng về xuất nhập cảnh Việt Nam do Tổng cục Thống kê phối hợp với Tổng cục Du lịch và các cơ quan khác thực hiện theo nghị quyết số 781/1999/TCTK/QĐ ngày 2/11/1999 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê. Với chế độ báo cáo thống kê định kỳ, các thông tin được cung cấp một cách thường xuyên, hàng tháng, hàng quý, năm.
Một người được thống kê là khách quốc tế thì trước hết họ phải đi đến một nơi ngoài môi trường thường xuyên của mình. Nhưng trong thực tế, với sự phát triển mối quan hệ giữa các nước với nhau, ngày nay có nhiều chuyến đi, chẳng hạn sự qua lại vùng biên giới thường xuyên thì không được xem là người khách quốc tế. Vì vậy cần loại bỏ trường hợp này khi thống kê khách quốc tế.
Ở Việt Nam, các tuyến đường bộ, việc qua lại buôn bán,… ở vùng biên giới ngày càng được mở rộng, đặc biệt biên giới Việt- Trung. Do vậy, để loại bỏ được trường hợp này, năm 1999 Tổng cục Du lịch đã tiến hành khảo sát tại tuyến biên giới Việt- Trung để xác định phạm vi thu nhập đối với khách đường bộ qua lại bằng giấy thông hành. Kết quả đã thu nhập số lượng khách quốc tế chia theo thị trường đến, mục đích chuyến đi, phương tiện đến,… Vấn đề đặt ra ở đây là làm thế nào để thống kê số khách quốc tế, thật sự chính xác và đầy đủ.
* Về số ngày khách quốc tế:
Số ngày khách quốc tế được thu nhập từ cửa khẩu vào do cơ quan xuất nhập cảnh đảm nhiệm. Do khi khách đến Việt Nam, trước hết phải đăng ký theo một số chỉ tiêu như: quốc tịch, mục đích đến, giới tính, độ tuổi, thời gian đến,…
và từ đó chúng ta có thể tính được số ngày lưu trú bình quân của từng đối tượng khách và tổng lượng khách. Trong thực tế, hiện nay việc thống kê ngày khách quốc tế rất khó khăn do việc ghi chép các thông tin về khách do cơ quan hải quan đảm nhiệm mà trong chế độ báo cáo người ta không tính số ngày khách theo từng loại khách… Vì vậy muốn có thông tin này cần thiết phải tổ chức điều
tra. Từ đó có thể tính được cơ cấu, số lượng khách quốc tế, các chỉ tiêu bình quân…
Từ năm 1990 trở về trước thì thống kê Việt Nam chưa nắm được số lượng khách qua cửa khẩu nên các số liệu này sẽ được tổng hợp từ các cơ sở lên. Mặt khác, trước đây phần lớn là doanh nghiệp Nhà nước. Hiện nay, khách đến cửa khẩu mới được xin nhập cảnh do đó số liệu này sẽ không được tổng hợp từ cơ sở nữa mà do cục xuất nhập cảnh nắm giữ thông tin này. Vì thế nhiệm của thống kê về số ngày khách quốc tế là cần phải điều tra hàng năm.
* Về tổng doanh thu du lịch
Tổng doanh thu là việc cộng tất cả các hóa đơn của tất cả các đơn vị kinh doanh du lịch. Đó là doanh thu toàn bộ. Doanh thu được chia thành hai loại:
doanh thu quốc tế và doanh thu nội địa.
Đối với doanh thu quốc tế, số liệu này được tổng hợp từ các cơ sở, ở từng loại khách,… nhưng số liệu này chỉ là số liệu quy hoạch hoặc điều tra chứ không phải là số liệu thống kê. Tuy nhiên, việc tổng hợp này chỉ áp dụng cho thời kỳ trước đây, khi đó số lượng các doanh nghiệp còn rất ít. Hiện nay, số lượng doanh nghiệp Nhà nước kinh doanh du lịch rất lớn và quá nhiều, vì vậy việc tổng hợp theo từng đơn vị là rất khó khăn. Do đó trong thực tế chỉ thống kê được số liệu tổng số chẳng hạn chỉ có tổng doanh thu theo năm.
* Về lợi nhuận, giá trị sản xuất, giá trị tăng thêm của du lịch
Việc thu nhập thông tin cho các chỉ tiêu này gặp nhiều khó khăn hiện nay chưa thu nhập đủ các số liệu cần thiết phục vụ cho việc tính toán.
Trong thực tế, chế độ báo cáo kế toán của các cơ sở, các biểu mẫu có thể cung cấp số liệu tương đối đầy đủ nhưng nó chỉ dùng phục vụ cho các cấp trung gian.
Thời gian qua ở nước ta, công tác thống kê chưa được coi trọng, nhiều đơn vị kinh doanh không gửi báo cáo thống kê. Mặt khác, pháp lệnh kế toán thống kê chỉ nhấn mạnh nhiều đến các xí nghiệp quốc doanh, hợp tác xã,… và việc thực hiện pháp lệnh còn nhiều hạn chế. Vì thế việc thu nhập số liệu đầy đủ thực sự rất khó khăn.
Như vậy, qua thực trạng về công tác thống kê kết quả hoạt động du lịch cho thấy công tác thống kê kết quả hoạt động du lịch ở Việt Nam còn bộc lộ nhiều hạn chế đó là:
- Một là, các khái niệm cơ bản chưa được quy định thống nhất theo một chuẩn mực và phù hợp với thống lệ quốc tế.
Về cơ bản, nội dung các chỉ tiêu kết quả hoạt động du lịch nước ta hiện nay đã và đang tiếp cận với thế giới và khu vực. Nhưng đó chỉ mới là sự học tập, chưa có sự nghiên cứu hệ thống, vận dụng khoa học, chưa mang tính pháp lý thống nhất trong phạm vi cả nước.
- Hai là, hệ thống chỉ tiêu thống kê kết quả hoạt động du lịch đang trong tình trạng vừa thừa vừa thiếu.
Trong các chế độ báo cáo hiện hành, các chỉ tiêu về khách, về doanh thu,…
khá nhiều nhưng trong đó còn thiếu một số chỉ tiêu cơ bản mà việc thu nhập số liệu đó chưa thực hiện được. Chẳng hạn, chỉ tiêu về khách theo mục đích chuyến đi của khách bao gồm rất nhiều chỉ tiêu cụ thể nhưng thực tế chỉ có 4 mục đích chuyến đi được thu nhập số liệu,…
- Ba là, phạm vi hệ thống chỉ tiêu kết quả hoạt động du lịch giữa các nơi:
Tổng cục thống kê, Tổng cục Du lịch Việt Nam, ở các doanh nghiệp hoạt động du lịch vẫn chưa được đồng bộ.
Do những thực trạng và một số hạn chế của công tác thống kê kết quả hoạt động du lịch ở Việt Nam hiện nay đã làm cho việc tổng hợp số liệu nhằm để phân tích kết quả hoạt động du lịch phù hợp với mục đích nghiên cứu là rất khó.
Hơn nữa, để vận dụng các phương pháp thống kê phân tích lại có điều khó khăn hơn, không phải phương pháp nào cũng đều có thể sử dụng.
3. Phương pháp thu thập số liệu và tính một số chỉ tiêu kết quả hoạt động