CHƯƠNG III. VẬN DỤNG MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH VIỆT NAM THỜI
II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THỐNG KÊ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH Ở VIỆT NAM
3. Phương pháp thu thập số liệu và tính một số chỉ tiêu kết quả hoạt động du lịch ở Việt Nam hiện nay
Hiện nay, ở Việt Nam, công tác thu nhập xử lý số liệu về kết quả hoạt động du lịch được thực hiện theo hai phương pháp phổ biến nhất đó là phương pháp ban hành chế độ Báo cáo thống kê định kỳ và phương pháp điều tra chuyên môn.
* Theo phương pháp ban hành chế độ báo cáo thống kê định kỳ.
Quá trình thu nhập xử lý tổng hợp số liệu kết quả hoạt động du lịch theo phương pháp truyền thống ban hành chế độ báo cáo thống kê định kỳ như sau:
- Các cơ sở kinh doanh du lịch tổng hợp và lập các báo cáo theo biểu mẫu thống kê ban hành theo quyết định số 109/TCTK- QĐ ngày 15/9/1994 TCTK và gửi báo cáo đó cho Cục thống kê tỉnh và sở du lịch, Sở Thương mại- Du lịch.
- Các cục thống kê tỉnh tổng hợp báo cáo theo hệ thống biểu mẫu ban hành theo quyết định số 110/TCTK- QĐ ngày 15/9/1994 của TCTK.
- Các sở Du lịch, Sở Thương mại- Du lịch tổng hợp báo cáo theo biểu mẫu ban hành quyết định số 179/TCDL- QĐ ngày19/9/1994 của Tổng cục Du lịch và gửi báo cáo về cho Tổng cục Du lịch và đồng thời gửi về cho Cục thống kê tỉnh và các sở Du lịch tỉnh. Để tạo điều kiện thuận lợi cho các Sở du lịch và Sở Thương mại- Du lịch trong việc tổng hơp báo cáo, Tổng cục Du lịch đã rút gọn, tinh giản các chỉ tiêu báo cáo.
Trong thời gian qua, các đơn vị cơ sở và Cục thống kê tỉnh, thành phố, các Sở du lịch và Sở Thương mại- Du lịch đã có nhiều cố gắng trong việc thực hiện chế độ báo cáo thống kê định kỳ. Nhờ đó mà đã tổng hợp được một số chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động du lịch trong phạm vi cả nước.
* Theo phương pháp điều tra chuyên môn
Phương pháp này nhằm thu nhập được những thông tin số liệu mà phương pháp thu nhập ở trên chưa đáp ứng được nhu cầu thông tin của các cấp lãnh đạo, quản lý kinh tế, quản lý hoạt động du lịch. Trong những năm gần đây, nước ta đã tiến hành được một số cuộc điều tra chuyên đề hoặc điều tra lồng ghép về tình hình hoạt động du lịch như: điều tra về doanh nghiệp, đơn vị kinh doanh thương nghiệp, khách sạn, nhà hàng định kỳ, một số cuộc điều tra chuyên đề về chỉ tiêu của khách du lịch quốc tế, chỉ tiêu của khách Việt Nam,… Năm 1994, Tổng cục Thống kê phối hợp với Tổng cục Du lịch, tiến hành cuộc điều tra toàn bộ tình hình hoạt động du lịch cả nước.
Tất cả các thông tin số liệu về kết quả hoạt động du lịch là một quá trình tổng hợp, báo cáo hoặc điều tra mới có được. Đó là kết quả của quá trình tính toán, xác định chính xác từng chỉ tiêu kết quả. Ở Việt Nam hiện nay, việc tính toán các chỉ tiêu về khách, về doanh thu, về lợi nhuận, doanh thu từ du lịch,…
khá phức tạp và khó khăn. Ở đây, tác giả xin đề cập đến phương pháp tính một số chỉ tiêu kết quả hoạt động du lịch ở Việt Nam nhằm phục vụ cho việc phân tích, đánh giá tình hình hoạt động du lịch ở Việt Nam.
* Tính các chỉ tiêu về khách du lịch
- Tổng số lượt khách là tổng số khách tất cả các đối tượng cộng lại của thời kỳ nhất định (thường là 1 năm) không phân biệt thời gian khách lưu lại nhiều hay ít, bao gồm cả số khách là người đi công tác và khách du lịch nội địa và quốc tế đi trong ngày. Xác định lượng khách đi trong ngày là rất khó. Để xác
định chỉ tiêu tổng số lượt khách người ta thường phân bổ theo các nhóm khách có cùng đặc điểm, thông thường chia theo:
+ Khách quốc tế
+ Khách du lịch nội địa
+ Khách là người Việt Nam đi du lịch ra nước ngoài
Số lượt khách quốc tế là tổng số lượt khách mà tất cả các đơn vị đã phục vụ trong kỳ, đó là số khách được thu nhập ở các cửa khẩu đường hàng không, đường bộ, đường biển do các cơ quan xuất nhập cảnh (Cục xuất nhập cảnh Bộ công an và phòng xuất nhập cảnh Bộ đội biên phòng Bộ Quốc phòng).
Số lượt khách du lịch nội địa là tổng cộng số khách của tất cả các cơ sở phục vụ du lịch thuộc các địa phương (tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương) của 1 thời kỳ nhất định. Số lượt khách này không phải là số lượt khách Việt Nam đi du lịch mà là số lớn hơn do tính trùng nhiều lần khi khách qua nhiều địa phương và cơ sở du lịch của chuyến đi. Như vậy tổng số lượt khách du lịch nội địa luôn lớn hơn số khách Việt Nam đi du lịch trong nước.
Số khách đi du lịch nước ngoài được tính cho các loại khách là người Việt Nam ra nước ngoài với mục đích du lịch với nhiều mục đích khác nhau do các tổ chức du lịch Việt Nam tổ chức. Số khách Việt Nam đi du lịch nước ngoài được tính thông qua Cục xuất nhập cảnh, các tổ chức du lịch ở Việt Nam.
- Số ngày khách tính bằng cách cộng dồn số khách của các đơn vị kinh doanh du lịch ta sẽ có được tổng số ngày khách toàn ngành.
Số ngày lưu trú bình quân 1 khách được xác đinh như sau:
Số ngày lưu trú bình quân 1 khách = Tổng số ngày khách/Tổng số khách Trong đó chỉ tiêu này phải tính bình quân gia quyền, tổng số lượt khách và số ngày khách phải cùng loại, đồng nhất phạm vi tính toán.
* Tính các chỉ tiêu về doanh thu du lịch toàn ngành.
Doanh thu du lịch toàn ngành là toàn bộ số tiền thu được từ khách du lịch trong kỳ nghiên cứu mà do hoạt động phục vụ các loại bao gồm các chi phí của khách về dịch vụ hàng hóa trừ các chi phí cho vận tải hành khách quốc tế.
+ Tổng doanh thu du lịch toàn ngành bao gồm:
- Doanh thu về lữ hành - Doanh thu từ khách sạn
- Doanh thu vận chuyển hành khách - Doanh thu từ dịch vụ khác.
+ Tổng doanh thu du lịch toàn ngành cũng được tính bằng tổng doanh thu trong kỳ nghiên cứu của tất cả các doanh nghiệp du lịch trong phạm vi cả nước.
+ Hoặc tổng doanh thu du lịch toàn ngành bằng tổng doanh thu từ khách quốc tế và doanh thu từ khách nội địa.
Doanh thu bình quân 1
ngày khách = Tổng doanh thu
Tổng số ngày lưu trú của khách
Chỉ tiêu này được tổ chức điều tra tại các cửa khẩu đối với khách quốc tế và tính từ báo cáo tổng hợp từ sở du lịch lữ hành, từ các sở sở lưu trú được khách nội địa.
Chỉ tiêu bình quân được tính theo phương pháp bình quân gia quyền.
* Tính lợi nhuận từ du lịch
Lợi nhuận du lịch là tổng doanh thu du lịch sau khi trừ đi tổng chi phí cho du lịch và thuế gián thu du lịch trong kỳ nghiên cứu.
Lợi nhuận
=
Tổng
doanh - Tổng
- Thuế du lịch thu du lịch chi phí gián thu
Trong đó tổng chi phí bao gồm: Chi phí về lương, bảo hiểm xã hội, chi phí nguyên vật liệu, khấu hao cơ bản, điện nước, chi phí sửa chữa tài sản cố định chi phí trả lãi ngân hàng, phí và thuế sử dụng đất và một số chi phí khác
+ Thuế gián thu có thể là thuế giá trị gia tăng hoặc thuế tiêu thu đặc biệt.
* Tính chỉ tiêu giá trị sản xuất toàn ngành (GO) và giá trị tăng thêm toàn ngành (VA) du lịch Việt Nam.
Mỗi loại hình kinh doanh thì phương pháp tính cũng khác nhau.
Bao gồm:
GO = GO lữ hành + GO khách sạn + GO vận chuyển + GO dịch vụ khác.
VA = VAlữ hành + VAkhach sạn + VAvận chuyển + VA dịch vụ khác
* Hoạt động lữ hành
- GO của hoạt động lữ hành là toàn bộ giá trị sản phẩm do các dịch vụ của hoạt động lữ hành tạo ra trong một thời gian nhất định.
GOlữ hành = Tổng doanh thu về hoạt động
- Chi phí từ các khoản
lữ hành chi hộ khách
Trong đó chi phí từ các khoản chi hộ khách là chi phí mà đơn vị phải trả tiền ăn, tiền ở, đi lại, … cho đơn vị khác hộ khách.
Trong đó chi phí từ các khoản chi hộ khách là chi phí mà đơn vị phải trả tiền ăn, tiền ở, đi lại, … cho đơn vị khác hộ khách.
Nguồn thông tin: Dựa vào báo cáo quyết toán của các đơn vị hoạt động kinh doanh du lịch theo chế độ báo cáo kế toán mới ban hànhtheo quy định 1141TC/CDKT ngày 1/11/1995 của Bộ Tài chính: Lấy số liệu ở phần lãi lỗ của doanh nghiệp. Chỉ tiêu chi phí giá vốn phải dựa vào thuyết minh tài chính của đơn vị. Những đơn vị không có báo cáo quyết toán, phải tiến hành điều tra để bóc tách những thông tin cần thiết, phục vụ cho việc tính toán.
- VA lữ hành là kết quả của hoạt động sản xuất mới tăng thêm trong 1 thời gian nhất định của hoạt động lữ hành.
+ Theo phương pháp sản xuất:
VAlữ hành = GOlữ hành - IClữ hành
Trong đó IC lữ hành là chi phí trung gian của hoạt động lữ hành + Theo phương pháp phân phối:
VA lữ hành bao gồm các khoản sau:
Thu nhập của người lao động: lương, bảo hiểm xã hội, kinh phí khác…
khấu hao tài sản cố định (KHTSCĐ), thuế sản xuất (thuế thu, thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt…) thặng dư sản xuất: lãi (lỗ), trả lãi vay…
+ Theo phương pháp sử dụng cuối cùng:
VA lữ
hành = Tiêu dùng cuối cùng
+
Xuất khẩu tại chỗ của dân cư sử dụng sản phẩm dịch vụ
lữ hành sản phẩm dịch
vụ lữ hành Nguồn thông tin: Dựa vào báo cáo quyết toán của các đơn vị du lịch ở phần lãi lỗ của “kết quả hoạt động kinh doanh” và “thuyết minh báo cáo”. Dựa vào chứng từ gốc để tách khoản chi phí bằng tiền khác để đưa vào chi phí trung gian hoặc giá trị tăng thêm của ngành. Tổng cục Thống kê thường sử dụng số liệu của năm điều tra để tính toán cho một vài năm tiếp theo trước khi có cuộc điều tra mới.
* Hoạt động khách sạn:
- GO khách sạn là toàn bộ giá trị sản phẩm dịch vụ do hoạt động kinh doanh lưu trú, hoạt động kinh doanh ăn uống, bán hàng hóa, dịch vụ phục vụ khách tạo được trong 1 thời kỳ nhất định. Trong đó:
GOk/s = GOcho thuê phòng + GOkd ăn uống + GOthương nghiệp + GOdịch vụ #
+ GOcho thuê phòng = Tổng doanh thu cho thuê phòng.
+ GOkd ăn uống = Tổng doanh thu bán hàng ăn uống - Trị giá vốn hàng bán.
+ GOthương nghiệp = Tổng doanh thu trong năm – Trị giá vốn hàng bán.
+ GOdịch vụ # = Tổng doanh thu của các dịch vụ này.
(Dịch vụ khác bao gồm dịch vụ vui chơi giải trí, phục vụ sinh hoạt cá nhân) Nguồn thông tin: Đối với nhưng đơn vị có báo cáo quyết toán theo quyết định 1141TC/CDKT ban hành ngày 1/11/1995 thì dựa vào báo cáo quyết toán của đơn vị.
Phần giá vốn hàng chuyển bán dựa vào sổ cái kế toán, mục luỹ kế phát sinh tài khoản 633 “giá vốn hàng bán” trong kỳ báo cáo để tách ra. Đối với những đơn vị không có báo cáo quyết toán thì phải tiến hành điều tra.
- VAk/s tính theo 3 phương pháp sau:
+ Theo phương pháp sản xuất:
VAk/s = GOk/s - ICk/s.
ICk/s là chi phí TG khách sạn bao gồm cả phần thực liệu mà nó thường được hạch toán là nguyên vật liệu.
+ Theo phương pháp phân phối:
VAk/s = Thu nhập người lao động + Khấu hao tài sản cố định + Thặng dư sản xuất thuộc lĩnh vực khách sạn.
+ Theo phương pháp sử dụng cuối cùng:
VAk/s = Tiêu dùng cuối cùng của dân cư + xuất khẩu tại chỗ sản phẩm du lịch
Nguồn thông tin: giống với hoạt động lữ hành.
* Hoạt động vận chuyển
- GOv/c = Tổng doanh thu từ các hoạt động v/c khách.
- VAv/c cũng được tính theo 3 phương pháp, cách tính giống hoạt động lữ hành và hoạt động khách sạn.
III.VẬN DỤNG MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ PHÂN TÍCH VÀ