Thực trạng rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng có tài sản đảm bảo của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) gỉải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng có tài sản đảm bảo tại các ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam (Trang 51 - 58)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CẤP TÍN DỤNG Cể TÀI SẢN ĐẢM BẢO TẠI

2.2. Thực trạng cấp tín dụng có tài sản đảm bảo tại Ngân hàng TMCP Công

2.2.2. Thực trạng rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng có tài sản đảm bảo của

Theo số liệu báo cáo tài chính giai đoạn 2009-2012 của Vietinbank cho thấy, mặc dù tốc độ tăng trưởng tín dụng của Vietinbank tương đối cao cả về số tương đối và tuyệt đối nhưng tình hình kiểm soát nợ xấu của Vietinbank là khá tốt, tỷ lệ nợ xấu của Vietinbank gần như là thấp nhất trong hệ thống các NHTM nhà nước và thấp hơn rất nhiều so với quy định của NHNN. Năm 2011 là một năm khó khăn với nền kinh tế toàn cầu nói chung và kinh tế Việt Nam nói riêng. Tính đến cuối năm 2012, nếu tính riêng trên tổng dư nợ, tỷ lệ nợ xấu của VietinBank là 1,46%. Tuy nhiên, nếu tính trên cả tổng dư nợ và tổng đầu tư thì con số tỷ lệ nợ xấu chỉ vào 1,35%, thấp hơn nhiều so với tỷ lệ trung bình toàn ngành khoảng 8%.

Biểu đồ 2.12. So sánh nợ xấu giữa Vietinbank và một số Ngân hàng năm 2012 Đơn vị: %

Nguồn: Báo cáo thường niên của các ngân hàng năm 2012 Năm 2012 là năm nền kinh tế Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn, hàng loạt các doanh nghiệp phải đóng cửa, giải thể, phá sản cũng như mất khả năng thanh toán, dẫn tới nợ

43

xấu của các ngân hàng đều tăng cao. VietinBank cũng là ngân hàng không ngoại lệ, mặc dù có tỷ lệ nợ xấu năm 2012 là 1,46% ở mức thấp so với các NH khác và vẫn đảm bảo thấp hơn tỷ lệ nợ xấu cho phép của NHNN là 3% song tốc độ tăng nợ xấu của VietinBank so với năm 2011 khá cao, tăng gấp đôi (tương ứng tăng 0,71%) trong khi ngân hàng BIDV, Vietcombank có tỷ lệ nợ xấu cao hơn (đều cao hơn 2%) nhưng tốc độ tăng tỷ lệ nợ xấu so với năm 2011 lại thấp hơn VietinBank. Cụ thể: So với năm 2011, tỷ lệ nợ xấu năm 2012 của BIDV tăng 0,2%, VCB tăng 0,24%. Ngân hàng ACB và Sacombank có mức tăng tỷ lệ nợ xấu năm 2011 và năm 2012 tương ứng là 1,32%;

1,61%, mức tăng đều cao hơn VietinBank. Ngoài ra, mặc dù tỷ lệ nợ xấu vẫn nằm trong mức cho phép theo quy định của NHNN nhưng thực chất nợ xấu của các ngân hàng, trong đó có Vietinbank có thể cao hơn con số được công bố, đó là chưa xét đến những khoản nợ xấu đã được cơ cấu lại thời hạn nợ mà không được công bố. Trước tỷ lệ nợ xấu tăng cao so với năm 2011, cho thấy rủi ro tín dụng của VietinBank ngày càng tăng. Vì vậy VietinBank cần có nhiều biện pháp xử lý nợ cũng như nâng cao công tác thẩm định nhằm hạn chế rủi ro trong việc cấp tín dụng cho toàn hệ thống.

Việc phân loại các khoản nợ ở Vietinbank tuân theo quy định của NHNN, theo đó các khoản nợ được xếp vào 5 nhóm: Nợ đủ tiêu chuẩn, nợ cần chú ý, nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ, và nợ có khả năng mất vốn. Việc phân loại nợ theo khách hàng mỗi khách hàng chỉ thuộc duy nhất một nhóm nợ (bao gồm cả các cam kết ngoại bảng) và tất cả các khoản nợ đều phải phân loại vào nhóm của khoản nợ có trạng thái nợ xấu nhất.

44

Biểu đồ 2.13. Tình hình nợ quá hạn tại Vietinbank giai đoạn 2009- Quý II/2013

Đơn vị: Tỷ đồng

Nguồn: Báo cáo tài chính giai đoạn 2009-2012 của Vietinbank Thông qua việc phân loại nợ cho thấy, chất lượng nợ của Vietinbank thể hiện ngày càng suy yếu, nợ cần chú ý ngày càng tăng qua các năm và tốc độ tăng nợ xấu cao hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng tín dụng. Tỷ lệ nợ có khả năng mất vốn có xu hướng tăng qua các năm, đặc biệt trong quý II/2013, tỷ lệ nợ có khả năng mất vốn chiếm 1,24% tổng dư nợ. Điều này cho thấy việc xử lý thu hồi nợ của Vietinbank trong giai đạn này không được thực hiện một cách triệt để hoặc còn nhiều vướng mắc trong quá trình giải quyết. Đây là vấn đề bức thiết đối với nhiều ngân hàng trong giai đoạn hiện nay, trong đó có Ngân hàng Vietinbank. Chi tiết số liệu tại Bảng 4.3 Phụ lục 04.

45

Biểu đồ 2.14. Tốc độ tăng trưởng của tổng dư nợ và nợ xấu từ năm 2010 đến Quý II/2013

(Đơn vị:%)

Nguồn: BCTC giai đoạn 2009-Quý II/2013 của Vietinbank Trong giai đoạn 2009- Quý II/2013, tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng của Vietinbank có xu hướng giảm dần, trong khi đó, tốc độ tăng trưởng nợ xấu có xu hướng ngược lại, đặc biệt trong năm 2012, nợ xấu tăng đột biến, hơn 1,5 lần so với năm 2011. Xu hướng này cho thấy mức độ rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng của Vietinbank đang là vấn đề đáng lo ngại và cần được xem xét, tìm hiểu nguyên nhân cũng như hướng giải quyết kịp thời trong thời gian tới.

Trong giai đoạn 2009 – 2012, vượt qua mọi thử thách khó khăn chung của tình hình kinh tế, Vietinbank đã từng bước khẳng định được vị trí là ngân hàng chủ lực trong nền kinh tế. Tuy dư nợ cho vay có tốc độ tăng trưởng nhanh qua các năm, Vietinbank vẫn kiểm soát tốt tình hình nợ xấu, tỷ lệ nợ xấu gần như thấp nhất trong hệ thống các Ngân hàng Nhà nước và thấp hơn nhiều so với tỷ lệ quy định của NHNN. Tuy nhiên, hoạt động cho vay có vai trò trọng tâm trong hoạt động của Vietinbank, dư nợ vay chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản của Vietinbank, cộng với đặc thù hoạt động ngân hàng có tỷ lệ đòn bẩy cao. cho nên chỉ cần với con số phần trăm rủi ro nhỏ xảy ra

46

trong dư nợ vay đã có thể dẫn đến những tổn thất to lớn đối với vốn chủ sở hữu của Ngân hàng. Mặc dù, trong quá trình quản lý dư nợ, có trích lập dự phòng theo từng nhóm nợ. Tuy nhiên, việc trích dự phòng rủi ro có loại trừ giá trị tài sản đảm bảo theo tỷ lệ quy định của NHNN, trong khi việc xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ, đặc biệt đối với tài sản đảm bảo là bất động sản, thường khó khăn, kéo dài thời gian và tốn nhiều chi phí.

Bảng 2.5. Tình hình nợ quá hạn có tài sản đảm bảo tại Vietinbank giai đoạn 2010- 2012

Đơn vị: Tỷ đồng Phân loại nợ có tài sản

bảo đảm

Năm 2010

Tỷ trọng

(%)

Năm 2011

Tỷ trọng

(%)

Năm 2012

Tỷ trọng

(%) Nợ đủ tiêu chuẩn 217.976 98,30 274.695 97,15 298.375 97,80 Nợ cần chú ý 2.328 1,05 5.938 2,10 1.251 0,41 Nợ dưới tiêu chuẩn 909 0,41 1.060 0,38 1.220 0,40

Nợ nghi ngờ 399 0,18 212 0,08 1.983 0,65

Nợ có khả năng mất vốn 133 0,06 848 0,30 2.197 0,72 Tổng 221.745 100.00 282.753 100 305.087 100.00 Nguồn: Báo cáo nội bộ giai đoạn 2010-2012 của Vietinbank Với tỷ lệ dư nợ có tài sản đảm bảo tại Vietinbank trên 90% tổng dư nợ, dư nợ quá hạn và dư nợ xấu có tài sản đảm bảo cũng chiếm tỷ lệ lớn trong tổng dư nợ quá hạn và dư nợ xấu.

47

Biểu đồ 2.15. Tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu có tài sản đảm bảo trên tổng dư nợ có tài sản đảm bảo giai đoạn 2010-2012

Đơn vị tính: %

Nguồn: Báo cáo nội bộ Vietinbank giai đoạn 2010-2012 Tỷ trọng nợ quá hạn có tài sản đảm bảo trên tổng dư nợ có tài sản đảm bảo khoảng 1,7% trong năm 2010, tăng trong năm 2011 chiếm khoảng 2,85%, giảm nhẹ trong năm 2012 còn lại khoảng 2,18%. Tuy nhiên, việc tỷ lệ này giảm trong năm 2012 không phải là một dấu hiệu đáng mừng bởi lẽ tỷ lệ nợ xấu được bảo đảm bằng tài sản trên tổng dư nợ có tài sản bảo đảm tăng mạnh trong năm 2012, khoảng 1,77%, tăng gấp 2,3 lần so với năm 2011. Điều này cho thấy tỷ lệ nợ quá hạn không giảm mà dư nợ quá hạn đang dần chuyển lên nhóm nợ cao hơn. Đây cũng là khó khăn của các Ngân hàng TMCP hiện tại trong việc xử lý tài sản thu hồi nợ. Theo quy định trong hợp đồng thế chấp được ký kết giữa Vietinbank và khách hàng trước khi cấp tín dụng, khi rủi ro xảy ra, Khách hàng uỷ quyền vô điều kiện và không huỷ ngang cho Ngân hàng bán tài sản để thu hồi toàn bộ nợ gốc, lãi trong hạn, lãi phạt quá hạn, phí và các chi phí khác liên quan phát sinh tại Ngân hàng sau 15 ngày kể từ khi đến hạn trả nợ mà tài sản chưa được xử lý. Tuy nhiên, khi phát sinh nợ xấu mà khách hàng không hợp tác để xử lý tài sản thu hồi nợ, Ngân hàng phải tiến hành rất nhiều công đoạn và thủ tục theo quy định để xử lý tài sản. Điều này khiến cho Ngân hàng mất rất nhiều thời gian và chi phí cho

48

việc xử lý. Vấn đề này không chỉ tạo khó khăn cho ngân hàng mà ngay cả với khách hàng, việc kéo dài thời gian sẽ làm tăng các khoản lãi quá hạn, lãi phạt theo thỏa thuận. Bởi về nguyên tắc, trong quá trình xử lý khoản nợ, khách hàng vẫn phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ trả nợ cả gốc, lãi vay và lãi phạt cho đến khi xử lý xong tài sản.

Thời gian xử lý tài sản bảo đảm càng lâu, càng qua nhiều cấp, chi phí cho xử lý tài sản càng lớn và tất cả chi phí này đều trừ vào giá trị thu hồi được từ tài sản.

Bảng 2.6. Tình hình nợ quá hạn tín chấp tại Vietinbank giai đoạn 2010- 2012

Đơn vị: Tỷ đồng Phân loại nợ tín

chấp

Năm 2010

Tỷ trọng

Năm 2011

Tỷ trọng

Năm 2012

Tỷ trọng Nợ đủ tiêu chuẩn 12.290 98,64% 10.518 98,48% 27.899 98,69%

Nợ cần chú ý 70,67 0,57% 79,19 0,74% 135,14 0,48%

Nợ dưới tiêu chuẩn 15,84 0,13% 10,68 0,10% 34,65 0,12%

Nợ nghi ngờ 10,86 0,09% 7,94 0,07% 75,93 0,27%

Nợ có khả năng

mất vốn 72,33 0,58% 64,74 0,61% 124,35 0,44%

Tổng 12.460 100% 10.681 100% 28.269 100%

Nguồn: Báo cáo nội bộ giai đoạn 2010-2012 của Vietinbank Tỷ lệ nợ quá hạn đối với các khoản vay tín chấp của Vietinbank giai đoạn 2010-2012 có tỷ lệ thấp hơn so với tỷ lệ nợ quá hạn đối với các khoản vay có tài sản đảm bảo.

Điều này có vẻ không hợp lý vì theo lý thuyết rủi ro khi cấp tín dụng không có tài sản thường cao hơn rủi ro khi cấp tín dụng có tài sản đảm bảo. Điều này thể hiện qua mức chênh lệch lãi suất cho vay đối với các sản phẩm có tài sản bảo đảm và các sản phẩm tín chấp. Trong giai đoạn vừa qua, để đạt được mục tiêu tăng trưởng tín dụng, một số ngân hàng đã đặt yếu tố tài sản đảm bảo lên hàng đầu mà coi nhẹ việc thẩm định các điều kiện cấp tín dụng khác khi thẩm định và xét duyệt cho vay. Trong khi đó, việc đánh giá tài sản đảm bảo (bao gồm việc thẩm định điều kiện tài sản đảm bảo, năng lực pháp lý của người thế chấp, cầm cố tài sản, định giá tài sản, tính thanh khoản của tài sản,…), quản lý tài sản đảm bảo và xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ còn rất nhiều

49

rất khó khăn, mất thời gian và chi phí. Ngược lại, đối với các khoản vay không được bảo đảm bằng tài sản, quy trình thẩm định và xét duyệt cho vay được quy định chặt chẽ, đặc biệt là các yếu tố liên quan đến khả năng trả nợ của khách hàng. Cũng chính vì vậy mà tỷ lệ nợ quá hạn đối với các sản phẩm này không cao. Tuy nhiên, riêng nhóm nợ có khả năng mất vốn thì không theo xu hướng này, tỷ lệ nợ nhóm 5 ở các khoản vay tín chấp lại cao hơn tỷ lệ nợ nhóm 5 đối với các khoản vay có tài sản đảm bảo. Với đặc tính là các khoản vay không có tài sản đảm bảo nên một khi khách hàng mất khả năng thanh toán, rủi ro không thu hồi được nợ là rất cao.

2.3. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng có tài sản đảm bảo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) gỉải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng có tài sản đảm bảo tại các ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam (Trang 51 - 58)