CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CẤP TÍN DỤNG Cể TÀI SẢN ĐẢM BẢO TẠI
2.3. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng có tài sản đảm
2.4.2. Kết quả khảo sát thực tế
Số mẫu phát ra 170 mẫu, thu về 151 mẫu hợp lệ do một số bảng trả lời không hợp lệ và một số bảng khảo sát bị thất lạc trong quá trình gửi mail. Kết quả khảo sát tại Phụ lục 03.
Qua kết quả khảo sát, giúp tác giả đưa ra những nhận định về nguyên nhân phổ biến dẫn đến rủi ro trong việc cấp tín dụng có tài sản đảm bảo trong hệ thống Vietinbank.
Đồng thời kết quả khảo sát giúp những giải pháp và đề xuất của tác giả đưa ra có cơ sở và phù hợp hơn.
Khảo sát nguyên nhân dẫn đến rủi ro
Bảng khảo sát đưa ra một số nguyên nhân dẫn đến rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng.
Mỗi nguyên nhân sẽ lấy ý kiến chủ quan từ cán bộ được khảo sát thông qua đánh giá mức độ đồng ý theo thang điểm từ 1 đến 5.
1: Hoàn toàn không đồng ý 2: Không đồng ý.
3: Không ý kiến.
4: Đồng ý.
5: Hoàn toàn đồng ý.
Khảo sát một số nguyên nhân làm phát sinh rủi ro liên quan đến tài sản đảm bảo trong hoạt động cấp tín dụng có tài sản đảm bảo
Bảng khảo sát đưa ra nguyên nhân gây ra rủi ro liên quan đến tài sản đảm bảo, trong đó sẽ lấy ý kiến chủ quan từ cán bộ được khảo sát thông qua đánh giá mức độ theo thang điểm từ 1 đến 5:
64
1: Hoàn toàn không ảnh hưởng.
2: Ít ảnh hưởng.
3: Không ý kiến.
4: Rất ảnh hưởng.
5: Đặc biệt ảnh hưởng.
Tác giả tiến hành khảo sát một số nguyên nhân có thể làm phát sinh rủi ro cũng như mức độ phổ biến của các nguyên nhân đó được đánh giá theo các mức độ của thang đo. Do hạn chế về thời gian, tác giả chỉ khảo sát ngẫu nhiên lấy ý kiến chủ quan từ các cán bộ chuyên viên quan hệ khách hàng đang công tác tại các chi nhánh ở Thành phố Hồ Chí Minh.
Từ phân tích như trên, kết quả điều tra chỉ mang tính thống kê để thấy được sự đồng tình của các ý kiến nhận được về mức độ ảnh hưởng của các nhóm nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng bao gồm các nhóm nguyên nhân khách quan, nguyên nhân chủ quan từ phía NH, nguyên nhân chủ quan từ phía KH và nhóm các nguyên nhân liên quan đến tài sản đảm bảo.
Bảng khảo sát đưa ra 11 nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng trong đó có 3 nguyên nhân khách quan, 3 nguyên nhân chủ quan xuất phát từ phía khách hàng và 5 nguyên nhân chủ quan xuất phát từ phía ngân hàng, 4 nguyên nhân chủ quan liên quan đến bảo đảm tiền vay. Mỗi câu hỏi sẽ lấy ý kiến chủ quan của đối tượng được khảo sát.
Mức độ đồng tình của người được phỏng vấn đối với mỗi câu hỏi như sau:
Đối với nhóm các nhân tố nguyên nhân khách quan: trong 3 nhân tố khách quan, đa phần đối tượng được khảo sát đều đánh giá là đồng ý và hoàn toàn đồng ý rằng chúng có tác động trong việc gia tăng rủi ro tín dụng. Tác giả cũng đồng tình với nhận định này. Trong đó, yếu tố được mọi người đánh giá ít tác động nhất là sự không ổn định của môi trường kinh tế( 42,4% đánh giá là không đồng ý và hoàn toàn không đồng ý, 14,6% là không có ý kiến, 43% còn lại là đồng ý và hoàn toàn đồng ý). Nhân tố được đánh giá có tác động mạnh nhất là sự bất cập trong hệ thống cung cấp thông tin với 70,2% là đồng ý và 11,3% là hoàn toàn đồng ý.
65
Đối với nhóm các nhân tố nguyên nhân chủ quan từ phía khách hàng: cả 3 nhân tố: tình hình tài chính, kết quả sản xuất kinh doanh của khách hàng không tốt;
khách hàng sử dụng vốn sai mục đích, có chủ ý gian lận; năng lực quản lý yếu kém đều được tất cả đối tượng khảo sát đánh giá là có tác động trong việc gia tăng rủi ro tín dụng. Trong đó, nhân tố: “Khách hàng sử dụng vốn sai mục đích, có chủ ý gian lận làm gia tăng rủi ro tín dụng” được đánh giá là tác động mạnh hơn cả.
Đối với các nhân tố nguyên nhân chủ quan từ phía ngân hàng: bao gồm 5 nhân tố: Trong 5 nhân tố chủ quan từ phía ngân hàng, nhân tố được mọi người đánh giá là tác động mạnh đến rủi ro tín dụng là nhân tố: “Thiếu giám sát và quản lý sau cho vay làm gia tăng rủi ro tín dụng” với 24,5% là hoàn toàn đồng ý và 60,3% là đồng ý.
Tiếp theo là nhân tố “Thiếu đạo đức nghề nghiệp làm gia tăng rủi ro tín dụng” cũng nhận được mức độ đồng tình khá cao từ các đối tượng được khảo sát.
Đối với nhóm các nhân tố liên quan đến TSBĐ: bao gồm 4 nhân tố bao gồm: loại hình TSĐB; tính khả mại của TSĐB; Hồ sơ pháp lý của TSĐB và khả năng biến động giá của TSĐB. Nhân tố được mọi người đánh giá là tác động mạnh đến rủi ro tín dụng là nhân tố loại hình tài sản đảm bảo với 32,5% là hoàn toàn đồng ý và 53,6% là đồng ý. Tiếp theo là nhân tố hồ sơ pháp lý của TSĐB với 76,8 % là đồng ý và hoàn toàn đồng ý.
Kết luận Chương 2
Trong chương 2 tác giả đã tóm lược quá trình phát triển của VietinBank, tình hình cấp tín dụng nói chung cũng như hoạt động cấp tín dụng có tài sản đảm bảo nói riêng và chất lượng tín dụng của Vietinbank giai đoạn 2009 - 2012.
Nêu lên thực trạng rủi ro tín dụng hiện nay ở VietinBank, một số vướng mắc tồn tại và nguyên nhân dẫn đến rủi ro, đồng thời phân tích kết quả khảo sát thực tế để tìm ra những nguyên nhân dẫn đến rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng tại VietinBank để từ đó đề ra các giải pháp phù hợp nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng có tài sản đảm bảo tại Vietinbank.
66
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG