Nguyên nhân của rủi ro

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) gỉải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng có tài sản đảm bảo tại các ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam (Trang 22 - 26)

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG CẤP TÍN DỤNG Cể TÀI SẢN

1.3. Rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng có tài sản đảm bảo tại ngân hàng

1.3.3. Nguyên nhân của rủi ro

Hoạt động tín dụng được xem là hoạt động cơ bản đem lại nguồn thu chủ yếu cho các NHTM. Vì vậy, nó cũng là hoạt động phức tạp và ẩn chứa nhiều rủi ro nhất cho ngân hàng. Do đó, việc đi sâu tìm hiểu các nguyên nhân dẫn đến rủi ro là thực sự cần thiết để hạn chế rủi ro và đạt được hiệu quả hoạt động cao nhất.

1.3.3.1. Nguyên nhân khách quan

- Rủi ro do môi trường kinh tế không thuận lợi bao gồm:

 Sự thay đổi của môi trường tự nhiên như thiên tai, dịch bệnh, bão lụt gây tổn thất cho khách hàng vay vốn.

Sự biến động của nền kinh tế thế giới: Sự biến động quá nhanh và khó dự đoán của thị trường thế giới là nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của người đi vay. Nền kinh tế Việt Nam vẫn còn non trẻ, rất nhạy cảm với rủi ro thời tiết và giá cả thế giới, nên rất dễ bị tổn thương khi thị trường thế giới biến động xấu cả trong lĩnh vực xuất khẩu và nhập khẩu, quá trình tự do hóa tài chính, hội nhập quốc tế cũng dẫn đến những hệ quả tất yếu làm cho nợ xấu gia tăng khi tạo ra một môi trường cạnh tranh gay gắt, khiến phần lớn các doanh nghiệp phải đối mặt với nguy cơ thua lỗ và quy luật chọn lọc khắc nghiệt của thị trường. Bên cạnh đó, bản thân sự cạnh tranh giữa các ngân hàng trong nước và sự du nhập của hàng loạt ngân hàng quốc tế trong môi trường hội nhập cũng khiến cho các ngân hàng trong nước phải đối mặt với nguy cơ rủi ro nợ xấu tăng do các khách hàng có tiềm lực tài chính lớn bị các ngân hàng nước ngoài thu hút bằng nhiều sản phẩm dịch vụ mới tiện ích và hiệu quả hơn.

- Rủi ro do môi trường pháp lý chưa thuận lợi bao gồm:

 Sự thay đổi và bất cập trong chính sách của Nhà nước.

14

Hiệu quả trong việc triển khai các văn bản luật của cơ quan pháp luật các cấp có liên quan: Những năm gần đây, Nhà nước đã ban hành nhiều luật và các văn bản hướng dẫn thi hành luật liên quan đến hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Tuy nhiên, việc triển khai vẫn còn chậm và gặp nhiều vướng mắc. Như việc cưỡng chế tài sản thu hồi nợ, mặc dù các văn bản luật đều có quy định: “trong trường hợp khách hàng không trả được nợ, Ngân hàng thương mại có quyền xử lý tài sản đảm bảo nợ vay”, nhưng trên thực tế, các NHTM không làm được điều này vì ngân hàng là một tổ chức kinh tế, không có chức năng cưỡng chế buộc khách hàng bàn giao tài sản đảm bảo cho ngân hàng để xử lý, mà phải thông qua các cơ quan chuyên quyền thực hiện các thủ tục liên quan. Vì vậy, thời gian thu hồi vốn bị kéo dài làm tăng rủi ro cho ngân hàng.

Hiệu quả trong hoạt động thanh tra và kiểm soát của Nhà nước: Hoạt động thanh tra ngân hàng và đảm bảo an toàn hệ thống cũng là một tác nhân ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của các ngân hàng. Nếu thanh tra ngân hàng chỉ hoạt động một cách thụ động, không cảnh báo và có biện pháp ngăn chặn ngay từ đầu, để khi hậu quả nặng nề xảy ra mới can thiệp thì rủi ro và nguy cơ đe dọa sự an toàn của hệ thống là rất lớn. Hoạt động này chưa có sự cải thiện căn bản về chất lượng, năng lực cán bộ chưa đáp ứng được yêu cầu, nội dung và phương pháp chưa được đổi mới, vai trò kiểm toán chưa phát huy tối đa, khả năng kiểm soát toàn bộ thị trường tiền tệ và giám sát rủi ro còn thấp…

Hiệu quả của hệ thống thông tin quản lý: Hệ thống thông tin tín dụng của NHNN đã hoạt động tương đối hiệu quả và đạt được những kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, thông tin cung cấp vẫn còn đơn điệu, thiếu cập nhật, chưa đáp ứng được đầy đủ yêu cầu tra cứu thông tin.

1.3.3.2. Nguyên nhân thuộc về phía Ngân hàng

Sự nhận thức chưa đầy đủ, thực hiện chưa nghiêm túc các quy định hiện hành.

15

Khi ngân hàng nhận thức đầy đủ, thực hiện nghiêm túc các quy định trong quá trình cấp tín dụng như thẩm định hiệu quả phương án vay, khả năng tài chính của khách hàng, các điều kiện về bảo đảm tiền vay…thì khả năng thu hồi vốn khi quyết định cho vay là rất lớn. Ngược lại, nếu dễ dói, buụng lừng trong thẩm định và quản lý vì bất kỳ lí do nào thì mức độ rủi ro sẽ gia tăng.

Sự sa sút về phẩm chất đạo đức, thiếu trách nhiệm của cán bộ thẩm định.

Đành rằng rủi ro, thiệt hại trong hoạt động tín dụng là không thể tránh khỏi do các yếu tố khách quan mang lại. Nhưng nếu cán bộ, đặc biệt là các cán bộ có liên quan trong công tác cho vay nêu cao phẩm chất đạo đức, tinh thần trách nhiệm sẽ góp phần hạn chế được rủi ro cho NH. Ngược lại, nếu cán bộ sa sút về phẩm chất đạo đức, thiếu trách nhiệm, tiêu cực thì rủi ro cho NH là không thể tránh khỏi.

Đây cũng là vần đề nan giải cho các NH hiện nay. Khi lãnh đạo không làm hết trỏch nhiệm, cỏn bộ tớn dụng bị tha húa vỡ đồng tiền, hệ thống kiểm soỏt lừng lẻo sẽ vô cùng nguy hiểm.

Chưa phát huy hết vai trò công tác kiểm toán nội bộ.

Kiểm tra nội bộ nên được phát huy về bản chất hơn tính hình thức vì nó được xem là hệ thống giảm phanh cho hoạt động tín dụng. Tín dụng càng tăng trưởng với tốc độ lớn thì hệ thống này càng phải an toàn, hiệu quả mới có thể tránh được những rủi ro vốn lôn tồn tại trong môi trường này.

Công tác giám sát và quản lý sau cho vay còn yếu.

Công tác giám sát và quản lý nợ sau cho vay cũng là một trong những công cụ hữu ích góp phần giảm thiểu rủi ro cho hoạt động tín dụng. Đặc biệt, đối với hoạt động cấp tín dụng có tài sản đảm bảo là hàng hóa thì công tác cực kỳ quan trọng, ảnh hưởng rất lớn đến khả năng thu hồi vốn của ngân hàng.

Thiếu thông tin về khách hàng.

16

Việc thiếu thông tin về khách hàng hay thiếu thông tin đáng tin cậy, chính xác, kịp thời để phân tích trước khi cấp tín dụng dễ dẫn đến những quyết định cho vay sai lầm tạo rủi ro cho ngân hàng.

1.3.3.3. Nguyên nhân từ phía khách hàng

Năng lực quản lý kinh doanh kém, đầu tư vượt quá khả năng quản lý.

Một số doanh nghiệp do muốn mở rộng đầu tư, tìm kiếm lợi nhuận nên vay vốn ngân hàng để đầu tư vào nhiều lĩnh vực được xem là mang lại lợi nhuận hấp dẫn nhưng không có kinh nghiệm trong ngành, lại không mạnh dạn đầu tư đổi mới bộ máy quản lý, nguồn nhân lực cho phù hợp với ngành nghề mới. Điều này dẫn dến rủi ro cho doanh nghiệp khi thực hiện những phương án kinh doanh mà đáng lẽ khả năng thành công trên thực tế là rất cao.

Tình hình tài chính doanh nghiệp yếu kém, thiếu minh bạch.

Hiện nay, việc tuân thủ nghiêm chỉnh và trung thực trong việc xây dựng báo cáo tài chính của các doanh nghiệp tại Việt Nam rất hạn chế. Chỉ những doanh nghiệp lớn có cổ phần niêm yết mới thực hiện kiểm toán độc lập, còn lại là do doanh nghiệp tự lập nên độ tin cậy thấp, thiếu minh bạch. Báo cáo tài chính của các doanh nghiệp hiện nay chủ yếu mang tính hình thức hơn là thực chất. Đó cũng là lý do ngân hàng vẫn luôn chú trọng tài sản đảm bảo khi quyết định cho vay vì đây được xem như là chỗ dựa cuối cùng để thu hồi nợ khi rủi ro xảy ra.

Khách hàng cố tình gian lận.

Khách hàng cố tình chỉnh sửa báo cáo tài chính không đúng thực chất để hoàn thiện hồ sơ vay vốn cho ngân hàng. Ngoài ra, để có thể vay vốn dễ dàng hơn, khách hàng còn thực hiện các hành vi gian lận liên quan đến tài sản đảm bảo nợ vay bao gồm cả động sản và bất động sản.

Sử dụng vốn sai mục đích, không có thiện chí trong việc trả nợ.

khách hàng cố tình lập các chứng từ rút vốn vay giả mạo mà do nhiều lý do ngân hàng không phát hiện được, để lấy vốn vay sử dụng khác với mục đích đã trình

17

bày trong phương án vay vốn. Việc sử dụng vốn vay sai mục đích trong nhiều trường hợp là do người vay sẵn sàng chấp nhận mạo hiểm với kỳ vọng sẽ mang lại lợi nhuận cao, nhưng kết quả lại không như ý muốn. Cũng có trường hợp khách hàng đã không có khả năng trả nợ vay tại ngân hàng này nên cố tình tìm cách vay vốn tại ngân hàng khác để mang đi đảo nợ. Vì vậy khách hàng không có nguồn trả nợ để thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho ngân hàng.

Vì vậy, kết quả sản xuất kinh doanh của khách hàng tốt, sử dụng vốn vay đúng mục đích và hiệu quả sẽ góp phần hạn chế được rủi ro tín dụng cho các NHTM Như vậy, rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng có thể phát sinh do nhiều nguyên nhân. Các biện pháp hạn chế rủi ro có thể nằm trong tầm tay của các NHTM nhưng cũng có những biện pháp vượt ngoài khả năng của từng ngân hàng, liên quan đến vấn đề nội tại của bản thân nền kinh tế, nhất là nền kinh tế đang trong quá trình chuyển đổi như Việt Nam.

1.3.4. Các chỉ tiêu đánh giá rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng có tài sản đảm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) gỉải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng có tài sản đảm bảo tại các ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam (Trang 22 - 26)