Nhóm giải pháp hỗ trợ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) gỉải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng có tài sản đảm bảo tại các ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam (Trang 88 - 96)

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG CẤP TÍN

3.2. Một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng có tài

3.2.2. Nhóm giải pháp hỗ trợ

3.2.2.1. Từ phía ngân hàng nhà nước

Cơ cấu lại hệ thống NH để hoạt động hiệu quả hơn: Yêu cầu các NH đảm bảo lộ trình tăng vốn điều lệ, kiên quyết sát nhập các NH nhỏ nếu không đảm bảo năng lực tài chính theo yêu cầu của NH nhà nước.

Các yêu cầu đưa ra có lộ trình thực hiện cụ thể, kiên quyết dứt khoát cải tiến cơ cấu, các yêu cầu tối thiểu đối với NH hệ thống NH đảm bảo cho hệ thống hoạt động lành mạnh, tránh khủng hoảng từ các NH nhỏ gây ra đổ vỡ dây chuyền cho hệ thống.

Cải cách hệ thống thanh tra, giám sát NH: Bộ máy thanh tra Ngân Hàng Nhà Nước chủ yếu kiểm tra tính tuân thủ pháp luật trong hoạt động NH và đánh giá về sự an toàn của NHTM. Về đánh giá hệ thống kiểm soát rủi ro của các NHTM, thanh tra NH thực hiện việc đánh giá chưa có tiêu chí đánh giá rủi ro cụ thể, chưa đánh giá toàn diện.

NHNN cần xây dựng quy định cụ thể các chuẩn mực, chi tiết để thanh tra, kiểm tra, kiểm soát, với tổ chức tín dụng và đặc biệt đối với các chỉ tiêu, tiêu chí để đo lường đánh giá rủi ro. NHNN cũng nên thường xuyên tập huấn, tiếp cận các phương pháp quản trị rủi ro trên thế giới, cải tiến và áp dụng cho phù hợp với môi trường Việt Nam.

NHNN cần chọn lọc các cán bộ có tư cách đạo đức tốt tham gia vào quá trình thanh tra, mức lương, thưởng phải xứng đáng để tránh cám dỗ. Có thể chấm dứt công việc hiện tại nếu phát hiện các trường hợp sai phạm về đạo đức nghề nghiệp

Cần có sự công bằng giữa các NH trong quá trình kiểm tra đánh giá, tránh hiện tượng tạo lập các mối quan hệ, thanh tra làm giảm, tránh các lỗi trong quá trình thanh tra giám sát.

Về nâng cao chất lượng thông tin: Hiện nay thông tin về khách hàng lưu trữ tại các TCTD còn hạn chế, sự chia sẻ thông tin giữa các ngân hàng hầu như không có do sự

80

cạnh tranh trong hoạt động. Đối với các TCTD kênh khai thác thông tin về khách hàng chủ yếu là từ trung tâm thông tin tín dụng NHNN (CIC), việc tìm thông tin từ các cơ quan như thuế, hải quan, kiểm toán, công an, địa chính nhà đất... còn rất nhiều khó khăn, chưa cú cơ chế phối hợp rừ ràng. Cần xõy dựng hệ thống cơ sở dữ liệu thống nhất trên toàn quốc nhằm thực hiện tốt việc cung cấp thông tin, Bộ Tư pháp, Ngân hàng Nhà nước, Tổng cục thống kê, Tổng cục địa chính, cơ quan đăng ký GDBĐ phối hợp xây dựng kho dữ liệu tập trung, đồng thời, hoàn thiện các quy định pháp luật điều chỉnh trong hoạt động quản lý, cung cấp, khai thác và sử dụng hệ thống thông tin, giúp Ngân hàng có thể tra cứu về tình trạng tài sản đảm bảo đang như thế nào, đang tranh chấp, kiện tụng hay đang trong quá trình xử lý nợ… tất cả thông tin khi được hệ thống hóa sẽ giúp cho ngân hàng có thêm thông tin trong quá trình thẩm định tài sản, do đó sẽ giảm thiểu đến mức tối đa rủi ro khi cấp tín dụng đối với khách hàng.

Ngân hàng nhà nước cần phát huy vai trò là đầu mối giao lưu, trao đổi thông tin giữa các ngân hàng: Hiện nay các khóa đào tạo nghiệp vụ do ngân hàng nhà nước tổ chức còn rất khan hiếm, nên chăng ngân hàng nhà nước thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo và mời các ngân hàng cử cán bộ nhân viên tham gia, thông qua các khóa đào tạo này, các cán bộ ngân hàng có điều kiện gặp gỡ, giao lưu hoc hỏi kinh nghiệm lẫn nhau trong việc cung cấp tín dụng một cách có hiệu quả cũng như chia sẻ các thông tin tín dụng. Ngòai ra các buổi hội thảo định kỳ mà ngân hàng nhà nước là đầu mối với sự tham gia của các ngân hàng thương mại, sẽ giúp cho các ngân hàng mạnh dạn trình bày quan điểm ý kiến về những bất cập của các quy định liên quan cần phải được sửa chữa cũng như là nơi để các lãnh đạo ngân hàng nhà nước giải thích, hướng dẫn việc thực thi các quy định chính sách mới cho các ngân hàng, tránh tình trạng các ngân hàng lung túng dẫn đến việc thực thi sai các quy định của chính phủ cũng như Ngân hàng nhà nước.

Phối hợp với các cơ quan trong việc xử lý nợ xấu, tháo gỡ những khó khăn về thủ tục trong quá trình phát mãi tài sản đảm bảo: NHNN nên có những bước hướng dẫn cụ thể về trình tự, thủ tục, trách nhiệm của tổ chức tín dụng, cơ quan Công an, chính quyền cơ sở, Sở tài nguyên môi trường làm cơ sở pháp lý để đi đến ban hành thông tư liên

81

ngành hướng dẫn thêm nhằm nâng cao hiệu quả công tác phối hợp đẩy nhanh tiến độ, cụ thể hóa từng công việc trong thi hành án.

Nâng cao công tác phân tích và dự báo kinh tế tiền tệ phục vụ cho công tác điều hành chính sách tài chính, tiền tệ nhằm đáp ứng mục tiêu đổi mới NHNN thành ngân hàng trung ương hiện đại theo hướng áp dụng mô hình kinh tế lượng vào dự báo lạm phát và các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô tiền tệ khác. Ổn định các chính sách về tỷ giá, tín dụng, các vấn đề vĩ mô khác để giúp cho hoạt động của NHTM được ổn định.

Hoàn thiện pháp luật về các nghiệp vụ ngân hàng giúp cho các NHTM có điều kiện cung cấp các dịch vụ ngân hàng ngày càng đa dạng

3.2.2.2. Kiến nghị với Chính Phủ:

Hoàn thiện môi trường pháp lý, các văn bản quy phạm pháp luật cần có sự đồng bộ, thống nhất, tránh chồng chéo.

Chính phủ cần có quy định về sự phối hợp giữa cơ quan thuế, cơ quan kiểm toán, công ty tư vấn và ngõn hàng trong việc làm rừ, minh bạch bỏo cỏo tài chớnh của khỏch hàng, tránh tình trạng doanh nghiệp lập nhiều báo cáo để vay vốn ngân hàng.

Về đăng ký giao dịch bảo đảm: Trong giai đoạn hiện nay đã đến lúc cần thiết phải ban hành luật về đăng ký giao dịch bảo đảm, đăng ký giao dịch bảo đảm là một lĩnh vực quan trọng trong các giao dịch kinh tế, dân sự cần được điều chỉnh bằng hình thức văn bản pháp luật cao hơn, tại hầu hết các nước đăng ký giao dịch bảo đảm được điều chỉnh bằng hình thức văn bản luật. Luật đăng ký giao dịch bảo đảm được ban hành sẽ tạo cơ sở pháp lý cho việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên, đồng thời tạo cơ sở pháp lý cho tổ chức và hoạt động của hệ thống cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm, phục vụ tốt hơn các nhu cầu của khách hàng, cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến giao dịch bảo đảm. Tiến hành cải tiến hệ thống đăng ký giao dịch bảo đảm đối với tài sản là động sản nhằm hạn chế rủi ro cho Ngân hàng, việc đăng ký tài sản thế chấp của người đi vay nên được kiểm soát chặt chẽ hơn, thiết lập hệ thống vấn tin để các TCTD có thể tra cứu các thông tin cụ thể về các tài sản đã được thế chấp cầm cố tại các TCTD khác, tránh hiện tượng thế chấp trùng, gây thiệt hại rất lớn cho Ngân hàng nếu rủi ro xảy ra.

82

Pháp điển hóa các quy định về đăng ký giao dịch bảo đảm. Dự thảo Luật đăng ký giao dịch bảo đảm cần được xây dựng trong tương quan với Nghị định 163 và các quy định về công chứng giao dịch bảo đảm. Dự thảo luật hoặc nghị định hướng dẫn cần có các quy định cụ thể, rừ ràng và cỏc chế tài phự hợp để hạn chế tối đa tỡnh trạng diễn giải luật không thống nhất cũng như kéo dài thủ tục đăng ký. Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu chung trong cả nước về giao dịch bảo đảm giúp truy cập, đăng ký nhanh và cung cấp thông tin kịp thời về tài sản bảo đảm. Pháp luật tố tụng cần quy định thủ tục rút gọn trong giải quyết các vụ kiện yêu cầu xử lý tài sản bảo đảm, tránh xử lý quá lâu, nợ xấu tồn đọng, NH chậm thu hồi vốn.

Về đăng ký quyền sở hữu tài sản: Xây dựng hoàn chỉnh quy định pháp luật về đăng ký quyền sở hữu tài sản theo phương châm tài sản có chủ sở hữu hợp pháp. Để giải quyết một cách có hiệu quả quyền sở hữu tài sản cần hệ thống hoá, ban hành thống nhất dưới hỡnh thức văn bản luật về đăng ký sở hữu tài sản, quy định rừ nội dung, trỡnh tự, thủ tục đăng ký quyền sở hữu tài sản của công dân, tổ chức kinh tế, quyền quản lý, sử dụng tài sản nhà nước. Quyền sở hữu, quản lý, sử dụng tài sản phải được đăng ký khi mua sắm mới, khi có sự thay đổi về quy mô tài sản, chuyển nhượng, chuyển đổi mục đích sử dụng tài sản, thay đổi tên gọi DN, chia tách, sáp nhập hoặc thành lập mới.

Bất động sản, tài sản gắn liền với bất động sản chiếm tỷ trọng lớn trong hoạt động cho vay có TSBĐ của các TCTD, nhu cầu vay vốn của dân cư và các tổ chức trên cơ sở thế chấp tài sản là nhà, đất rất lớn nhưng tỷ lệ được cấp tín dụng còn rất hạn chế do tài sản chưa đảm bảo tính hợp pháp. Vấn đề này là một trong những hạn chế ảnh hưởng đến nhu cầu vay vốn kinh doanh của các chủ thể kinh tế. Do đó, cần đẩy nhanh tốc độ cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đất để tạo điều kiện thuận lợi cho các giao dịch dân sự kinh tế, đồng thời tăng khả năng cung cấp hàng hoá cho thị trường bất động sản, giỳp cỏc TCTD xỏc định rừ tớnh hợp phỏp của TSBĐ tiền vay nhằm giúp thực hiện thành công và an toàn cho các giao dịch cho vay dựa trên TSBĐ là giá trị quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà.

Phát triển thị trường bất động sản đồng bộ, công khai, minh bạch: Những năm gần đây, thị trường bất động sản ở nước ta đặc biệt là thị trường nhà đất đã có bước phát

83

triển đáng kể. Bên cạnh mặt tích cực, hoạt động và quản lý thị trường bất động sản còn nhiều hạn chế, thị trường bất động sản phát triển còn tự phát, giao dịch ngầm chiếm tỷ lệ lớn. Cung cầu về bất động sản bị mất cân đối, thông tin về bất động sản không đầy đủ, thiếu minh bạch, thủ tục trong giao dịch bất động sản còn phức tạp, phải qua nhiều khâu trung gian, tốn nhiều thời gian, chi phí giao dịch cao. Luật kinh doanh bất động sản vẫn chưa thực sự đi vào cuộc sống. Để tháo gỡ những khó khăn hiện tại và phát triển thị trường bất động sản, cần tiếp tục hoàn chỉnh hệ thống pháp luật về bất động sản bảo đảm đồng bộ, thống nhất, xây dựng hoàn chỉnh khung pháp lý để dễ dàng chuyển bất động sản thành vốn đầu tư; công khai hoá hoạt động kinh doanh bất động sản, tạo hành lang pháp lý để cho các tổ chức trung gian hỗ trợ thị trường.

Cần có sự dự báo, chỉ đạo kịp thời nhằm định hướng nền kinh tế, đặc biệt là thị trường tài chính, tiền tệ phát triển bền vững trước những biến động của thị trường thế giới.

Các chính sách ổn định kinh tế vĩ mô cần phối hợp nhiều chính sách đồng thời, không riêng vào chính sách tiền tệ mà còn tập trung vào chính sách đầu tư, xuất khẩu, hỗ trợ sản xuất…

Liên quan đến hiệu lực của hợp đồng thế chấp Quyền sử dụng đất là tài sản bảo lãnh của bên thứ ba: Hiệp hội ngân hàng Việt Nam, ngoài văn bản đã báo cáo và kiến nghị Ngân hàng Nhà nước, tiếp tục đại diện cho các tổ chức tín dụng đề nghị Bộ Tư pháp và Bộ Tài nguyên & môi trường có ý kiến đối với Tòa án nhân dân tối cao sớm ban hành văn bản hướng dẫn tòa án các cấp công tác xét xử vụ án tranh chấp hợp đông tín dụng liên quan đến hợp đồng thế chấp tài sản của bên thứ ba cho phù hợp với quy định của Bộ luật Dân sự, pháp luật về đất đai và pháp luật về GDBĐ nhằm tăng niềm tin của công chúng đối với công lý và góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội.

Bộ Tư pháp cần kiến nghị với Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn phần quyết định trong các bản án xét xử tranh chấp hợp đồng tín dụng có bảo đảm bằng tài sản của bên thứ ba theo hướng cụ thể và rừ ràng hơn để tạo điều kiện cho cụng tỏc thi hành ỏn được thực thi kịp thời trên thực tế. Vì vậy trong bản án, Tòa án nên tuyên buộc bên thứ ba phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay cho bên được bảo lãnh hoặc ngân hàng được quyền yêu cầu xử lý TSBĐ của bên thứ ba để thu hồi nợ ngay khi bản án có hiệu lực.

84

Đối với tài sản hình thành trong tương lai: đề nghị Bộ Tư pháp xây dựng cơ chế thực hiện đăng ký GDBĐ đối với tài sản hình thành trong tương lai; nghiên cứu và sớm có các văn bản hướng dẫn cụ thể việc đăng ký GDBĐ với các tài sản là căn hộ chung cư/nhà liền kề/biệt thự mà chủ đầu tư đã bàn giao đưa vào sử dụng nhưng chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà.

Tạo ra cơ chế xử lý TSBĐ nhanh chóng, thuận tiện và đỡ tốn kém: đây là yếu tố có ý nghĩa hiện thực hoá vai trò, ý nghĩa của biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. Xử lý TSBĐ để thu hồi nợ là khâu cuối cùng, rất quan trọng bảo đảm quyền của chủ nợ được thực thi trên thực tế, nên về nguyên tắc, chủ nợ có bảo đảm phải được trao quyền chủ động xử lý TSBĐ. Kèm theo đó là điều kiện bảo đảm tính công khai và tính hợp lý về mặt kinh tế trong quá trình chủ nợ xử lý TSBĐ. Trong trường hợp TSBĐ không được chuyển giao cho bên nhận bảo đảm giữ (ví dụ: thế chấp), thì pháp luật cần có quy định cho phép chủ nợ được linh hoạt trong việc thu hồi TSBĐ để xử lý thu hồi nợ, mà không cần thông qua xét xử hai cấp của Tòa án, như giải quyết theo thủ tục rút gọn hoặc theo Lệnh của Thẩm phán.

Liên quan đến vấn đề giữ bản chính giấy chứng nhận quyền sở hữu phương tiện đang thế chấp tại TCTD, Bộ Tư pháp và Bộ giao thông sớm đưa ra thông tư liên tịch để hướng dẫn cụ thể phù hợp với Nghị định 11/2012/NĐ-CP.

Liên quan đến thứ tự thực hiện thủ tục xóa đăng ký giao dịch bảo đảm trong quá trình xử lý tài sản bảo đảm. Bộ luật Dân sự cho phép bên thế chấp được quyền chuyển nhượng tài sản thế chấp nếu được sự đồng ý của bên nhận thế chấp. Vì vậy, tổ chức hành nghề công chứng vẫn có thể công chứng hợp đồng chuyển nhượng khi tài sản chưa xóa thế chấp nếu có sự đồng ý bằng văn bản của ngân hàng. Tuy nhiên, vướng mắc hiện nay là chưa có hướng dẫn về việc thực hiện đồng thời việc xóa thế chấp cũ và đăng ký thế chấp mới. cần lưu ý là nếu đã xóa đăng ký rồi, nếu không xử lý được tài sản bảo đảm thì không phục hồi lại được nội dung đăng ký đã xóa. Bộ Tư pháp và Bộ Tài nguyên và Môi trường cần sớm có văn bản hướng dẫn cụ thể vấn đề.

Bên cạnh đó, Bộ Xây đựng, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Bộ Tư pháp nên sớm xây dựng và ban hành:

85

 Thông tư liên tịch hướng dẫn cụ thể về việc xử lý tài sản thế chấp, đăng ký biến động tài sản thế chấp đã được xử lý, đặc biệt trong trường hợp bên thế chấp không tự nguyện hợp tác.

 Thông tư liên tịch hướng dẫn cụ thể về việc đăng ký giao dịch bảo đảm, xử lý, đăng ký biến động đối với tài sản hình thành trong tương lai.

3.2.2.3. Nhóm giải pháp từ phía khách hàng

Nguyên nhân từ phía người đi vay là một trong những nguyên nhân chính gây ra rủi ro tín dụng. Vì vậy để hạn chế rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng, sự hỗ trợ và hợp tỏc từ phớa khỏch hàng vay cú ý nghĩa rất lớn. Khỏch hàng cần nhận thức rừ, quan hệ tớn dụng là quan hệ hợp tác, hai bên cùng có lợi. Vì vậy để bảo vệ quyền lợi của mình, khác hàng cần:

 Sử dụng vốn vay đúng mục đích nhằm bảo đảm hiệu quả trong quá trình hoạt động kinh doanh.

 Chủ động hợp tác, thông báo với ngân hàng khi gặp khó khăn về tài chính nhằm tìm cách tháo gỡ, tránh tình trạng che dấu tìm cách vay đảo nợ làm cho tình hình khó khăn hơn.

 Tuân thủ các quy định trong việc hạch toán, lập báo cáo tài chính.

 Chủ động hợp tác với ngân hàng nếu phải bán tài sản thu hồi nợ. Khách hàng cần nhận thức rừ việc xử lý tài sản thụng qua hỡnh thức khởi kiện tốn rất nhiờu thời gian và giá trị bán đấu giá tài sản thường thấp hơn giá trị bán tài sản ban đầu. Trong khi đó, khoản nợ để càng lâu thì lãi, lãi phạt càng nhiều và vì vậy người chịu thiệt không chỉ mình ngân hàng mà còn cả bản thân khách hàng

Kết luận Chương 3

Trong chương 3 tác giả đã đưa ra một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng có tài sản đảm bảo, tránh để xảy ra nợ xấu, cũng như một số giải pháp và kiến nghị trong việc xử lý khi rủi ro xảy ra nhằm giảm thiểu mức độ thiệt hại cho ngân hàng, ảnh hưởng không tốt đến kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) gỉải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng có tài sản đảm bảo tại các ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam (Trang 88 - 96)