Nguyên nhân khách quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) gỉải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng có tài sản đảm bảo tại các ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam (Trang 67 - 71)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CẤP TÍN DỤNG Cể TÀI SẢN ĐẢM BẢO TẠI

2.3. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng có tài sản đảm

2.3.3. Nguyên nhân khách quan

2.3.3.1. Rủi ro do sự cạnh tranh giữa các tổ chức tín dụng

Do áp lực phải hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch hàng năm, chạy theo thành tích muốn tăng trưởng nhanh dư nợ vào thời gian những tháng cuối năm, không chỉ riêng VietinBank mà hầu hết các NHTM đều xảy ra tình trạng hạ thấp lãi suất cho vay, hạ thấp điều kiện tín dụng để thu hút khách hàng, dẫn đến việc cạnh tranh thiếu lành mạnh. Công tác thẩm định chỉ được thực hiện mang tính hình thức, buông lỏng khâu kiểm tra, giám sát trước, trong và sau khi cho vay.

2.3.3.2. Rủi ro do sự thay đổi từ chính sách nhà nước.

Sự tác động của các chính sách nhà nước như các chính sách về thuế, tỷ giá, lãi suất,

59

chính sách ưu đãi hay thắt chặt từng ngành nghề hay từng lĩnh vực kinh doanh… đã làm kế hoạch kinh doanh của các doanh nghiệp bị thay đổi và ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả kinh doanh, ảnh hưởng đến dòng tiền của khách hàng làm phát sinh rủi ro cho ngân hàng.

2.3.3.3. Môi trường kinh tế không ổn định

Những biến động tiêu cực của kinh tế thế giới vừa qua đã tác động trực tiếp đến kinh tế Việt Nam làm cho lạm phát tăng cao, cán cân thương mại thâm hụt và hoạtđộng sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp bị ngưng trệ, nhiều doanh nghiệp rơi vào tình trạng phá sản, sức mua nền kinh tế suy giảm làm ảnh hưởng mạnh đến chất lượng nợ tại các ngân hàng, đồng thời tăng rủi ro thanh khoản của hệ thống NHTM.

Chất lượng thông tin và minh bạch thị trường còn nhiều hạn chế. Các thông tin về kinh tế vĩ mô và vi mô rất quan trọng cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Tuy nhiên, có thể nói thông tin và chất lượng thông tin ở Việt Nam còn nhiều bất cập. Trong thời gian gần đây, vấn đề công bố thông tin đã được cải thiện đáng kể trên các phương tiện thông tin đại chúng, nhưng các thông tin được công bố tính cập nhật còn chưa cao, thường chậm trễ hơn so với diễn biến thực tế của thị trường trong và ngoài nước. Hạ tầng cơ sở công nghệ thông tin giữa NHNN và các NHTM còn chưa tương thích.

2.3.3.4. Môi trường pháp lý chưa thuận lợi

Trong nghiệp vụ tín dụng ngân hàng, khung pháp lý được đánh giá là sự cứu cánh về mặt pháp lý hoặc cũng có thể là một trong những yếu tố có khả năng gây rủi ro cho hoạt động ngân hàng, xuất phát từ các quyền đối với tài sản và luật pháp về hợp đồng khụng rừ ràng, khụng cú khả năng cưừng chế trờn thực tế, khụng đảm bảo được khả năng thực thi các cam kết và nắm giữ tài sản trên thực tế. Do đó, việc xây dựng khung phỏp luật hoàn chỉnh, đồng bộ, rừ ràng và đảm bảo khả năng cưỡng chế thu hồi nợ cho các tổ chức tín dụng rất cần thiết.

Hệ thống pháp luật hiện nay còn nhiều chồng chéo, không thống nhất gây rất nhiều khó khăn cho Ngân hàng trong việc nắm vững cũng như thực hiện. Điển hình như một số vấn đề về xử lý tài sư thực hiện bảo đảm tiền vay hiện nay. Thông tư liên

60

việc xử lý tài sản bảo đảm tiền vay để thu hồi nợ cho các tổ chức tín dụng đã hết hiệu lực do căn cứ ban hành là Nghị định 178/1999/NĐ-CP đã bị bãi bỏ. Đây là giai đoạn quá độ giữa văn bản mới (Nghị định 163/2006/NĐ-CP) với các văn bản đã hết hiệu lực (Nghị định 178, Nghị định 185) và các văn bản hướng dẫn các nghị định này. Do vậy, cán bộ tín dụng không khỏi lúng túng trong quá trình ký kết, hoàn thiện hợp đồng bảo đảm cũng như xử lý tài sản bảo đảm. Trong thực tế, việc xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ của các TCTD cũng gặp nhiều vướng mắc. Về xử lý tài sản bảo đảm theo thỏa thuận giữa TCTD và bên bảo đảm, Nghị định 163/2006/NĐ-CP đã quy định nguyên tắc xử lý tài sản bảo đảm thực hiện theo thỏa thuận của các bên, nếu không có thỏa thuận thì tài sản được bán đấu giá. Tuy nhiên, trong thực tế, việc TCTD tự xử lý TSĐB theo thỏa thuận gặp nhiều khó khăn do các trình tự, thủ tục xử lý còn phụ thuộc vào thái độ hợp tác của bên bảo đảm, bên giữ tài sản, TCTD chưa được toàn quyền xử lý tài sản bảo đảm trong khuôn khổ pháp luật.

Đặc biệt, việc xử lý tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất và nhà ở đặc biệt gây khó khăn cho TCTD. Trước hết, bản thân các quy định tại Luật Đất đai và Bộ luật Dân sự không thống nhất về phương thức xử lý tài sản bảo đảm trong trường hợp các bên không có thỏa thuận. Điều 68 Luật Đất đai 2003 có quy định quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất trong trường hợp không có thoả thuận về phương thức xử lý được bán đấu giá. Trong khi đó, theo điều 721 Bộ luật Dân sự 2005 quy định nếu không thỏa thuận về phương thức xử lý tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất, bên nhận thế chấp có quyền khởi kiện tại Tòa án. Mặt khác, thủ tục xử lý tài sản thông qua khởi kiện ra Tòa án còn chậm, đặc biệt là thủ tục thi hành án thông thường phải kéo dài ít nhất 2 năm. Thực trạng này ảnh hưởng xấu đến hiệu quả thu hồi vốn vay cũng như kết quả kinh doanh của TCTD.

Nghị định số 163/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm hiện vẫn chưa có văn bản hướng dẫn thực hiện gây khó khăn cho Ngân hàng trong việc áp dụng. Bên cạnh đó, Nghị định số 163 là văn bản pháp luật về giao dịch bảo đảm nói chung chứ không phải riêng về bảo đảm tiền vay trong lĩnh vực tín dụng, hiện chưa có

61

văn bản nào hướng dẫn cụ thể về tài sản bảo đảm tiền vay và xử lý tài sản bảo đảm tiền vay trong lĩnh vực ngân hàng để giúp cho các ngân hàng, các tổ chức tín dụng, các cơ quan Nhà nước có cơ sở pháp lý và chủ động hơn trong việc áp dụng pháp luật có liên quan đến tài sản bảo đảm tiền vay và xử lý tài sản bảo đảm tiền vay.

Hiện nay, việc đăng ký giao dịch bảo đảm đối với tài sản là bất động sản khá hợp lý, hạn chế được phần lớn rủi ro cho ngân hàng trong trường hợp khách hàng có ý định lừa đảo liên quan đến tài sản cầm cố thế chấp. Tuy nhiên, việc đăng ký giao dịch bảo đảm đối với tài sản là động sản, đặc biệt là hàng hóa và các tài sản hình thành trong tương lai hiện còn nhiều bất cập, tạo ra rủi ro rất lớn cho Ngân hàng, tạo điều kiện cho khách hàng thực hiện hành vi lừa Ngân hàng cho vay khi thế chấp cùng tài sản tại nhiều Ngân hàng. Như trường hợp nhận cầm cố hàng hóa, nếu việc đăng ký giao dịch đảm bảo liên quan đến tài sản của một doanh nghiệp tại nhiều TCTD khác nhau được kiểm soát một cách chặt chẽ, thì sẽ không xảy ra tình trạng tài sản bị thế chấp trùng tại nhiều Ngân hàng.

Trong những trường hợp khách hàng không trả được nợ, NHTM có quyền xử lý tài sản đảm bảo để thu nợ. Trên thực tế, các NHTM không làm được điều này vì ngân hàng là một tổ chức kinh tế, không phải là cơ quan quyền lực nhà nước, không có chức năng cưỡng chế buộc khách hàng bàn giao tài sản đảm bảo cho ngân hàng để xử lý hoặc việc chuyển tài sản đảm bảo nợ vay để Tòa án xử lý qua con đường tố tụng… cùng nhiều các quy định khác dẫn đến tình trạng NHTM không thể giải quyết được nợ tồn đọng, tài sản tồn đọng một cách nhanh chóng và thuận lợi.

Môi trường pháp lý của Việt Nam chưa đồng bộ, chưa ổn định, nhiều khi còn chồng chéo, bất cập nên đã ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng của ngân hàng. Hành lang pháp lý cho các ngành nghề kinh doanh trong đó có NH còn chưa thống nhất, xuyên suốt. Trong điều kiện phỏp luật vừa thiếu, vừa khụng đồng bộ, quy định khụng rừ ràng, công tác phổ biến còn nhiều bất cập, do vậy mỗi người hiểu và vận dụng một cách khác nhau dẫn đến nhiều khó khăn trong thực hiện.

Bảo đảm tiền vay trong cho vay của TCTD có liên quan trực tiếp và được điều chỉnh bởi nhiều văn bản pháp luật khác nhau, do nhiều cơ quan ban hành trong các khoảng

62

thời gian khác nhau bởi vậy khó tránh khỏi tình trạng không đồng bộ, chồng chéo hoặc có cách hiểu, nhận thức và hành động khác nhau.

Các yêu cầu về tài sản đảm bảo phải chứng minh được quyền sở hữu nhưng việc đăng ký quyền sở hữu đối với nhiều loại tài sản lại chưa được triển khai. Hiện nay, yêu cầu này mới chỉ có thể áp dụng đối với các phương tiện vận tải, thực tế đăng ký đối với phương tiện chỉ là đăng ký lưu hành chứ không phải là đăng ký quyền sở hữu, còn máy móc thiết bị thì khó chứng minh khi người sở hữu lại là cổ đông sở hữu của DN.

Rủi ro về pháp lý từ hệ thống pháp luật và các cơ quan quản lý, tư pháp cũng gây khó khăn cho việc xử lý tài sản bảo đảm. Tài sản bất động sản mặc dù được thế chấp tại ngân hàng đầy đủ giấy tờ, công chứng tài sản đầy đủ nhưng khi cần ngân hàng không thể tự bán bất động sản. Lý do là nghị định 163 về giao dịch bảo đảm cho phép, nhưng theo Bộ luật dõn sự quy định rừ hợp đồng mua bỏn phải là chủ tài sản hay đại diện luật pháp được ủy quyền. Do đó, tài sản đã được công chứng thế chấp nhưng bên công chứng vẫn không thể thực hiện thủ tục sang tên đổi chủ cho bất động sản đó nếu như chủ tài sản khụng đồng ý, khụng ủy quyền rừ ràng và thậm chớ cũn phản đối việc xử lý tài sản bảo đảm của ngân hàng. Trong những trường hợp này, giải pháp cuối cùng để có quyền hợp pháp bán bất động sản là ngân hàng phải khởi kiện ra tòa. Nhưng thực tế, thì phải trải qua rất nhiều cấp xét xử như sơ thẩm, phúc thẩm, có khi lại giám đốc thẩm để xử lại từ sơ thẩm… ngân hàng mới nhận được một bản án, quyết định có hiệu lực làm căn cứ yêu cầu thi hành án xử lý tài sản bảo đảm. Mà không có gì bảo đảm chắc chắn ngân hàng thắng kiện để có thể xử lý tài sản. Thắng kiện rồi đến khi thi hành án tại cơ quan Thi hành án dân sự để xử lý tài sản bảo đảm cũng phức tạp không kém. Tóm lại để cuối cùng xử lý được một bất động sản thì ngân hàng cũng đã tốn nhiều chi phí.

2.4. Khảo sát thực tế về các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng có tài sản đảm bảo tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) gỉải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng có tài sản đảm bảo tại các ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam (Trang 67 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)